Kinh Nghiệm Của Vương Quốc Thái Lan


ngoài. Ở nước Singapore, các phương tiện giao thông đi rất đúng luật, tại nạn giao thông có rất ít vì mọi người có ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Những người tham gia giao thông, đặc biệt là khách DL thường hay đi bộ để thăm quan, họ có thể yên tâm khi sang đường vì ở nước này có một sáng kiến rất hay được áp dụng cho khách du lịch đi bộ. Khi người đi bộ muốn qua đường, họ chỉ cần bấm nút trên cột đèn tín hiệu là đoàn xe ô tô sẽ dừng lại và người đi bộ có thể qua đường. Bên cạnh đó, loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho khách DL trong tuyến DL là điều mà nước Singapore đã làm rất tốt. Ở đất nước này hầu như không bao giờ có trường hợp khách bị chèo kéo để sử dụng dịch vụ hoặc ăn xin. Điều này là một yếu tố khiến cho khách DL quốc tế hài lòng và đánh giá cao [13, tr.71].

2.3.2. Kinh nghiệm của vương quốc Thái Lan

Thái Lan là đất nước lâu nay vẫn được nhắc tới như một “thiên đường DL” của Đông Nam Á. Bên cạnh thủ đô Bangkok hiện đại, thành phố Pattaya sôi động hay đảo Phukết xinh đẹp, đất nước Chùa Vàng còn cuốn hút khách du lịch bởi cảnh đẹp ở miền Bắc, với núi rừng yên tĩnh, không khí trong lành, mát mẻ và không gian ẩm thực, văn hóa độc đáo. Du lịch của Thái Lan phát triển vào bậc nhất nhì Đông Nam Á và châu Á, với nguồn thu ngoại tệ lớn, cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác của Thái Lan. Tuy Thái Lan cũng có những bất lợi trong phát triển DL như thường xuyên phải giải quyết những cuộc biểu tình và đối mặt với tình hình chính trị bất ổn thì ngành DL vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Năm 2018 Thái Lan đã tiếp đón 38,27 tiệu khách du lịch, với doanh thu khoảng 3.000 tỷ bath (tương đương 90,5 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm 2017, trong đó chỉ tính riêng trong tháng 12 là 3,85 triệu lượt khách. Đến năm 2019 Thái Lan đặt mục tiêu sẽ đón khoảng 41,1 triệu lượt khách du lịch, tăng 8% so với năm 2018 và mức doanh thu hơn 70 tỷ USD, chiếm 12% GDP. Năm 2019 thủ đô Bangkok của Thái Lan được xếp hạng Thành phố Điểm đến Toàn cầu (Global Destination Cities Index) mới được công bố bởi Mastercard Inc., là điểm du lịch đông khách nhất thế giới năm 2018 - năm thứ tư liên tiếp, vượt qua Paris (Pháp) và London (Anh). Bangkok dẫn đầu bảng xếp hạng khi hơn 22 triệu lượt khách quốc tế ở qua đêm trong năm ngoái, theo sau là Paris và London với hơn 19 lượt khách. Thái Lan những năm gần đây cũng được vinh danh tại giải thưởng “Điểm đến được ưa thích nhất ở khu vực châu


Á-Thái Bình Dương” do Travel Trade News trao tặng; được độc giả báo Trave&Leisure chọn là điểm đến được ưa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cưới tốt nhất; Bangkok và thành phố Chiang Mai cũng nằm trong danh sách 25 thành phố DL tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan nằm trong danh sách 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á do độc giả tờ Condé Nast Traveller bình chọn; Bangkok cũng giữ vị trí thứ nhất trong 10 thành phố có lượng khách DL quốc tế đáng đến nhất thế giới, với 15.980.000 lượt khách [33, tr.2]. Thái Lan đã ngày càng khẳng định được vị trí về du lịch của mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Để đạt những thành công trên ngành DL nước Thái Lan có nhiều cố gắng vượt bậc đó là:

- Thứ nhất, thiết kế chính sách:

