Khái Quát Về Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin Ở Việt Nam


chức hoạt động, t nh đặc thù của tổ chức, phù hợp với môi trường. Cơ cấu quản lý cần được phân công, phân nhiệm theo nguyên tắc chuyên môn hoá đi kèm với các tiêu chuẩn, ngoài ra còn cần đảm bảo tính hiệu quả với chi phí ít nhất.

Đào tạo ngành An toàn thông tin có t nh đặc thù so với với các ngành đào tạo khác từ đối tượng người học đến người dạy, phương tiện học tập và cách thức tổ chức quá trình đào tạo. Do vậy, cơ cấu tổ chức đơn vị ĐTATTT về đội ngũ quản lý, cấu trúc các đơn vị trong nhà trường, phân công chức năng nhiệm vụ có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý ĐTATTT trong nhà trường để thích ứng với đối tượng, qui mô người học, cách thức tổ chức đào tạo và môi trường ứng dụng CNTT truyền thông trong đào tạo và đảm bảo các qui chế qui định đối với ĐTATTT.


Kết luận chương 1

An toàn thông tin và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin đã được nhiều công trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi mà vấn đề an ninh mạng đang trở nên bức xúc thì vấn đề đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội càng trở nên cấp thiết. Để nghiên cứu quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, luận án tiếp cận theo mô hình CIPO kết hợp các chức năng quản lý, trong đó bào gồm các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Bên cạnh đó luận án cũng đã làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, đặc biệt là các khái niệm An toàn thông tin, nhu cầu xã hội và đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội về đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin xuất phát từ nhiều chủ thể, bao gồm nhà nước, các tổ chính chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục và cá nhân người học.

Việc quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin dựa trên mô hình CIPO kết hợp các chức năng quản lý sẽ giúp quá trình đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin được vận hành một cách hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra.


Chương 2

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

AN TOÀN THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI


2.1. Khái quát về đào tạo ngành An toàn thông tin ở Việt Nam

2.1.1. Nhu cầu xã hội về nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin

Việt Nam, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 50 triệu người dùng Internet, đứng số 13 trên thế giới (chiếm 52% dân số); đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia; xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 khu vực Châu Á, thứ 30 thế giới về địa chỉ ipv4 (t nh đến tháng 12/2016). Riêng năm 2016, có tới gần 7.000 trang/cổng thông tin điện tử của nước ta bị tấn công. Nhiều thiết bị kết nối Internet (IoT) tồn tại lỗ hổng bảo mật dẫn đến nguy cơ tin tặc khai thác, chiếm đoạt sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công mạng trên thế giới. Hệ thống thông tin trọng yếu, nhất là hàng không, ngân hàng, vi n thông có nguy cơ bị phá hoại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng, điển hình là là vụ tấn công mạng vào ngành hàng không Việt Nam ngày 29/7/2016.

Biểu đồ 2 1 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong các đơn vị Theo Biểu đồ 1

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong các đơn vị

Theo Biểu đồ Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong Báo cáo 10 năm Việt Nam Index cho thấy vấn đề đào tạo ATTT luôn đóng vai trò đặc biệt


quan trọng không chỉ vì đội ngũ chuyên viên ATTT hiện tại của nước ta còn rất mỏng mà còn vì yêu cầu cấp bách của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước trong hoàn cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. ATTT nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh những chương trình tổng thể hỗ trợ ngành CNTT thì, lĩnh vực ATTT được bổ sung thêm nhiều chương trình, đề án ... Các chương trình thúc đẩy phát triển nhân lực ATTT thông qua các hội thảo, hội nghị, khảo sát quốc tế, cuộc thi ATTT cho sinh viên, tọa đàm, hướng nghiệp, hội chợ việc làm, học bổng, … [34] Nhà nước đã đưa ra chủ chương xây dựng phát triển ngành ATTT tại 8 trường đai học trọng điểm của cả nước. Ngoài ra còn có các cơ sở đại học khác cũng bắt đầu tuyển sinh như FPT, Duy Tân, CNTT Thái Nguyên…

Ở Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề an toàn, an ninh mạng đang cấp bách hiện nay. Chẳng hạn, một số tổ chức mới đã được thành lập như: Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an, Cục ATTT thuộc Bộ TTTT, Trung tâm CNTT&GSANM thuộc Ban Cơ yếu chính phủ,... Đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2014. Luật ATTT mạng vừa được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực từ giữa năm 2016.

