Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh


nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nuôi trai lấy ngọc xuất khẩu, nuôi tu hài, nuôi hàu (bằng thức ăn tự nhiên) đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến môi trường biển.[29]

- Tài nguyên khoáng sản

Vân Đồn có một số tài nguyên khoáng sản như đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng đã từng được tổ chức khai thác từ lâu như:

+ Về than đá, mỏ Kế Bào đã được khai thác từ thời thuộc Pháp. Đến nay do ảnh hưởng tới môi trường, mặt khác cấu trúc vỉa phức tạp, chất lượng than không cao nên đã dừng khai thác quy mô công nghiệp.

+ Điểm quặng sắt Thâm Câu (đảo Cái Bầu) được đánh giá có trữ lượng khoảng 790.000 tấn, tài nguyên dự báo 1,2 triệu tấn (Đoàn 913 đánh giá), đã khai thác 2 thời kỳ (1930-1940) và (1959-1960).

+ Mỏ cát trắng Vân Hải thuộc loại mỏ lớn, có trữ lượng gần 6 triệu tấn, hiện đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kính, thủy tinh một cách có hiệu quả.

+ Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt chưa khai thác.

3.1.2.Tiềm năng văn hóa - xã hội

- Tiềm năng con người phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt du lịch biển

Vân Đồn là nơi cư trú của người Việt cổ, có truyền thống chống ngoạixâm giữ nước vẻ vang và phát triển kinh tế từ lâu đời.Những di chỉ còn lại đã cho thấy Vân Đồn có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hoá đặc sắc. Tiêu biểu tại Hang Soi Nhụ có di chỉ thời trung kỳ đồ đá mới, trước văn hoá Hạ Long, đến nay được coi là di chỉ tiêu biểu của văn hoá Soi Nhụ. Nhiều di chỉ còn cho thấy từ thời Đông Hán, người Trung Quốc đã đến đây buôn bán.

+ Vân Đồn là địa danh có từ lâu đời.

Theo sử sách chép lại thì năm 980 trấn Triều Dương đã có Vân Đồn. Năm 1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Đồn thành cảng ngoại thương đầu tiên ở nước ta. Thời Trần, năm 1345 là trấn Vân Đồn, năm 1407 đổi là huyện Vân Đồn, năm 1557 đổi là châu Vân Đồn. Năm 1836, đổi thành tổng Vân Hải. Năm 1909,


huyện Vân Hải lại thành tổng Vân Hải thuộc huyện Hoành Bồ. Năm 1937, tổng Vân Hải thuộc châu Cẩm Phả. Trong cách mạng Tháng Tám, ngày 27/9/1945, chính quyền cách mạng thành lập trên đảo Cái Bầu (lúc đó là xã Đại Độc). Cuối năm 1948 huyện Cẩm Phả được thành lập (tách khỏi thị xã Cẩm Phả - Cửa Ông) và trực thuộc đặc khu Hòn Gai. Ngày 23-3-1994, Chính Phủ ra Nghị định đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn và tách quần đảo Cô Tô thành huyện Cô Tô.[29]

+ Vân Đồn là thương cảng cổ nhất Việt Nam.

Thương cảng Vân Đồn bên sông Mang (xã Quan Lạn) được mở ra từ thời Lý, là thương cảng cổ nhất và lớn nhất của nước Đại Việt. Đây là cảng ngoại thương phồn thịnh và hoạt động đến hơn 4 thế kỷ, nay còn nhiều dấu tích. Từ thế kỷ thứ II, III Vân Đồn đã là một mắt xích trên con đường buôn bán quốc tế từ Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Vĩnh An (Móng Cái) rồi

Vân Đồn, Hạ Long, Bạch Đằng. Cộng đồng người Việt sinh sống trên đảo đã để lại nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong suốt từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận đại sau này.

Từ đời Lý người các nước Trảo Oa (Indonesia), Lộ Lạc (Thái Lan), người Trung Quốc ... đã đến đây buôn bán. Hiện nay vẫn còn dấu tích hoạt động của bến thuyền. Có chiều dài nhất trong các bến thuyền ở thương cảng Vân Đồn nằm ở đảo Cống Đông, dài hơn 6 km. Các bến đậu thuyền là Cống Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng), Sông Mang (xã Quan Lạn) kéo dài đến đảo Cái Bầu.

+ Vân Đồn có truyền thống giữ nước vẻ vang.