+ Chính sách xuất nhập cảnh: Thái Lan đã thực hiện thành công việc cải cách các thủ tục hành chính về du lịch. Từ đó, thủ tục visa cho công dân các nước vào DL Thái Lan trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Có tới công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan du lịch và ở lại với thời gian tối đa 30 ngày với mỗi lần tham quan. Điều đặc biệt là Thái Lan nằm trong những nước đi đầu trên thế giới thực hiện chính sách “Bầu trời mở”. Thái Lan đã có thỏa thuận song phương về miễn visa với một số quốc gia, cụ thể là: Chi Lê, Hàn Quốc, Brazil, Ác-hen-ti-na và Pêru. Với những thỏa thuận này, hộ chiếu ngoại giao hay phổ thông đều được miễn visa đối với mỗi lần vào Thái Lan với thời gian không vượt quá 90 ngày. Bên cạnh đó, công dân nước ngoài đến Thái Lan với mục đích kinh doanh có thể dùng visa loại “B” trong vòng 3 năm.

+ Chính sách thuế: Thuế là một trong những chính sách hấp dẫn nhất thu hút khách du lịch đến Thái Lan mua sắm. Khách du lịch theo visa DL luôn được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) thuế suất 7% khi mua sắm tại các cửa hàng “Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách DL”. Bên cạnh đó, các cửa hàng thủ công cũng được Thái Lan miễn thuế VAT. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành cũng được ưu tiên nhất định.“Đối với những công ty lữ hành thu nhập thấp hơn 600.000 bath thì được miễn thuế VAT; những công ty lữ hành có thu nhập lớn hơn 600.000 bath và ít hơn 1.200.000 bath thì được quyền lựa chọn nộp 1,5% thuế doanh thu hoặc nộp thuế VAT thông thường”[33, tr.3-4].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

- Thứ hai, nâng cao chất luợng nguồn nhân lực: Nhờ chính sách mở cửa thị trường từ sớm, chỉ số cạnh tranh về phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan thuộc cao trong khu vực (cao hơn Lào). Thái Lan là đất nước toàn dân làm Du lịch từ Nhà vua, Chính phủ và dân chúng. Do vậy, Thái Lan có những mô hình DL cộng đồng rất độc đáo, cụ thể là: DL homestay, DL nông nghiệp… Những mô hình này rất phổ biến, người dân cũng trở thành những hướng dẫn viên DL chuyên nghiệp. Vì vậy, Thái Lan được gọi là “Đất nước của những nụ cười” với sự thân thiện và nồng hậu từ người dân, người bán hàng, nhân viên chính phủ hay cảnh sát.

Thái Lan có đội ngũ chuyên gia nhân lực ngành DL được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, rất được quan tâm và phát triển. Hướng dẫn viên DL Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ bài bản, thường sử dụng thành thạo 03 ngoại ngữ. Những dịch vụ như như thuê xe, xin visa, mua vé máy bay, đăng ký khách sạn rất chu đáo và tận tình. Thái Lan cũng thành lập trung tâm hỗ trợ nhân lực cho DL nhằm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị hoạt động trong ngành với mục tiêu tăng cường đồng bộ chất lượng ngành DL nước Thái Lan [33, tr.4].

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 10

- Thứ ba, tạo sự gắn kết giữa du lịch và thương mại: Thái Lan luôn tạo được cho khách DL cảm giác thoải mái, gần gũi và không ngần ngại chi tiêu mua sắm. Có thể thấy, Thái Lan đã tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động DL với các hoạt động thương mại với hiệu quả cao nhất. Đó là ngành DL kết hợp với các cơ sở sản xuất địa phương. Một ví dụ cụ thể như khi tham quan viện nghiên cứu nọc độc rắn ở Bangkok, ngoài xem biểu diễn khách du lịch sẽ được giới thiệu về các dược liệu sản xuất từ rắn một cách hấp dẫn, thuyết phục. Sau đó, họ có các sản phẩm điều chế từ nọc rắn để khách DL mua về làm quà, chữa bệnh,… với mức giá khá cao (trung bình 100 USD/lọ 80 viên). Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm khác như chụp hình,… cũng rất phát triển. Những bức hình được chụp lấy ngay, in trên nhiều chất liệu độc đáo mà khách DL có thể tùy ý chọn mua hay không. Như vậy, với sự thân thiện, dễ mến, các điểm DL kết hợp mua sắm, quảng bá cho một sản phẩm bài bản sẽ khiến cho khách du lịch đẩy mạnh chi tiêu. Ở Thái Lan mọi hoạt động DL đều được “Thương mại hóa” một cách tối ưu, hiệu quả nhất [33, tr.5].


