3.2. Phương pháp kiểm tra
a.Kiểm tra chạm mạch các khung dây rô to (Hình 19-20)
Hình 2.14. Hiện tượng chạm mạch Hình 2.15. Kiểm tra chạm mạch
- Đặt rô to lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rô to bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.
Trong một rô to, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rô to. Nhờ cấu tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rô to bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rô to.
b. Kiểm tra thông mạch cuộn rô to (Hình 2.16 ): Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rô to.
Hình 2.16. Kiểm tra thông mạch rô to Hình 2.17. Kiểm tra ổ bi
c. Kiểm tra ổ bi (Hình 2.17):
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
d. Kiểm tra cổ góp
- Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngồi của cổ góp nếu có lồi lõm.
- Kiểm tra độ mòn của cổ góp : Đặt rô to lên khối chữ V, dùng tay quay rô to, đọc giá trị so kế.
Hình 2.18. Kiểm tra cổ góp
e. Kiểm tra thông mạch cuộn Stator:Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
Hình 2.19. Kiểm tra thông mạch stator Hình 2.20. Kiểm tra cách điện stator
f. Kiểm tra cách điện stator (Hình 2.20): Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động
g. Kiểm tra chổi than (Hình 2.21): Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than (Hình2.22 ): Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than
Kiểm tra lò xo của chổi than: Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
Hình 2.21. Kiểm tra chổi than Hình 2.22. Kiểm tra giá giữ chổi than
h. Kiểm tra ly hợp (Hình 2.23): Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.
Hình 2.23. Kiểm tra li hợp
i. Kiểm tra chế độ hút (Hình 2.24): Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.
Hình 2.24. Kiểm tra cuộn hút Hình 2.25. Kiểm tra cuộn giữ
k. Kiểm tra chế độ giữ (Hình 2.25): Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngồi khi tháo dây thử số 1.
4. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY KHỞI ĐỘNG
4.1. Quy trình tháo (Máy khởi động loại giảm tốc)
a. Tháo động cơ điện
Các bước thực hiện | Dụng cụ | Yêu cầu kỹ thuật | |
1 | Tháo đây điện từ công tắc từ đến động cơ máy khởi động | Cờ lê 13 | Tránh làm đứt dây điện và xước vỏ |
2 | Tháo 2 bu lông bắt vỏ chụp của động cơ máy khởi động | Cờlê 10 | Nới đều các bu lông |
3 | Đưa nắp chụp cùng với Stato ra | Không làm gãy chổi than, xước cuộn dây Stato | |
4 | Lắc nhẹ rô to máy khởi động để dưa rô to ra | Không được làm rơi rô to |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 1
- Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 2
- Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động Của Máy Khởi Động
- Thực Hiện Tháo Rời Các Bộ Phận Của Máy Khởi Động:
- Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 6
- Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Hình 2.26. Tháo rã động cơ điện
b.Tháo rã công tắc từ
Các bước thực hiện | Dụng cụ | Yêu cầu kỹ thuật | |
1 | Tháo 3 vít bắt nắp chụp cuộn dây trên công tắc từ | Tua vít bake | Nới đều các vít |
2 | Đưa nắp chụp, miếng ron cao su, và pít tông ra khỏi công tắc từ | Không làm rơi | |
3 | Tháo 2 cụm chi tiết nhỏ trên công tắc từ | Cờ lê 13 | Không làm rách đệm cao su cách điện |
4 | Tháo 2 vít bắt công tắc từ với với máy khởi động | Tua vít bake | Nới đều các vít |
5 | Đưa công tắc từ, bánh răng, các viên bi ra khỏi vỏ máy khởi động | Không làm mất các viên bi đũa | |
6 | Đưa cụm ly hợp một chiều ra khỏi vỏ công tắc từ | Không được làm rơi |
Hình 2.27 . Tháo rã công tắc từ
c. Tháo cụm bánh răng bendix
Các bước thực hiện | Dụng cụ | Yêu cầu kỹ thuật | |
1 | Tháo khóa, vòng hãm giữ bánh răng chủ động | Kìm phe | Không làm mất khóa, vòng hãm |
2 | Đưa bánh răng chủ động ra khỏi trục | Không làm rơi cụm bánh răng bendix | |
3 | Tháo trục, lò xo ra khỏi cum bánh răng bendix | Không làm rơi 2 lò xo | |
4 | Tháo 2 ổ bi ở cụm bánh răng bendix | Cảo 3 chấu | Cho ổ bi ra đều và nhẹ nhàng |
5 | Đưa bánh răng bendix ra khỏi trục bendix | Không làm rơi bánh răng bendix |
Hình 2.28 . Tháo rã bánh răng bendix
4.2. Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh
a. Bảo dưỡng động cơ điện
- Quấn giấy nhám vào cổ góp sau đó dùng chổi than rà trên cổ góp để chổi than tiếp xúc với cổ góp đạt 75% trở lên.
- Tra mỡ vào những điểm tiếp xúc để máy khởi động quay êm và không sinh nhiệt
b. Bảo dưỡng công tắc từ:
- Dùng giấy nhám đánh các cực của công tắc từ để tiếp xúc với pít tông được tốt .
3. Sửa chữa:
- Dùng giấy nhám đánh lỗ lắp bạc để cho trục quay trơn.
- Trục rô to đánh giấy nhám và tra mỡ để cho trục quay trơn.
- Cổ góp: dùng giấy nhám đánh để độ tiếp xúc với chổi than được tốt, dùng lưỡi cưa đánh vào các rãnh.
- Các đầu cực dùng giấy nhám đánh để độ tiếp xúc với pít tông được tốt hơn.