Trong nước, t nh đến trước năm 2013 chỉ có một cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học chuyên ngành ATTT - đó là Học viện Kỹ thuật mật mã (tính đến nay đã tuyển sinh và đào tạo 15 khóa kỹ sư ATTT và 05 khóa thạc sĩ ATTT). Bắt đầu từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thêm 07 trường đào tạo ngành An toàn thông tin: Học viện Công nghệ Bưu ch nh Vi n thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học CNTT thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa thuộc Đại học


Đà Nẵng. Ngoài các cơ sở đào tạo đại học, có một số trung tâm đào tạo theo chương trình cấp chứng chỉ của các tổ chức quốc tế đã nói ở trên: HanoiCTT, SaigonCTT, Học viện mạng NetPro-ITI, Trung tâm đào tạo ATHENA, Trung tâm đào tạo VnExpert....

Qua thống kê nhu cầu nguồn nhân lực, tiêu chí tuyển dụng cũng như khảo sát yêu cầu cụ thể về chuyên môn, hầu hết các doanh nghiệp chuyên về CNTT và các doanh nghiệp không chuyên về CNTT đều có chung ý kiến: nhân viên IT hiện nay ngoài am hiểu chuyên sâu và có kỹ năng tốt về quản trị mạng, còn cần phải có ít nhất 20% – 30% kiến thức về ATTT và có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt. Kỹ sư ATTT ra trường có khả năng làm việc tại các đơn vị, bộ phận chuyên về công nghệ thông tin và mạng, chuyên bảo mật thông tin cho các cơ quan thuộc Hệ thống chính trị hoặc tập đoàn, công ty trong và ngoài nước với nhiều vị trí khác nhau.

Khi tình hình an toàn, an ninh thông tin di n biến phức tạp hơn thì yêu cầu của xã hội đối với kỹ năng nghề nghiệp của kỹ sư, chuyên gia an toàn thông tin cũng trở nên cao hơn. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng lao động.

2.1.2. Các loại hình và chương trình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin

2.1.2.1. Các loại hình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ bậc cao: Để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu, phát triển ngành ATTT, trong thời gian qua Việt Nam tập trung đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về ATTT, hợp tác với các các trường đại học uy tín trên thế giới để đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về ATTT.

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT: Đào tạo kỹ sư, cử nhân ATTT chất lượng cao, đào tạo kỹ sư, cử nhân ATTT hệ ch nh quy cho đối


tượng là sinh viên ngành CNTT, điện tử vi n thông (ĐTVT); đào tạo cấp bằng hai ATTT cho đối tượng đã tốt nghiệp đại học ngành CNTT hoặc ĐTVT.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về ATTT: Tổ chức đào tạo về kỹ thuật ATTT cho cán bộ chuyên trách công tác CNTT và ATTT, đào tạo về quản lý và nghiệp vụ bảo đảm ATTT cho lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tại các Bộ, ngành, địa phương, lực lượng cơ yếu, an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo ATTT trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; khuyến kh ch các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia các khóa đào tạo về ATTT.

2.1.2.2. Chương trình đào tạo nhân lực chuyên ngành An toàn thông tin

Để đáp ứng yêu cầu thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, chương trình đào tạo đã được chú ý dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, và bước đầu có một cách tiếp cận toàn diện; Các giáo trình được biên soạn lại theo hướng chú ý đến việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài kỹ năng phòng thủ, sinh viên tốt nghiệp ra trường còn có các kỹ năng tác nghiệp an ninh mạng chuyên sâu như: điều tra số, đánh giá và kiểm thử an toàn thông tin, khai thác lỗ hổng bảo mật phần mềm và phân t ch mã độc. Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường thành thạo các kỹ năng cơ bản và có trình độ chuyên môn cao. Ngoài các kiến thức cơ bản, các kỹ sư ATTT cần phải liên tục cập nhật các kỹ năng và kiến thức an toàn thông tin nâng cao; Có khả năng tự nghiên cứu- Khả năng giao tiếp; Khả năng giải quyết vấn đề; Đạo đức nghề nghiệp.

