Quản Lý Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Theo Tiếp Cận Cipo


1.1.2. Đào tào theo cách tiếp cận CIPO

1.1.2.1 Khái niệm

Đào tạo theo tiếp cận CIPO là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Để quản lý được đào tạo theo tiếp cận CIPO tại trường cao đẳng cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thực hiện tốt các chức năng của quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá) sẽ đảm bảo quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng đạt được mục đích đã đặt ra.

1.1.2.2. Đào tạo theo mô hình CIPO

Mô hình CIPO được đề xuất bởi Jaap Scheerens từ năm 1990, đến năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO, xem hoạt động đào tạo gồm 3 thành phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể: Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Đầu ra (Output); các thành tố này được đặt trong bối cảnh (Context) cụ thể của môi trường Kinh tế xã hội địa phương nhằm quản lý hoạt động đào tạo. Mô hình này được thể hiện ở sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1: Mô hình CIPO


Trên cơ sở nghiên cứu mô hình CIPO của UNESCO, tác giả luận văn vận dụng mô hình CIPO sau để phù hợp với đặc thù quản lý tại:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

a. Đầu vào của đào tạo: Đề cập đến nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng vật chất, như: phòng học lý thuyết, thực hành, phòng chức năng, trang thiết bị trong phòng học, tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học … Ngoài các nguồn lực và tài liệu này, đầu vào đề cập đến mức độ kiến thức của học sinh khi bắt đầu, đặc điểm của học sinh và giáo viên (như giới tính và sắc tộc…) và trình độ chuyên môn của giáo viên…

b. Quá trình đào tạo: Bao gồm các sáng kiến để có được (mong muốn) đầu ra, như phong cách quản lý hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá, các hoạt động phong trào diễn ra song song…

Quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO - 3

c. Đầu ra của đào tạo: Kết quả dạy và học, thành tích của học sinh và giáo viên, các năng lực xã hội, tỷ lệ tốt nghiệp, việc làm của sinh viên …

d. Bối cảnh của đào tạo: Mối quan tâm phát triển ảnh hưởng đến giáo dục, như phát triển công nghệ, nhân khẩu học và kinh tế. Các chính sách quốc gia về giáo dục cũng cung cấp một bối cảnh có ảnh hưởng, bằng cách xác định các mục tiêu và tiêu chuẩn. Điều này có ảnh hưởng tiềm năng quan trọng đến chất lượng giáo dục.

1.2. Quản lý đào tạo tại trường cao đẳng theo tiếp cận CIPO

1.2.1. Quản lý

1.2.1.1. Khái niệm quản lý

Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu, mục tiêu nhất định. Dạng lao động đó được gọi là quản lý. Có thể nói quản lý xuất hiện như một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động. Ngày nay, quản lý trở thành một nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội. Trong hoạt động quản lý, vai trò của người quản lý là rất cần thiết và quan trọng.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau: Theo Từ điển Giáo dục học, “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có


chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [24. Tr. 326]. Dựa vào vai trò các nguồn lực trong quản lí, tác giả Trần Kiểm khẳng định: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [34. Tr. 8]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [42. Tr. 29]. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn thì “Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua các công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu quản lý” [49].

Như vậy, có thể khẳng định quản lý là một yêu cầu tất yếu đối với hoạt động của một tổ chức. Quản lý chính là các hoạt động có mục địch do một hoặc nhiều người thực hện tác động đến chủ thể khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể dùng định nghĩa sau đây làm công cụ cho nghiên cứu của đề tài này: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định.

1.2.1.2. Chức năng của quản lý

a. Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là hoạt động lên kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể tách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của trường, được xây dựng cụ thể theo từng năm học, mang tính pháp quy. Người quản lý cần dựa trên những định hướng lớn về phát triển của Đảng, Nhà nước, các văn bản và hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý và điều kiện thực tế để tổ chức bộ máy, về các nguồn lực và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch. Qua đó đảm bảo tính khả thi thực hiện đươc trên thực tế của nhà trường.

b. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động


Tổ chức và chỉ đạo hoạt động là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, và hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo hoạt động, là quá trình tác động của người quản lý tới mọi thành viên, nhằm biến những yêu cầu chung thành nhu cầu, thành động lực phấn đấu của từng cá nhân trong tổ chức. Trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để làm việc. Người quản lý thực hiện chức năng chỉ đạo là ra các quyết định và cách thức thực hiện biện pháp các quyết định đó, thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai kế hoạch, thường xuyên theo dõi, giám sát, động viên, khuyến khích, liên kết mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự sắp xếp đã được xác định trong khâu tổ chức.

c. Kiểm tra

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, để đánh giá thực trạng về hoạt động, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chức năng kiểm tra là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lí của người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, người quản lý cần phải xây dựng được tiêu chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với mục tiêu đã định và đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Qua kiểm tra giúp nâng cao ý thức của tất cả các thành viên với công tác kế hoạch hóa, ý thức trách nhiệm với công việc được giao đồng thời người quản lý cần có những biện pháp khuyến khích, khen thưởng, phê bình, trách phạt thích hợp, kịp thời tạo động lực cho việc cho cá nhân và tổ chức.

1.2.2. Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng theo tiếp cận CIPO

1.2.2.1. Khái niệm quản lý đào tạo

Nghiên cứu về công tác quản lý đào tạo các trường cao đẳng luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án tiến sỹ cũng như luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này như: “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” của Nguyễn Thị Hằng [23]; “Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật” của Nguyễn Văn Hùng [29]. Nghiên cứu về quản lý đào


tạo các trường đại học, cao đẳng theo tiếp cận CIPO có thể kể đến các công trình: “Quản lý đào tạo của các trường Cao đẳng Du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc bộ” của Trần Văn Long [38]; “Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng” của Đào Việt Hà [21]. Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích thực trạng quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra cũng như khả năng thích ứng của các trường cao đẳng du lịch, cao đẳng xây dựng đáp ứng nhu cầu nhân lực và đề xuất những giải pháp đổi mới công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Về vấn đề quản lý đào tạo các ngành nghệ thuật tại các trường đại học cao đẳng phải kể đến các tác giả sau: công trình nghiên cứu “Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện” của tác giả Hà Thanh Hương 2015 [30]; Luận văn thạc sỹ “Quản lí đào tạo tại trường đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hiền 2015 [25]; Luận văn thạc sỹ “Biện pháp quản lý đào tạo tại trường cao đẳng Múa Việt Nam” của Trần Thị Bích Lan [35].

Qua các công trình nghiên cứu, đề tài và luận văn của các tác giả, chúng ta nhận thấy: các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến công tác quản lý đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, xây dựng, nghệ thuật theo nhiều cách tiếp cận. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể công tác quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo tiếp cận CIPO. Vì vậy, với đề tài này, tác giả cố gắng đề cập đến những vấn đề mà các đề tài trước chưa có điều kiện làm rõ với những nội dung cụ thể như: đầu vào, quá trình dạy học, đầu ra…trong Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội.

Có nhiều nhà khoa học luận bàn về khái niệm quản lý đào tạo, theo ý kiến của các nhà khoa học như: Đặng Quốc Bảo [3], Trần Khánh Đức [17], Nguyễn Minh Đạo [13], Trần Kiểm [33], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [39] ta có thể hiểu: Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý, định hướng và phối hợp lao động của những người cùng tham gia để đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Quản lý đào tạo là một trong những nội dung hoạt động quản lý điều hành ở trường đại học, quyết định sự tồn tại của nhà trường. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, quản lý đào tạo có thể được coi là một hệ thống quản lý 10 nhân tố tác động đến đào tạo là: Mục tiêu đào


tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Lực lượng đào tạo - Giảng viên; Đối tượng đào tạo - Trò; Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo và Quy chế đào tạo [1].

Có thể nói, quản lý đào tạo là tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố của quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Từ các khái niệm quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO có thể hiểu:

Quản lý đào tạo theo tiếp cận CIPO là tác động của nhà quản lý đến quá trình đào tạo thông qua quản lý đầu vào, quản lý quá trình dạy và học, kiểm tra đánh giá, quản lý đầu ra dưới tác động của bối cảnh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.2.2.2. Nội dung quản lý đào tạo tại trường cao đẳng theo mô hình CIPO

a. Quản lý đầu vào của đào tạo trường cao đẳng theo mô hình CIPO

*Tuyển sinh :

Tuyển sinh là việc tổ chức lựa chọn người học vào một ngành, nghề nào đó của cơ sở đào tạo, nhà trường dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận. Tuyển sinh là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Quản lý tuyển sinh của các trường Cao đẳng bao gồm: Quản lý chính sách tuyển sinh và quá trình tuyển sinh. Đối với các trường Cao đẳng, chính sách tuyển sinh được các trường xây dựng hàng năm trên cơ sở Quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và thực tế phát triển theo quy định của nhà trường. Quy trình tuyển sinh được cụ thể hóa trong Thông báo tuyển sinh, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí về thời gian, đối tượng, phương thức tuyển sinh, yêu cầu về trình độ đối với từng ngành nghề tuyển, đươc áp dụng theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

Tuyển sinh liên quan đến nhiều đối tượng, đơn vị. Quá trình tuyển sinh phải được tổ chức chặt chẽ, chính xác, đảm bảo công bằng, có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Lao động thương binh & Xã hội, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và Hội đồng tuyển sinh của trường. Điều này đòi hỏi các thông tin về chính sách, quy trình tuyển sinh, thông tin về đăng ký dự thi, số lượng trúng của nhà trường phải được công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử của trường và phương tiện thông tin đại chúng.


Vậy, công tác tuyển sinh đòi hỏi nhà quản lý cần đảm bảo các nội dung: Chính sách và quy định về tuyển sinh rõ ràng, minh bạch và công bằng; Các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp với từng chương trình đào tạo của từng ngành nghề; Quy trình tuyển sinh phù hợp với sự tham dự của các bên liên quan; Văn bản quy định về tuyển sinh được công bố công khai và dễ tiếp cận với các bên liên quan.

*Quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Tùy thuộc vào chương trình, yêu cầu của mỗi nước, mỗi nhà trường chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đạt đến mục đích học sinh thi đạt yêu cầu theo chương trình của mỗi nước

Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của một nhà trường. Điều 34 Luật giáo dục nghề nghiệp quy định: “Chương trình đào tạo nghề nghiệp quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ; Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”.

Như vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội thì việc quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo phù hợp là việc làm cần thiết. Nội dung chương trình các ngành nghề cần được thường xuyên cập nhật những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và xu hướng phát triển của nước ta và các nước khác. Nội dung phải tinh giản, hiện đại và đảm bảo hình thành các năng lực cần thiết để học xong chương trình đào tạo, người học có thể thực hiện được tất cả các công việc của nghề theo đúng vị trí việc làm quy định trong mỗi chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo của trường phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử để người học có cơ hội tìm hiểu, quyết định lựa chọn ngành nghề sẽ theo học.


Tóm lại, nội dung quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo của nhà quản lý bao gồm: chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh hàng năm phù hợp với chuẩn đầu ra; Văn bản chương trình đào tạo, mô đun, môn học được công bố công khai; Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết, thực hành và thực tập; Nội dung chương trình đào tạo được cụ thể hóa thành chương trình các mô đun, môn học và bài thi tốt nghiệp; Nội dung chương trình đào tạo, mô đun, môn học được rà soát, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên.

* Quản lý giáo viên

Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động dạy học; cơ cấu về số lượng, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là điều kiện quan trọng, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không tồn tại quá trình dạy học. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng quản lý hoạt động dạy học của trường. Quản lý tốt hoạt động dạy và học sẽ nâng cao chất lượng dạy học, từ đó các trường sẽ hoàn thành mục tiêu của kế hoạch khóa học.

Quản lý giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường. Quản lý giáo viên là tác động của nhà quản lý đến đội ngũ giáo viên giảng dạy thông qua quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá nhằm mục đích phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên.

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gồm quy hoạch về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường, đảm bảo thực hiện theo quy định và đáp ứng được mục tiêu đào tạo đề ra.

Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói chung cũng như công tác quản lý đào tạo nói riêng. Việc tuyển chọn giáo viên đáp ứng được các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp là tiền đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí công việc của nhà trường, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của giáo viên nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023