Dấu tích về cụm thương cảng Vân Đồn rất phong phú, dày đặc tại các vùng đảo Cống Đông, Cống Tây, Hải Vân, Quan Lạn. Đây cũng là đường tiến của quân nhà Tống xâm lược Việt Nam mà đã bị quân và dân ta đánh tan. Vùng đảo Vân Hải là căn cứ nhiều năm của cuộc khởi nghĩa Quận He - Nguyễn Hữu Cầu. Đầu thời Nguyễn, quân và dân Vân Đồn đã có nhiều trận đánh đuổi quân Thanh và các toán giặc biển Trung Hoa tràn vào cướp phá.

Đến thời kỳ chống quân Pháp xâm lược, cuộc khởi nghĩa Lãnh Hy lập căn cứ ở Hà Vực, tiếp đến cuộc khởi nghĩa của Đề Hồng, Cai Thái lập căn cứ ở Bản Sen đã có nhiều trận đánh vào đồn binh Pháp và bọn Pháp ở mỏ Kế Bào. Trong kháng


chiến chống Pháp, vùng đảo là hậu cứ của Cẩm Phả-Cửa Ông và là vùng chiến tranh du kích kiên cường. Thời chống Mỹ, vùng đảo là căn cứ an toàn của tầu Hải quân và là cửa ngõ giao lưu hàng hải khi cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai bị phong toả. Xã Ngọc Vừng và toàn huyện đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

- Vân Đồn có nhiều di tích, lễ hội văn hoá, xã hội đáng chú ý.

Về di tích và cảnh đẹp, ngoài di tích khảo cổ ở hang Soi Nhụ, thương cảng Vân Đồn, đền Cạp Tiên còn có chùa Lấm, một ngôi chùa rất lớn thời Trần. Cụm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đình, chùa, nghè xã Quan Lạn đã được liệt hạng ngày 14/7/1990. Ở Quan Lạn còn có 3 ngôi miếu thờ 3 anh em họ Phạm (Phạm Công Chính, Phạm Quí Công, Phạm Thuần Dụng), những liệt sỹ người địa phương được dân tôn thờ lâu đời.

Những hang động đẹp như hang Quan, hang Đúc Tiền, hang Nhà Trò và các bãi cát trắng ở Quan Lạn, Minh Châu, nhiều bãi biển đẹp như Bãi Dài ở đảo Cái Bầu, Sơn Hào ở đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng.

Về phong tục, lễ hội, một vốn văn hoá phi vật thể phong phú còn lưu giữ được, đó là tục hát nhà tơ, hát đám cưới, đặc biệt là hát cưới trên thuyền với lời ca và giai điệu trữ tình. Vân Đồn còn có lễ hội Quan Lạn, có đua thuyền với quy cách tổ chức độc đáo vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm. Dân tộc Sán Dìu tuy không đông nhưng vẫn còn duy trì lễ hội Đại Phan có giá trị văn hóa dân tộc.

Với những tiềm năng to lớn về nhân văn, Vân Đồn có thể phát triển mạnh du lịch như du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch văn hoá - lịch sử; du lịch lễ hội, tâm linh ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thăm quan thắng cảnh và vui chơi giải trí, biểu hiện ở những khía cạnh sau:

- Tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá - lịch sử: Vân Đồn có nhiều di tích lịch sử văn hoá đã và đang được xếp hạng như khu di tích đình Quan Lạn, phế tích thương cảng Vân Đồn (xã Quan Lạn), khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng, khu vực Vạn Hoa (ngày 12/11/1962 Bác Hồ đã tới thăm), đền Cặp Tiên... Trên địa bàn huyện còn có những kỳ quan đảo đá, hang động có ý nghĩa lịch sử như: hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, hang Nhà Trò.... Có khu bảo tồn thiên nhiên


rừng - biển, vườn quốc gia Bái Tử Long, có thể phát triển thành các điểm du lịch văn hoá trong quần thể du lịch Hạ Long - Bái Tử Long.

- Tiềm năng cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng: Tại Vân Đồn có nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn, nước sạch, bãi tắm dốc thoải ra biển tạo thành các điểm nghỉ mát, hoạt động thể thao - du lịch biển như bãi biển Sơn Hào, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng.... Vùng đảo của Vân Đồn có không khí trong lành, yên tĩnh, không có bụi khói công nghiệp, là địa điểm cho các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi vui chơi giải trí cao cấp lý tưởng.

Tiềm năng cho phát triển du lịch tham quan danh thắng: Nối liền với vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới), Vân Đồn có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tham quan danh thắng quần thể du lịch vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long. Đồng thời đây cũng sẽ là điểm du lịch có tác dụng lan toả của du lịch Hạ Long trong thời gian tới, khi điều kiện cho du lịch tại Hạ Long đòi hỏi phải mở rộng quy mô, không gian và giải quyết các vấn đề về môi trường.

- Vai trò, vị trí của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Ninh.

