Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 2


công tác quản lý đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực.

Năm 2010, tác giả Nguyễn Đức Trí và Phan Chính Thức xuất bản cuốn “Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy nghề” đề cập tổng quan và toàn diện các hoạt động quản lý cơ sở dạy nghề và có giới thiệu tương đối chi tiết đến công tác quản lý quá trình đào tạo trong cơ sở dạy nghề. Những cuốn chuyên khảo trên đã góp phần định hướng phương thức quản lý đào tạo theo cách tiếp cận mới hướng tới chất lượng và tiếp cận thị trường [47].

Năm 1998 và 2005, Tổng cục dạy nghề thực hiện 2 đề tài về “Nghiên cứu đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, kiến nghị biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác dạy nghề” và “Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới” với nội dung chủ yếu khảo sát thực trạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề của nước ta, từ đó kiến nghị biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dạy nghề. Đây là những giải pháp có tính vĩ mô nhằm định hướng công tác quản lý đào tạo nghề trong giai đoạn mới.

Cũng đã có một số luận án tiến sĩ liên quan đến công tác quản lý đào tạo như: luận án của Phan Chính Thức (2003) về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ; luận án của Nguyễn Ngọc Hùng (2006) với đề tài “Quản lý dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật”; luận án của Nguyễn Đức Tĩnh (2007) về “Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta - thực trạng và giải pháp”; luận án của Đào Thị Thanh Thuỷ (2012), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”; luận án của Phạm Minh Phương (2013) về “Quản lý đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; luận án của Nguyễn Thị Hằng (2013) về “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” [23].

Nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về mô hình CIPO và quản lý theo mô hình CIPO: tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Loan và Nguyễn Xuân Thức nghiên cứu đề tài “Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập” qua đó đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình CIPO và xây dựng biện pháp quản lý dạy học theo xây dựng xã hội học tập.


Luận văn thạc sỹ của tác giả Đàm Thị Diệu Thúy nghiên cứu về “Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội theo tiếp cận CIPO”, luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo tiếp cận CIPO và đề xuất 5 biện pháp được đánh giá cấp thiết và khả thi.

Bài viết của tác giả Phạm Thị Như Phong đăng trên tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 5 năm 2017 “Về chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông theo mô hình đảm bảo chất lượng CIPO”, công trình nghiên cứu đã vận dụng mô hình CIPO để đánh giá chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông và khẳng định chất lượng đầu vào ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học.

Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý hoạt động dạy học, tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận mô hình CIPO tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO đề tài luận văn nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực quản lý đào tạo của nhà trường.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo tại các Trường Cao đẳng theo tiếp cận

CIPO.

- Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp

cận CIPO.

- Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


+ Giới hạn không gian

Luận văn tập trung nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, các doanh nghiệp được khảo sát và phỏng vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về khách thể nghiên cứu: gồm 70 cán bộ và giáo viên , 200 sinh viên tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội

+ Giới hạn thời gian

Thời gian nghiên cứu: 03/2019 – 12/2019

+ Giới hạn nội dung

Nội dung nghiên cứu chủ yếu: Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội.

Các số liệu nghiên cứu được giới hạn trong 3 năm học (từ 2015 đến hết năm 2018).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

Thu thập số liệu, thông tin tư liệu, các bài báo khoa học, các nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung luận văn: sử dụng các số liệu thống kê trong các năm của Trường…, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để luận giải các nội dung nghiên cứu.

5.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp phiếu điều tra để thu thập số liệu về thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội;

5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, giáo viên, các đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn và sinh viên nhà trường.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO. Luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO

Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng đối với hoạt đào tạo nói chung. Đề xuất quy trình; biện pháp quản lý theo tiếp cận CIPO để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng theo tiếp cận

CIPO.

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo

tiếp cận CIPO.

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN CIPO

1.1. Đào tạo tại trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO

1.1.1. Hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng

1.1.1.1. Khái niệm đào tạo

“Đào tạo là một quá trình dạy - học có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào thực hiện tay nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [18]. Như vậy, về bản chất đào tạo là quá trình tác động tới đối tượng cụ thể thông qua cách thức, phương pháp nhất định, biến đổi đối tượng được đào tạo trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn đã đề ra. Quá trình đào tạo là quá trình phối hợp hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh do nhà trường tổ chức, chỉ đạo và thực hiện theo nội dung của nhà trường. Nhiệm vụ cơ bản của quá trình đào tạo là cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành ý thức thái độ đến người học.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống, khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và cải tiến nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là dạy học và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục tư duy đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ đạt được đào tạo của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học, tự nghiên cứu và tham gia các hoạt động xã hội, thông qua lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp.

1.1.1.2. Nghiên cứu đào tạo của trường cao đẳng

Khi nghiên cứu về quá trình đào tạo có thể nói đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Công trình nghiên cứu “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội - quan niệm và giải pháp thực hiện” của Nguyễn Minh Đường và Nguyễn Thị Hằng [20] đã đề xuất một số giải


pháp để đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội; Tác giả Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha xuất bản cuốn sách “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” [19]. Trong đó, tác giả đề xuất các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa với điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa. Công trình “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” của Trần Anh Tài [45, Tr. 77 - 81] nêu thực trạng đào tạo cao đẳng hiện nay là chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội, giữa đào tạo với nhà sử dụng lao động. Liên quan đến việc đào tạo thiếu gắn kết với doanh nghiệp, có công trình “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Xuân Nhạ [41, Tr. 1 - 8], trong đó tác giả đã nêu một vấn đề của giáo dục nước ta hiện nay là đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, làm rõ một số nội dung trong liên kết nhà trường

– doanh nghiệp như lợi ích, cơ chế liên kết và điều kiện thành công. Ngoài ra còn có một số công trình khác như “Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” của Phan Minh Hiền [27]; “Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Bành Tiến Long [37].

Mỗi quá trình đào tạo được hợp thành bởi các thành tố: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, hoạt động dạy, hoạt động học, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.

Căn cứ theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nội dung chương trình Đào tạo của trường cao đẳng bao gồm: tên ngành nghề đào tạo, mã ngành, trình độ đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian đào tạo, mục tiêu đào tạo, thời gian khóa học, khối lượng kiến thức toàn khóa, danh mục, thời lượng các môn học, hướng dẫn sử dụng các chương trình đào tạo.

Mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo được quy định tại Điều 33, 34, 35 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của các trình độ cao đẳng và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.


Như vậy, ngoài việc cung cấp kiến thức, giúp người học hình thành kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp thì mục tiêu giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo hình thành cho người học khả năng làm việc độc lập, tính tự chủ, có trách nhiệm với cá nhân cũng như với cộng đồng.

Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo nhu cầu đào tạo.

Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực tự giác năng động, khả năng làm việc độc lập tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong người dạy và người học. Như vậy, phương pháp đào tạo nghề hiện nay có nhiều thay đổi so với các phương pháp đào tạo truyền thống nhằm thích hợp với mục tiêu đào tạo đề ra. Không còn lối truyền thụ kiến thức lý thuyết suông mà chú trọng việc rèn kỹ năng thực hành thực tế trên cơ sở trang bị cho người học kiến thức nền tảng của nghề cũng như kiến thức chuyên sâu. Để đào tạo ra những con người có khả năng tự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với công việc, cũng như với cộng đồng thì phương pháp đào tạo phải tập trung vào việc tổ chức các hoạt động nhóm. Việc đưa các phương tiện dạy học thông minh (Smart-Learning) vào quá trình đào tạo cũng là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người học được học tập mọi nơi, mọi lúc và luôn cập nhật những tri thức mới.

Quá trình dạy học là thời gian mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Dạy học ở bất kỳ trình độ nào cũng đều tuân thủ nội dung trên, đặc biệt đối với giáo dục hệ cao đẳng, để đào tạo sinh viên có năng lực thực hiện nghề nghiệp thì giảng viên chỉ đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên để giúp họ tự khám phá ra tri thức mới. Hơn nữa, người thầy phải suy nghĩ để giúp học sinh sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viên cung cấp để tạo nên cái của riêng người học. Phối hợp với hoạt động đó của người thầy, người học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển, tổ chúc hoạt động nhận thức của mình


nhằm nắm vững kiên thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, tực chủ làm việc, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho con người mới.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào phục vụ việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

1.1.1.3. Hình thức đào tạo tại trường cao đẳng

Trường cao đẳng là cấp học thuộc giáo dục đào tạo nghề, tuyển chọn những người có bằng trung học phổ thông hoặc tương đương, đào tạo trong thời gian ba năm. Người tốt nghiệp cao đẳng có khả năng hoạt động thực hành kỹ năng tay nghề trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết.

Nghiên cứu về đào tạo có thể nói đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Công trình nghiên cứu “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội - quan niệm và giải pháp thực hiện” của Nguyễn Minh Đường và Nguyễn Thị Hằng [20] đã đề xuất một số giải pháp để đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội; Tác giả Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha xuất bản cuốn sách “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” [19]. Trong đó, tác giả đề xuất các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa với điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa. Công trình “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” của Trần Anh Tài [45, Tr. 77 - 81] nêu thực trạng đào tạo cao đẳng hiện nay là chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội, giữa đào tạo với nhà sử dụng lao động. Liên quan đến việc đào tạo thiếu gắn kết với doanh nghiệp, có công trình “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Xuân Nhạ [41, Tr. 1 - 8], trong đó tác giả đã nêu một vấn đề của giáo dục nước ta hiện nay là đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, làm rõ một số nội dung trong liên kết nhà trường – doanh nghiệp như lợi ích, cơ chế liên kết và điều kiện thành công. Ngoài ra còn có một số công trình khác như “Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”của Phan Minh Hiền [27]; “Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Bành Tiến Long [37].

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 12/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí