Bảng 2.3: Khách thể và các tiêu chí (nhóm khách thể là cán bộ, giáo viên)
Tiêu chí | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
1 | Giới tính | Nam | 15 | 21,4 |
Nữ | 54 | 77,1 | ||
Tổng số | 69 | 98,6 | ||
Không trả lời | 1 | 1,4 | ||
2 | Tuổi | Dưới 30 tuổi | 6 | 8,6 |
Từ 30 đến 45 tuổi | 61 | 87,1 | ||
Từ 46 đến 60 | 2 | 2,9 | ||
Tổng số | 69 | 98,6 | ||
Không trả lời | 1 | 1,4 | ||
3 | Trình độ học vấn | 2 | 2,9 | |
Đại học, sau đại học | 67 | 95,7 | ||
Tổng số | 69 | 98,6 | ||
Không trả lời | 1 | 1,4 | ||
4 | Số năm công tác tại trường | Từ 1 – 2 năm | 24 | 34,3 |
Từ 3 năm trở lên | 45 | 64,3 | ||
Tổng số | 69 | 98,6 | ||
Khuyết | 1 | 1,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Theo Tiếp Cận Cipo
- Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 4
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Theo Tiếp Cận Cipo
- Mức Độ Đạt Được Mục Tiêu Chương Trình Đào Tạo
- Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Quản Lý Quá Trình Của Nhà Trường
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Quốc Tế Hà Nội Theo Tiếp Cận Cipo
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
b. Mục đích khảo sát
Nhằm thu nhận thông tin làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO. Quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO là nhiệm vụ nghiên cứu chính yếu nhằm xác định các luận cứ thực tiễn, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo phù hợp và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cơ bản của quản lý đào tạo trong các trường cao đẳng ở Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển đào tạo nghề và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Hoạt động khảo sát, phân tích thực trạng quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO nhằm các mục tiêu cụ thể như sau: 1) Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng hiện nay có tiếp cận quản lý theo mô hình CIPO hay không; (2) Đánh giá thực trạng mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, mức độ thực hiện nội dung chương trình đào tạo của trường cao đẳng, đánh giá thực trạng mức độ thực hiện quản lý đầu vào của trường cao đẳng, đánh
giá mức độ thực hiện quản lý quá trình của trường cao đẳng, đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu ra của trường cao đẳng. (3) Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của bối cảnh đến quản lý đào tạo tại trường cao đẳng Việt Nam hiện nay.
c. Các giai đoạn nghiên cứu
Thời gian khảo sát: Thời gian khảo sát từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019.
d. Mức độ và tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá về thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO tại trường trong phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng dựa trên trên thang đo Liker 3 mức độ, ở mỗi mức độ được gán cho 1 điểm như sau:
Thang đánh giá: Mức 1: Yếu kém = 1 điểm; Mức 2 Trung bình = 2 điểm; Mức 3 Tốt = 3 điểm
Các tiêu chí đánh giá bao gồm: giới tính, độ tuổi, số năm học ở trường.
Kết quả xử lý các nội dung trong bảng hỏi được tính theo tỷ lệ %, điểm trung bình các mức độ.
e. Nội dung khảo sát
Đề tập trung khảo sát các nội dung sau:
- Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo, bao gồm: Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, việc cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo; Hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp; Hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Mức độ thực hiện nội dung chương trình của trường bao gồm: Chương trình đào tạo thể hiện được mục tiêu đào tạo; Chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thông; Nội dung chương trình được chỉnh sửa, bổ sung định kỳ cũng như các nội dung chương trình có tỉ lệ lý thuyết và thực hành hợp lý hay không?
- Mức độ thực hiện hình thức đào tạo và phương pháp đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội. Những nội dung liên quan đến hình thức bao gồm: Hình thức tổ chức đào tạo trên lớp, làm bài tập lớn, làm khóa luận tốt nghiệp, thực tập, thực hành thực tế.
Những nội dung liên quan đến phương pháp đào tạo: Việc kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; làm việc theo nhóm; giáo dục điện tử.
- Những nội dung liên quan đến việc đánh giá mức độ thực hiện quản lý đầu vào của trường như: Công tác tuyển sinh, chính sách và qui định về tuyển sinh rõ ràng, minh bạch và công bằng, các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp với từng chương trình đào tạo theo ngành nghề đào tạo, quy trình tuyển sinh phù hợp với sự tham dự của các bên liên quan, văn bản qui định về tuyển sinh được công bố công khai và dễ tiếp cận với các bên liên quan.
Phát triển nội dung chương trình đào tạo: chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh hàng năm phù hợp với chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, mô đun, môn học được công bố công khai, nội dung chương trình đào tạo đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết, thực hành và thực tập, nội dung chương trình đào tạo được cụ thể hóa thành chương trình các mô đun, môn học và bài thi và vấn đề thi cử.
Nội dung khảo sát còn tập trung vào việc quản lý người dạy, đó là: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tuyển chọn giảng viên, quản lý sử dụng đội ngũ giảng viên, đào tạo bồi dưỡng giảng viên và công tác đánh giá giảng viên.
Còn đối với việc quản lý người học, tập trung vào việc quản lý hồ sơ đầu vào, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên, quản lý xử lý kỷ luật; khen thưởng sinh viên theo quy định, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định, quản lý, tổ chức cấp phát văn bằng chứng chỉ cho người học.
Cùng với đó là việc quản lý cơ sở vật chất bao gồm: lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, bố chí lực lượng quản lý cơ sở vật chất, chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình của trường cao đẳng
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm: Công tác quản lý phân công giảng dạy của khoa đối với giáo viên, quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, tiến độ giảng
dạy của giảng viên, quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, quản lý tính các định mức chế độ giảng dạy cho giáo viên.
- Quản lý hoạt động học của sinh viên, đó là quản lý việc lập kế hoạch học tập của sinh viên theo từng kỳ, chỉ đạo hoạt động học trên lớp và tự học của sinh viên, tổ chức thực hiện hoạt động học của sinh viên, tổ chức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Trong đó có nội dung kiểm tra, đánh giá, lên kế hoạch thi, kiểm tra đánh giá với các khóa học, xây dựng các hình thức kiểm tra đánh giá, tổ chức triển khai đánh giá sinh viên trong toàn khóa học và giám sát coi thi, kiểm tra đánh giá.
- Về mức độ thực hiện quản lý đầu ra của trường cao đẳng.
Mục đích cuối cùng của công tác quản lý là vấn đề đầu ra của nhà trường. Sau khi sinh viên hoàn thành các chương trình, nội dung học tập, tổ chức thi tốt nghiệp thì hoạt động cuối cùng đó là cấp phát văn bằng, chứng chỉ, cùng với đó là công tác lưu trữ các quyết định liên quan đến điều kiện tốt nghiệp và danh sách công nhận tốt nghiệp, lập sổ lưu phát và nhận văn bằng chứng chỉ, cập nhật thông tin về bằng cấp của sinh viên lên trang thông tin điện tử của nhà trường và tổ chức phát bằng đúng quy chế đào tạo
- Thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động.
Mục đích của người học cũng như của nhà trường là sau khi tốt nghiệp, sinh viên có tìm được làm việc hay không, những công việc đó có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường. Việc sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành của mình cũng là cách thức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó nhà trường cần làm một số việc đó là cung cấp cho cơ sở sử dụng lao động thông tin sinh viên sắp tốt nghiệp, tổ chức hội nghị việc làm giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động, cơ sở sử dụng lao động phản hồi cho nhà trường về chất lượng của sinh viên ra trường, quản lý thông tin về khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm. Trên cơ sở những nội dung trên, nhà trường tiến hành điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
j. Về đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh đến quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội. Luận văn tập trung làm rõ các nội dung như bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ảnh hưởng của người
quản lý nhà trường mà cụ thể là năng lực và trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trường, vấn đề hội nhập giao lưu quốc tế, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật khác.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phiếu trưng cầu ý kiến 1: Thu thập ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội về thực trạng quản lý đào tạo tại tại trường: Mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, quản lý kiêm tra, thi cử, mức độ quản lý đầu vào, đầu ra, kế hoạch giảng dạy đối với cán bộ, giáo viên (Phụ lục 1).
- Phiếu trưng cầu ý kiến 2: Thu thập ý kiến của sinh viên Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội về thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO tại trường: quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra, ảnh hưởng của bối cảnh (Phụ lục 2).
b. Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn trực tiếp CBQL của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội và đại diện nhà tuyển dụng về công tác quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO.
c. Phương pháp toán thống kê: Các số liệu thu được từ bảng hỏi dành cho hai nhóm cán bộ giảng viên và sinh viên được làm sạch, xử lý số liệu, các số liệu được lựa chọn số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, từ đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát về công tác quản lí đào tạo.
2.2. Thực trạng đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội
a. Thực trạng về mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại trường
Bảng 2.4: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo đánh giá của sinh viên)
NỘI DUNG | Mức độ đạt được (%) | ĐTB | ĐLC | |||
Yếu kém | Trung bình | Tốt | ||||
1 | Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức nghề nghiệp | 0 | 7,0 | 93,0 | 2,93 | 0,256 |
2 | Cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo | 0 | 13,5 | 86,5 | 2,87 | 0,34 |
3 | Hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp | 1,0 | 10,0 | 89,0 | 2,88 | 0,35 |
4 | Hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm | 10,5 | 89,5 | 10,5 | 2,90 | 0,30 |
Chung | 2,89 | 0,26 |
Tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên về kết quả đạt được mục tiêu, kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên cho thấy: Đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức được sinh viên đánh giá là hoàn thành mục tiêu đề ra, trong môi trường học tập cũng như làm việc và trong bất cứ môi trường nào thì phẩm chất đạo đức luôn là yếu tố được đặc biệt quan tâm. Trong môi trường giáo dục thì đạo đức càng được chú trọng hơn. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy sinh viên đánh giá cao về mức độ đạt được trong việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, mức sinh viên đánh giá hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 93%, hoàn thành ở mức trung bình chiếm 7%, đặc biệt không có ai đánh giá ở mức yếu kém. Điểm trung bình về mức hoàn thành cũng có điểm cao nhất trong các mục tiêu 2,93 trên thang điểm từ 1 đến 3 điểm.
Mục tiêu thứ hai là cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo. Đây là mục tiêu nhằm cung cấp thông tin cho sinh viên, cùng với quá trình học tập, sinh viên phải đáp ứng được mục tiêu về kiến thức cơ bản,
kiến thức thực tế đáp ứng yêu cầu việc làm và nhu cầu nhà tuyển dụng. Chính vì thế có 86,5% sinh viên cho rằng đã đáp ứng mục tiêu này ở mức tốt chỉ có 13,5% đánh giá ở mức trung bình, Điểm trung bình cho mục tiêu này là 2,87.
Thứ ba, là mục tiêu hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp là cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Chính vì thế, ngoài kiến thức chuyên môn thì nhận diện vấn đề, thực hành các kỹ năng nghề nghiệp cùng với kỹ năng giao tiếp là cần thiết để sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc được, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đây cũng là mục tiêu được đông đảo sinh viên lựa chọn, cụ thể là 89,0% sinh viên đánh giá đạt được mục tiêu ở mức tốt, chỉ có 10,0% sinh viên đánh giá ở mức trung bình, điểm trung bình là 2,88.
Bảng 2.5: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo giới tính của sinh viên)
NỘI DUNG | Giới tính | Mức độ (%) | |||
Yếu | TB | Tốt | |||
1 | Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức | Nam | 0 | 8,3 | 91,7 |
Nữ | 0 | 7,0 | 93,0 | ||
2 | Cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo | Nam | 0 | 12,5 | 87,5 |
Nữ | 0 | 11,6 | 88,4 | ||
3 | Hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp | Nam | 0 | 12,5 | 87,5 |
Nữ | 1,5 | 7,0 | 91,5 | ||
4 | Hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm | Nam | 0 | 12,5 | 87,5 |
Nữ | 0 | 9,3 | 90,7 | ||
Chung | Nam | 0 | 8,3 | 91,7 | |
Nữ | 0 | 6,2 | 93,8 |
Mục tiêu đào tạo thứ tư là hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là mục tiêu được sinh viên đánh giá chưa tốt, chỉ có 10,5% sinh viên đánh giá ở mức tốt, mức trung bình chiếm 89,5% và mức yếu kém 10,5%. Kết quả này cho thấy đây là mục tiêu chưa đạt được, bởi đối với sinh viên là tầng lớp có nhận thức, và có thể chịu trách nhiệm về các quyết định của mình từ học tập
đến các công việc cá nhân. Tuy nhiên mục tiêu đào tạo mà sinh viên đánh giá mới phần lớn tập trung ở mức trung bình.
Về mức độ đạt được mục tiêu đào tạo tại trường theo tiêu chí giới tính của sinh viên, kết quả nghiên cứu cho thấy cả nam và nữ đều đánh giá rất cao mục tiêu đào tạo của nhà trường. Cụ thể mức đánh giá tốt của nam sinh viên là 91,7% còn đối với nữ sinh viên là 93,8. Tỷ lệ sinh viên đánh giá ở mức trung bình đối với hai nhóm nam và nữ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Bảng 2.6: Mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (theo đánh giá của giáo viên)
Nội dung | Mức độ đạt được (%) | ĐTB | ĐLC | |||
Yếu kém | Trung bình | Tốt | ||||
1 | Hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức | 0 | 0 | 100 | 3,00 | 0,000 |
2 | Cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo | 0 | 0 | 100 | 3,00 | 0,000 |
3 | Hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp | 0 | 4,3 | 95,7 | 2,96 | 0,204 |
4 | Hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm | 0 | 1,4 | 98,6 | 2,99 | 0,120 |
Chung | 2,98 | 0,058 |
Tuy nhiên, khi tìm hiểu đánh giá của giáo viên về mức độ đạt được mục tiêu thì kết quả thu được cao hơn so với đánh giá của sinh viên. Cụ thể, với mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức được giáo viên đánh giá mức tốt là 100%, điểm trung bình là 3,00. Mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết về ngành nghề đào tạo cũng được giáo viên đánh giá ở mức tốt là 100%. Chỉ có 2 mục tiêu: Hình thành kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp và Hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm giáo viên đánh giá thấp hơn, nhưng