Xây dựng Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn (gọi tắt là Đặc khu kinh tế Vân Đồn) trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; là trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại, công nghiệp công nghệ cao… Phấn đấu đến năm 2050, đưa Vân Đồn trở thành vùng động lực phát triển, thành phố đáng sống với biểu tượng của thành phố xanh - tri thức, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố xanh, kiến trúc độc đáo... là những mục tiêu phát triển đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn hướng tới.

Theo Ban soạn thảo Đề án thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, phát triển Vân Đồn phải có thể chế đủ mạnh với nền hành chính hiện đại, bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thủ tục hành chính thuận lợi; cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh toàn cầu ở mức cao và được quy định trong Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt để thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư có tiềm lực, có công nghệ hiện đại.


Theo đó, để phát triển Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn phải đặt trong quy hoạch tổng thể và mối liên kết phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Nhất là gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, TP Hạ Long, Khu kinh tế tại thị xã Quảng Yên và khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội; khu vực phía Bắc và cả nước. Bên cạnh đó, Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn phải có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Thu hút mạnh đầu tư, nhất là nguồn lực sáng tạo, phương thức quản lý mới tiên tiến với phương châm nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá và hướng tới thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài.

Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách đặc thù thu hút đầu tư xã hội, các nguồn lực đầu tư và dành nguồn lực từ ngân sách để hỗ trợ xây dựng những công trình hạ tầng thiết yếu ban đầu, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tạo nền tảng có ý nghĩa quyết định cho phát triển Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn.

Việc xây dựng Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước; bảo đảm quốc phòng an ninh và giữ vững độc lập, chủ quyền; bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của địa phương và của người dân. Phải có quyết tâm chính trị cao, năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.

3.2. Thực trạng hoạt động du lịch biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Sản phẩm du lịch biển của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác hiện nay là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển.

Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên phong phú bao gồm các khu vực tự nhiên còn hoang sơ rất thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trường, sinh thái (trên các đảo và khu vực ven biển). Hiện nay loại hình này đã được một số công ty lữ hành tổ chức cho khách đến các điểm du lịch trên đảo Quan Lạn, Ba Mùn. Các loại hình đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là khách phương tây như Pháp, Anh, Thụy Điển. Theo đánh giá của các du khách thì môi trường tự nhiên ở một số điểm đến trên các đảo còn tương đối hoang sơ trong lành, hệ động thực vật


hết sức phong phú. Tuy nhiên phần đông ý kiến cũng cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và nhận thức của người dân còn yếu kém. Muốn phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi sự đồng thuận hơn nữa từ phía chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Các loại hình du lịch văn hóa cũng được phát triển ở Vân Đồn từ lâu. Với lịch sử phát triển lâu dài, trong quá khứ Vân Đồn đã từng là thương cảng buôn bán sầm uất một thời. Ngoài ra Vân Đồn còn là cái nôi của nền văn hóa Hạ Long đã từng phát triển trong quá khứ. Du khách tham gia loại hình du lịch văn hóa chủ yếu là thăm quan, nghiên cứu những di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ (với những dấu tích về tiến hóa cộng đồng con người, về giao lưu văn hóa trong vùng, về lịch sử dựng nước và giữ nước, về các hoạt động kinh tế -xã hội qua các thời đại). Các điểm đến thường được dukhách lựa chọn là đình Quan Lạn, chùa Quan Lạn, di chỉ khảo cổ hang Soi Nhụ, di chỉ Ngọc Vừng, Nghè Trần Khánh Dư.

Hiện trạng môi trường (không khí, nước ngọt trên các đảo, biển, hệ sinh thái) trên các đảo khu vực Vân Đồn hầu như chưa có dấu hiệu ô nhiễm là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng biển. Du khách đến với Vân Đồn theo loại hình du lịch này chủ yếu là người Việt Nam. Khi được hỏi lý do tại sao lại chọn Vân Đồn điểm đến thăm quan, nghỉ ngơi hầu hết các câu trả lời đều cho rằng Vân Đồn còn nhiều lợi thế về cảch quan tự nhiên, có đảo núi, có bãi tắm, thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, mặt khác các địa điểm nghỉ dưỡng của Vân Đồn lại nằm xa khu dân cư vì vậy tạo cho du khách cảm giác yên tĩnh, thư giãn. Đến với Vân Đồn du khách như được sống trong một thế giới khác tránh đi mọi ồn ào, ô nhiễm nơi đô thị.

Hiện tại cả du khách Việt Nam và Quốc Tế muốn đi du lịch Vân Đồn có thể đặt tour qua các công ty du lịch. Ngoài ra cũng có rất nhiều du khách thích du lịch theo kiểu tự do.

Các chương trình du lịch đến Vân Đồn được rất nhiều công ty du lịch chào bán trong đó có cả các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh và các công ty lữ hành ở các địa phương khác.


Bảng 3.1. Một số chương trình du lịch đang được các công ty du lịch chào bán đến Vân Đồn‌

STT

Tên công ty

Chương trình

1

Công ty du lịch Hải Nam

Hà Nội-Vịnh Bái Tử Long-Vân Đồn-Hạ Long

(2ngày 1đêm)


2


Công ty du lịch Anhtour

Hà Nội-Huyện Vân Đồn-Vịnh Bái Tử LongĐảoQuan Lạn-Hà Nội

(3ngày 2đêm)


3


Công ty du lịch Vietravel

Hà Nội-Vịnh Hạ Long-Đảo Quan Lạn-Vịnh Bái Tử Long-Vân Đồn-Hà Nội

(5ngày 4đêm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn:http:www.baoquangninh.com.vn)

Hầu hết các công ty du lịch chào bán các chương trình du lịch đến Vân Đồn đều có văn phòng ở Hà Nội. Ngoài ra cũng có một số các công ty lữ hành ở Quảng Ninh như công ty du lịch Quảng Ninh, công ty du lịch và dịch vụ Hòn Gai, công ty du lịch và thương mại Entity, công ty du lịch Lạc Việt. Cũng chào bán các chương trình du lịch đến Vân Đồn. Tuy vậy, điều dễ nhận thấy là hầu hết các chương trình được chào bán na ná giống nhau (phần do nhu cầu từ phía du khách phần do các công ty này sao chép lẫn nhau), có những chương trình được thiết kế đến thẳng Vân Đồn, có những chương trình kết hợp cả thăm quan Hạ Long và một số điểm đến khác trong cùng một chương trình du lịch.

Có rất nhiều du khách đến với Vân Đồn đều cảm thấy thực sự yêu thích không gian và cảnh quan nơi đây, khi được hỏi lý do tại sao lại chọn Vân Đồn đa số ý kiến cho rằng Vân Đồn là điểm đến còn hết sức mới mẻ hoang sơ. Tuy vậy vấn đề cơ sở vật chất ở đây cũng là lý do gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch.

Mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên này để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách thì vẫn đang là vấn đề khó khăn lớn đối với du lịch Vân Đồn. Hiện nay các sản phẩm du lịch đang được khai thác còn đơn điệu, nghèo nàn chưa thực sự mang dấu ấn riêng và hầu hết chưa mang tính chuyên nghiệp. Để tạo ra được hình ảnh mang màu sắc riêng thực


sự hấp dẫn du khách trong thời gian tới du lịch Vân Đồn cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc mang những nét đặc trưng biển đảo riêng có của địa phương.

3.2.2. Thị trường khách du lịch biển của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

a. Thị trường khách du lịch quốc tế

Ngành du lịch của huyện đã có sự khởi sắc. Tận dụng thế mạnh sẵn có của thiên nhiên và xã hội, ngành du lịch Vân Đồn đã đi vào hoạt động sôi động, nhất là trong các dịp hè hàng năm.

Các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, tổ chức tốt việc đón tiếp khách trong mùa du lịch. Đồng thời tổ chức tốt một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu du lịch của địa phương như: Hội chợ xúc tiến thương mại và du lịch huyện Vân Đồn lần thứ I, tham gia lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm; Tuần lễ khám phá vịnh Hạ Long...

Mặc dù hàng năm đón một lượng du khách lớn các du khách quốc tế so với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái. Nhưng qua điều tra cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến với Vân Đồn tương đối đa dạng bao gồm cả du khách mang quốc tịchChâu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Châu Mỹ.

Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Vân Đồn nămnăm 2015, khách du lịch đên địa bàn hụyện tăng đột biến, chủ yếu du xuân và đi lễ đền, chùa. Quý I, lượng khách du lịch đến địa bàn huyện ước đạt 182.000 lượt người, đạt 22% kế hoạch; trong đó, khách nội địa: 178.860 lượt, khách quốc tế: 3.140 lượt.

Năm 2016, khách du lịch đến địa bàn huyện quý I ước đạt 359.000 lượt người, bằng 39% kế hoạch, bằng 197,25% so với cùng kỳ; trong đó, khách nội địa:

356.400 lượt, khách quốc tế: 2.600 lượt.

Năm 2017, khách du lịch đến địa bàn huyện quý I ước đạt 290.000 lượt, bằng 26% kế hoạch, bằng 80,77% so với cùng kỳ; trong đó, khách nội địa: 286.800 lượt, khách quốc tế: 3.200 lượt.[32]

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 26/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí