Thực hiện chủ trương của Đảng, từ năm 2005 đến nay, một số tập đoàn kinh tế đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ…Theo đó, các tập đoàn này là “là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân”. Theo Luật Doanh nghiệp (mới) có hiêu lực từ ngày 01/7/2006: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định, hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Về cơ cấu quản lý và điều hành, các tập đoàn có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Về cơ cấu tổ chức, các tập đoàn có công ty mẹ và các công ty con.
Tám tập đoàn kinh tế nhà nước do Chính phủ thí điểm thành lập và một loạt các doanh nghiệp tư nhân hình thành theo mô hình tập đoàn kinh tế nở rộ thời gian qua đang cho thấy xu thế liên kết phát triển để lớn mạnh, tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải bàn. Khi chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã "cho ra" hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Một vấn đề rất cơ bản là: xác định tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không. Các doanh nghiệp tự nguyện gia nhập tập đoàn đều có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động độc lập. Vì vậy, không có một mệnh lệnh hành chính nào có hiệu lực trong tập đoàn. Cũng vì vậy, không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nào về việc thành lập tập đoàn. Trong các tập đoàn trên thế giới, không tồn tại chức danh Tổng Giám đốc tập đoàn mà chỉ có Chủ tịch tập đoàn do Hội đồng chủ tịch của các công ty con bầu ra. Ngay ở nước ta hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh, một số tập đoàn đã hình thành và hoạt động có hiệu quả như: Tập đoàn PG tại Hải Phòng; Việt Á; Sunfat, Hòa Phát, Nam Cường, v.v…Các tập đoàn này
không có quyết định thành lập của cấp chính quyền nào và cũng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho toàn tập đoàn.
Như vậy, vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá những kết quả đạt được của các TĐKT được Chính phủ thành lập trong thời gian qua. Tuy nhiên có thể xem đây như một luồng sinh khí mới bước đầu mang lại những dấu hiệu rất khả quan trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và góp phần làm thay đổi bộ mặt của các tổng công ty nhà nước trước đây.
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 71 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ. Bước vào công cuộc đổi mới những năm đầu thập niên 90, ngành than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nước đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm đào lò, giảm bóc đất, niêm cất xe máy, thiết bị, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, ngành than đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.
Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành than là khi Tổng Công ty Than được thành lập. Ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 563/TTg thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam theo hướng thí điểm xây dựng tập đoàn kinh doanh mạnh (hay còn gọi là Tổng Công ty 91) và ngày 27/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ Tổng Công ty Than Việt Nam. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để 'xốc lại đội ngũ'
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 1
- Khái Quát Về Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Than Của Tkv Những Năm Gần Đây
- Đánh Giá Về Mặt Mạnh Và Mặt Yếu Của Tập Đoàn
- Tình Hình Ngành Công Nghiệp Than Của Một Số Nước
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
bứt lên, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành than thuộc Bộ Năng lượng (cũ) và các đơn vị sản xuất, lưu thông than của địa phương và quân đội sau khi được sắp xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/7/1994. Tổng Công ty Than Việt Nam là tổng công ty nhà nước gồm 34 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 3 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và 10 đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành than. Tổng Công ty do Chính phủ quyết định thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản xuất than, xây dựng Tổng Công ty Than ngày càng vững mạnh, Tổng Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005 sản lượng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trước khi thành lập Tổng Công ty. Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 40%, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/tháng so với 667.000/tháng năm 1995. [Nguồn: (10)]. Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cán bộ được cải thiện rõ rệt. Ngành Than đã thực hiện được nhiệm vụ thoả mãn các nhu cầu than của nền kinh tế đồng thời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và một số địa phương khác.
Sau 11 năm phấn đấu, ngày 08/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ- TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam được phép đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Tập đoàn Than Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tạo ra một tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ cao, quản lý hiện đại, kinh doanh đa ngành; trong đó, ngành chính là công nghiệp than, nhiệt điện đốt than, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản. Quyết định nêu rõ, tập đoàn có 11 đơn vị, gồm Công ty Cảng và Kinh doanh than, Công ty Tuyển than Hòn Gai, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty Tài chính than Việt Nam, Công ty Địa chất mỏ, Trung tâm Cấp cứu mỏ, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý, Ban Quản lý dự án Than Việt Nam, Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Trung tâm Y tế lao động ngành Than và Tạp chí Than Việt Nam. Có 18 đơn vị do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2 công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con; 24 công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 4 công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 3 Trường đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Than Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội. Theo đó, vốn điều lệ của tập đoàn là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Than Việt Nam tại thời điểm ngày 1/1/2005, sau khi đã kiểm toán.
Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ- TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ Tập đoàn
Than Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và chuyển Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bôxit và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn.
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1 Chức năng nhiệm vụ
Khi Tổng Công ty Than mới thành lập, nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng Công ty là:
Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than;
Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo đó, Tổng Công ty có nhiệm vụ kinh doanh than theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm: nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ, tìm kiếm, thăm dò, khảo sát, thiết kế, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, khai thác, chế biến, tàng trữ, tiếp thị, vận chuyển, lưu thông, xuất nhập khẩu, làm dịch vụ về than và các khoáng sản khác trong vùng mỏ than được Nhà nước giao; sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dùng trong ngành than; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách nhà nước.
Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành than. Tổng Công ty có nhiệm vụ khắc phục hậu quả môi trường vùng mỏ đã bị suy thoái sau nhiều thập kỷ để lại, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và danh lam thắng cảnh, các di
tích lịch sử văn hóa trên địa bàn hoạt động của công ty, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Từ 01/1/2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bắt đầu hoạt động và xác định chiến lược “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”, với phương châm “Phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường, với địa phương và cộng đồng, với đối tác và bạn hàng và hài hoà trong nội bộ”.
Chức năng, nhiệm vụ trong từng hướng kinh doanh của Tập đoàn:
- Công nghiệp than: Đẩy mạnh đầu tư, khai thác than, bán than và từ than làm ra điện, khí hoá lỏng, nhiên liệu lỏng…để gia tăng giá trị.
- Công nghiệp nhôm: Phát triển nhanh công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung, từ thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin, nhôm thỏi và các sản phẩm từ nhôm.
- Công nghiệp khoáng sản: Cơ cấu lại các đơn vị hoạt động khoáng sản tại các địa phương theo hướng thành lập các công ty cổ phần có sự tham gia của các công ty địa phương để đầu tư, khai thác, chế biến sâu khoáng sản theo quy mô công nghiệp.
- Công nghiệp hoá chất mỏ và vật liệu xây dựng: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, kính xây dựng và các vật liệu khác theo công nghệ hiện đại.
- Cơ khí, chế tạo máy: Tập trung hiện đại hoá cơ khí sửa chữa, đẩy mạnh cơ khí chế tạo: chế tạo máy mỏ, sản xuất lắp ráp xe tải nặng, xe chuyên dùng, đóng tàu thuỷ…
- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh các dự án môi trường bao gồm cả trồng rừng và kinh doanh các doanh nghiệp (sát nhập, mua bán).
- Dịch vụ: Phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ; đào tạo, chữa bệnh nghề nghiệp; tài chính, ngân hàng; vận tải, thương mại và du lịch trong đó chú trọng các dịch vụ thuộc kinh tế biển.
- Đầu tư ra nước ngoài: Đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản và năng lượng tại Lào, Campuchia và tìm cơ hội đầu tư ở nước khác.
2.2 Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 345/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, sơ đồ cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như sau:
(1) Hội đồng quản trị
(2) Ban kiểm soát
(3) Tổng giám đốc
(4) Các Phó Tổng giám đốc
(5) Bộ máy giúp việc
(1) Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có không quá 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, bao gồm:
07 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn (hiện nay là ông Đoàn Văn Long) không kiêm Tổng giám đốc.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm bổ sung không quá 02 thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(2) Ban kiểm soát Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng Ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị. Trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức Trưởng Ban kiểm soát tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(3) Tổng giám đốc Tập đoàn Than Việt Nam nay giữ chức tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (hiện nay là Ông Đoàn Văn Kiển).
(4) Các Phó Tổng giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh và Kế toán trưởng Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Các công ty thành viên được thể hiện trong Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam dưới đây. Đặc biệt, ngày 9/4/2007, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ra mắt Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacominfc). Công ty có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng với thời gian hoạt động 50 năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam ra đời thể hiện việc kinh doanh đa ngành nghề của Tập đoàn đang trên đường phát triển.