- Thứ tư, chính sách phát triển các sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng:

+ Du lịch văn hóa, tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng: Đây là loại hình rất hấp dẫn khách DL tới Thái Lan để thưởng thức và trải nghiệm với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: các đền chùa (hầu hết là các chùa Phật giáo), các bảo tàng, các di tích lịch sử, cung điện hoàng gia v.v..

+ Du lịch sinh thái: Những năm gần đây, DL sinh thái nổi lên và phát triển mạnh, trở thành loại hình DL mới mẻ, độc đáo. Bên cạnh đó là sự kết hợp giữa DL sinh thái và DL mạo hiểm để tạo nên tính hấp dẫn cao hơn. Tính đến thời điểm này, Thái Lan có 79 vườn quốc gia với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng, với các hoạt động mạo hiểm độc đáo như các vườn quốc gia ở phía Bắc thì hoạt động Trekking là rất phổ biến, trong khi đó, các vườn quốc gia ở phía Nam thì nổi tiếng với lặn và tham quan dưới nước. Đồng thời, khám phá hang động cũng được nhiều khách du lịch ưa thích.

+ Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event - MICE): Đây là loại hình DL mới, kết hợp các chuyến công tác, các cuộc họp, các cuộc hội thảo, hội nghị…, để du lịch. Với ưu thế là một trong những 10 quốc gia châu Á hàng đầu tổ chức các sự kiện, Thái Lan trở thành điểm đến lớn thứ 18 của thế giới với khách MICE, mỗi năm có khoảng 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được tổ chức ở đây, đặc biệt, 2019, MICE của nước Thái Lan đã thu hút được hơn 1,2 triệu lượt khách, với 72% lượt khách là công dân các quốc gia Châu Á.

+ Du lịch khám chữa bệnh: Thái Lan cũng rất phát triển trong lĩnh vực thu hút này. Năm 2019 Thái Lan đã tiếp hơn 3,5 triệu khách DL quốc tế đến chữa bệnh và có thu nhập 59.792 triệu bath, tăng 3,46% so với năm trước. Với khoảng 61 trung tâm và 47 bệnh viện hiện đại từ bình dân đến cao cấp dành cho du khách nước ngoài, dịch vụ khám chữa bệnh ở nước Thái Lan rất đa dạng, phong phú với nhiều khoa chuyên sâu, phức tạp cần đến trình độ cao như chăm sóc răng miệng, phẫu thuật tim, giải phẫu thẩm mỹ, yoga và đông y.

+ Du lịch nông nghiệp: gần đây, Đây là hướng đi mới của Thái Lan.Với lợi thế là quốc gia trù phú, có nền nông nghiệp phát triển, nhiều hoạt động liên quan đến nông nghiệp được đẩy mạnh khai thác như: trồng hoa, trồng lúa, rau quả và


chăn nuôi. “homestay”. Khách du lịch được trải nghiệm cuộc sống với nông dân và trực tiếp tham gia vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thường ngày.

+ Du lịch mua sắm: Đây là hình thức phổ biến và được quan tâm phát triển nhất ở Thái Lan nhằm khuyến khích khách du lịch chi tiêu. Đến Thái Lan, ta sẽ bắt gặp rất nhiều trung tâm mua sắm từ hàng trung bình đến cao cấp,với nhiều mức giá để khách DL dễ dàng chọn lựa. Bangkok được mệnh danh là thiên đường mua sắm, đâu đâu cũng thấy các khu mua sắm tấp nập từ các trung tâm thương mại lớn đến các cửa hàng bách hóa hoặc các chợ truyền thống ở khắp mọi nơi. Tùy theo nhu cầu và túi tiền mà các hướng dẫn viên DL sẽ giới thiệu với khách đến những nơi phù hợp [33, tr.6-7].

- Thứ năm, phát triển makerting du lịch: Makerting là lĩnh vực mà Thái Lan làm rất tốt. Maketing được thực hiện bằng những chiến dịch quảng bá DL với nhiều hình thức và công cụ khác nhau, sáng tạo và khác biệt qua từng năm với những slogan ấn tượng. Đặc biệt, “Amazing Thailand” là slogan rất điển hình của Thái Lan, được ưa chuộng từ 1998 đến nay. Hiện nay, có 27 văn phòng đại diện TAT của Thái Lan ở nước ngoài, khắp các châu lục từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương để thúc đẩy công tác xúc tiến DL nước Thái Lan với các nước sở tại. Công tác tuyên truyền DL của Thái Lan cũng được đẩy mạnh thông qua các cuộc phỏng vấn khách DL được thực hiện và đăng tải rộng rãi trên cá phương tiện thông tin đại chúng hay quảng bá truyền miệng của các khách DL. Đến nay, phỏng vấn đại diện của TAT ở nước ngoài hầu hết đều có trang Web riêng. Ngoài ra, Thái Lan còn mời rất nhiều người nổi tiếng đến tham quan để quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông khi sự kiện này xảy ra. [33, tr.7].

2.3.3. Kinh nghiệm của Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển DL, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, DL Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách DL quốc tế đến cũng như khách DL nội địa ngày càng tăng. DL nước Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế


giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch quốc tế.

Ngành DL Việt Nam trong 5 năm gân đây (2015-2019) đã không ngừng phát triển, tỷ lệ đóng góp trực tiếp của DL vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%, năm 2016 đạt 6,9%, năm 2017 đạt 7,9%, năm 2018 đạt 8,3% và năm 2019 đạt 9,2%. DL đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị Việt Nam. Riêng năm 2019 du lịch Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế tăng 16%, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa tăng trên 6%, tổng thu từ khách du lịch là

755.000 tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD) tăng trên 16% so với năm 2018, trong đó tổng thu từ khách DL quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách DL nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD). Bên cạnh đó, trong năm qua Việt Nam còn nhận được nhiều giải thưởng DL toàn cầu như: "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới", "Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019", "Điểm đến hàng đầu châu Á" (được 2 năm liên tiếp), "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á"… [19]. Như vậy, với những mục tiêu của ngành DL phải có những giải pháp kịp thời như:

Một là, thu hút mạnh đầu tư, đẩy nhanh phát triển cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch có yếu tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy phát triển DL. Những năm gần đây, hàng trăm tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước (với hơn 6.100 tỷ đồng đầu tư ngân sách Nhà nước từ năm 2006 đến nay) đã được đầu tư cho hạ tầng DL quốc gia, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật DL hiện đại tại nhiều địa phương và hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển DL Việt Nam [35]. Năm 2019, Việt Nam toàn ngành đang có 118 cơ sở lưu trú trong phân khúc từ 4 - 5 sao được công nhận. Số cơ sở lưu trữ cả nước hiện nay là 30.000 (tăng 2.000 cơ sở so với năm 2018) với 650.000 phòng/buồng và có 2.648 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, với 26.864 hướng dẫn viên, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, hội nghị, thể thao, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo, nâng cấp tại hầu hết các địa bàn phát triển DL trọng điểm. Đặc biệt, hàng trăm khách sạn, khu DL cao cấp được xây mới, hình thành hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp như:


JW Marriott, Intercontinental, hệ thống khách sạn Mường Thanh, VinGroup, FLC, SunGroup v.v.. làm diện mạo ngành DL có những thay đổi căn bản [35]. Hệ thống vận tải DL, nhất là hàng không và đường bộ, đang được xã hội hóa mạnh và ngày càng kết nối rộng rãi với các khu, điểm đến trong nước và ngoài nước, cả tầm ngắn, tầm trung và tầm dài. Nước Việt Nam hiện nay có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa kết nối. Nước Việt Nam đã tham gia hàng loạt văn kiện pháp lý và dự án hợp tác quốc tế về DL. Khách du lịch 22 quốc gia đã được miễn visa đến Việt Nam [35].