Trong quá trình đào tạo, để việc xây dựng chương trình, giáo trình tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, trong đó tập trung cho sinh viên các vấn đề thực hành một cách chuyên sâu, cọ xát công nghệ thực và trải nghiệm công việc dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có trình độ cao, các cơ sở đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp để mời các chuyên gia an ninh mạng tại Việt Nam và Quốc tế tham gia hỗ trợ đào tạo cho sinh viên.


Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên lĩnh vực bảo mật và ATTT để tổ chức các đợt di n tập tấn công, phòng thủ cho sinh viên, đồng thời tham gia vào giảng dậy và xây dựng học liệu phục vụ đào tạo.

Bên cạnh công tác đào tạo về chuyên môn, các trường cũng chú trọng đào tạo đạo đức nghề nghiệp về CNTT nói chung và ATTT nói riêng cho các sinh viên - là nguồn nhân lực có trách nhiệm thực hiện trọng trách làm nhiệm vụ bảo mật và ATTT trong tương lai. Bên cạnh đó cũng đã có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để sinh viên thấy được vai trò, tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác bảo đảm ATTT.

Để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người học trong lĩnh vực an ninh mạng, ngoài các chương trình đào tạo tự phát triển, các trường cũng đã tiếp thu và triển khai các chương trình chứng chỉ quốc tế và khuyến khích sinh viên tham gia học các chứng chỉ quốc tế. Các chứng chỉ quốc tế mà các cơ sở đào tạo chuyên ngành ATTT thực hiện bao gồm: Security+, MCITP-SE, CCNA Security, CEH, SCNP. Hầu hết các sinh viên ra trường, sau khi đã đạt được chứng chỉ quốc tế được hầu hết các hãng, các doanh nghiệp đánh giá cao.

Để phục vụ cho các chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo đã chú ý xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại các hệ thống nghiên cứu tác nghiệp để sử dụng đào tạo các chuyên gia ATTT theo các chuyên đề chuyên sâu như: Hệ thống tác nghiệp giám sát an ninh mạng, Hệ thống phân tích mã độc, Hệ thống đánh giá an ninh mạng.

Đổi mới phương pháp, mô hình giảng dạy truyền thống kết hợp e- Learning đem lại các bài giảng có tính trực quan cao và thường xuyên có sự phản hồi từ hai phía: sinh viên với sinh viên, sinh viên với giảng viên và ngược lại.


2.2. Mô tả tổ chức và phương pháp xử lý kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Giới thiệu khách thể khảo sát

Luận án đi sâu nghiên cứu về đào tạo ngành ATTT và quản lý đào tạo ngành ATTT của 03 trường đại học ở Việt Nam có triển khai đào tạo trình độ đại học ngành ATTT. Cụ thể là Học viện Công nghệ Bưu ch nh Vi n thông; Học viện Kỹ thuật mật mã; Trường Đại học công nghệ TT - ĐHQGTp.HCM. Ba cơ sở đại học này nằm trong số 8 cơ sở đại học có đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở Việt Nam, đóng tại hai trung tâm lớn nhất về đào tạo CNTT nói chung và ngành ATTT nói riêng – thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Ch Minh. Đây là 3 cơ sở đại học tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTT đầu tiên và có quy mô lớn nhất, đã có những kinh nghiệm thực ti n về tổ chức đào tạo cử nhân ngành ATTT. Việc nghiên cứu 3 cơ sở đại học này có thể cho phép rút ra những kết luận về thực ti n quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT ở Việt Nam hiện nay như thế nào. Các nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo cử nhân ngành ATTT dựa trên kết quả khảo sát 3 cơ sở đại học này đảm bảo t nh đại diện, khách quan và đáng tin cậy.

2.2.1.1. Học viện Kỹ thuật mật mã

Học viện Kỹ thuật mật mã, tiền thân là Trường Cán bộ Cơ yếu Trung ương (15/4/1976), Trường Đại học kỹ thuật mật mã (05/6/1985) và Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật mật mã (20/3/1980), được thành lập ngày 17/02/1995 trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học kỹ thuật mật mã và Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật mật mã. Học viện Kỹ thuật mật mã là trung tâm duy nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học của ngành Cơ yếu Việt Nam. Tham gia xây dựng phương hướng phát triển Khoa học Công nghệ mật mã phục vụ yêu cầu phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phục vụ lãnh đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang được bí mật, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Học viện Kỹ thuật mật mã đặt dưới sự lãnh đạo,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2023