Hai là, hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch: Quá trình phát triển, các sản phẩm DL Việt Nam đã được thị trường nhìn nhận và đánh giá cao như: DL di sản di tích, DL tham quan cảnh quan, nghỉ dưỡng biển, núi, DL tâm linh, DL thể thao mạo hiểm, lễ hội, ẩm thực, nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch MICE v.v.. Những sản phẩm tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, Hội An, cố đô Huế, Mỹ Sơn v.v.. Du lịch thể thao mạo hiểm như khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đồng v.v.. Nghỉ dưỡng biển Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né v.v.. được khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế yêu thích… [35].

Ba là, phát triển nguồn nhân lực du lịch: nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển DL trong tương lai. Theo thống kê sơ bộ cuat ngành du lịch Việt Nam, năm 2019 Việt Nam có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực DL chiếm 2,5% tổng số lao động trong cả nước, trong đó có khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ. Hiện nay Việt Nam có 346 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về du lịch các cấp từ sơ cấp đến bậc đại học. Điều này khẳng định còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ngành DL. Theo thống kê của Tổng cục DL Việt Nam mỗi năm, có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề DL, còn lại là học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng. Những con số này cho thấy, nguồn nhân lực không những thiếu về số lượng và thiếu trầm trọng đội ngũ được đào tạo bài bản [35, tr.3].

Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch: Hàng năm, ngành DL Việt Nam tham gia nhiều sự kiện DL lớn được tổ chức trong nước và ngoài nước.


Hợp tác phát triển KTDL ngày càng được mở rộng và hoạt động đi vào chiều sâu. Đây cũng là“một biện pháp quan trọng để giới thiếu, tạo lập hình ảnh và vị thế DL trong nước và ngoài nước nhằm thu hút du khách”[11, tr.5].

2.3.4. Kinh nghiệm của các tỉnh phía Bắc Lào

Các tỉnh phía Bắc Lào là vùng lãnh thổ tập trung nhiều tiềm năng có giá trị về DL với sự đa dạng về thiên nhiên, có biên giới giáp với bốn nước như: phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Bắc giáp với Trung Quốc và Miênma, phía Nam giáp với các tỉnh Bắc Trung Bộ của Lào. Với thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải, cùng với những di tích lịch sử, nhân văn và tài nguyên thiên nhiên, rừng núi, sông ngòi, danh lam thắng cảnh phong phú nổi tiếng quốc gia, tạo điều kiện cho các tỉnh phía Bắc Lào phát huy được và có tiềm năng lớn cho phát triển KTDL. Năm 2019 các tỉnh phía Bắc có 482 điểm DL tự nhiên, 402 điểm DL văn hóa, 139 điểm DL lịch sử. Toàn vùng phía Bắc đang có 971 cơ sở lưu trú với hơn 19.397 buồng và 101 công ty DL, 31 đơn vị, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa hầu hết được cải tạo, nâng cấp, phát triển tại các địa bàn và thu hút được 2.012.200 lượt người khách quốc tế với doanh thu đạt 268.736.289 USD của năm 2019 [47, tr.19-28]. Để đạt được những thành quả trên trong thời gian qua các tỉnh phía Bắc Lào đã chú trọng thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, là công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển DL của các tỉnh phía Bắc Lào có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DL được các tỉnh phía Bắc Lào quan tâm. Bên cạnh đó, với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, công tác xúc tiến DL đã giúp triển khai tốt hơn các chính sách thu hút đầu tư của các địa phương nâng cao đời sống nhân dân, hiện thực hóa các mục tiêu KT-XH.

Thứ hai, đào tạo và bồi dưỡng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho nghiệp vụ DL của các tỉnh phía Bắc Lào được đẩy mạnh, do đó, đã làm tiền đề để các cơ sở mở rộng chuyên ngành đào tạo, cập nhật kiến thức trên mọi lĩnh vực như kỹ năng giao

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí