Các nội dung của quản lý ĐT ngành ATTT theo CIPO | Các chức năng quản lý | ||||
Lập kế hoạch | Tổ chức thực hiện | Chỉ đạo | Kiểm tra, giám sát | ||
dụng hệ thống học liệu điện tử đáp ứng yêu cầu của CTĐT và nhu cầu dạy-học - Lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo - Lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐT ngành ATTT định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo - Lên kế hoạch định kỳ xây dựng | dạy-học - Tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên theo đúng qui trình - Tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐT ngành ATTT theo đúng qui trình - Triển khai xây dựng mới/ cập nhật hệ thống các văn bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐT ngành ATTT đáp ứng yêu cầu thực ti n | bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên đảm bảo qui định tiêu chuẩn giảng viên - Chỉ đạo công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐT ngành ATTT đảm bảo tiêu ch đặt ra - Chỉ đạo công tác xây dựng, cập nhật hệ thống các văn bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐT ngành ATTT đúng qui trình ban hành văn bản quản lý | học liệu được sử dụng - Các hoạt động tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên được đánh giá hiệu quả định kỳ - Các hoạt động tuyển dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐT ngàn ATTTđược đánh giá hiệu quả định kỳ - Đánh giá hiệu lực, hiệu quả hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐT ngành ATTT phục vụ hoạt |
Có thể bạn quan tâm!
- Chương Trình Và Phương Pháp Đào Tạo Cử Nhân Ngành An Toàn Thông Tin
- Quản Lý Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Tác Động Của Bối Cảnh Đến Quản Lý Đt Ngành Attt Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
- Khái Quát Về Đào Tạo Ngành An Toàn Thông Tin Ở Việt Nam
- Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đánh Giá Về Thực Hiện Tư Vấn Tuyển Sinh Ở Các Trường Đại Học
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
Các nội dung của quản lý ĐT ngành ATTT theo CIPO | Các chức năng quản lý | ||||
Lập kế hoạch | Tổ chức thực hiện | Chỉ đạo | Kiểm tra, giám sát | ||
mới/ cập nhật hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐTATTT | động quản lý và tổ chức đào tạo | ||||
Quản lý quá trình | |||||
.1 | Quản lý quá trình dạy-học | Kế hoạch giảng dạy và học tập được xây dựng định kỳ, đầy đủ và rõ ràng | Tổ chức quá trình dạy- học thực hiện theo đúng kế hoạch và CTĐT | Chỉ đạo hoạt động dạy- học đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo | Giám sát quá trình dạy-học và đánh giá hiệu quả các hoạt động dạy-học |
.2 | Quản lý quá trình kiểm tra – đánh giá | Kế hoạch các hoạt động kiểm tra-đánh giá được xây dựng định kỳ, đầy đủ và rõ ràng | Tổ chức quá trình kiểm tra-đánh giá thực hiện theo đúng kế hoạch và yêu cầu của CTĐT | Chỉ đạo hoạt động kiểm tra-đánh giá đảm bảo chất lượng và đáp ứng hiệu quả đào tạo | Giám sát quá trình kiểm tra- đánh giá và đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra- đánh giá |
Quản lý đầu ra | |||||
.1 | Quản lý đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp | Hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp được lên kế hoạch định kỳ | Triển khai hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp theo đúng kế | Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp đảm bảo qui định | Kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp đúng qui |
Các nội dung của quản lý ĐT ngành ATTT theo CIPO | Các chức năng quản lý | ||||
Lập kế hoạch | Tổ chức thực hiện | Chỉ đạo | Kiểm tra, giám sát | ||
hoạch, qui trình và yêu cầu của CTĐT | trình, qui định | ||||
.2 | Quản lý thông tin đầu ra (sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp, sự hài lòng của đơn vị sử dụng nhân lực, tỷ lệ bỏ học) | Kế hoạch thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về đầu ra của ĐT ngành ATTT được xây dựng định kỳ, đầy đủ, rõ ràng | Triển khai việc thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về đầu ra của ĐT ngành ATTT đến đầy đủ các đối tượng liên quan | Chỉ đạo hoạt động thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về đầu ra của ĐT ngành ATTT thực hiện chân thực, khách quan | Đánh giá hiệu quả hoạt động thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về đầu ra của ĐT ngành ATTT và việc sử dụng các thông tin này |
QL bối cảnh (Chủ trương, thể chế, chính sách; Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế,...) | Lập kế hoạch chủ động thích ứng với những tác động của bối cảnh | Tổ chức phương án thích ứng với những tác động của bối cảnh | Chỉ đạo sẵn sàng thích ứng với những tác động của bối cảnh | Kiểm tra các hoạt động thích ứng với những tác động của bối cảnh |
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu xã hội
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người mang
ý nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội. Quản lý đúng sẽ dẫn đến thành công, ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý chưa đúng sẽ dẫn đến thất bại, suy thoái. Việc thành công hay thất bại trong quản lý chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan, hay các yếu tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
1.6.1. Nhận thức về công tác đào tạo ngành An toàn thông tin
Trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để có được đội ngũ chuyên gia an ninh mạng có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp thì công tác đào tạo an toàn thông tin luôn phải được chú trọng đầu tư, phát triển. Cả hệ thống chính trị - xã hội phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của công tác đào tạo an toàn thông tin ở Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh thông tin là một trong những giải pháp bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.
So với ngành Công nghệ thông tin, đào tạo an toàn thông tin là ngành học cung cấp kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực an toàn thông tin, đáp ứng được yêu cầu bảo mật CNTT hiện đại. An toàn thông tin, một phạm vi nội dung nghiên cứu – triển khai rất rộng lớn liên quan tới mật mã, hệ thống máy t nh, cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống mạng - Internet, quản lý rủi ro, hành vi của con người và tổ chức... Các khối kiến thức cốt lõi của an toàn thông tin là mật mã học (Cryptography), đạo đức an toàn thông tin (Ethics), chính sách an toàn thông tin (Policy), điều tra số (Digital Forensics), kiểm soát truy nhập (Access Control), Kiến trúc an ninh (Security Architecture), An ninh mạng (Network Security), quản lý rủi ro (Risk Management), tấn công/phòng thủ (Attacks/Defenses), các vấn đề điều hành (Operational Issues), thiết kế và kỹ nghệ phần mềm an toàn (Secure Software Design and Engineering).
Theo tiêu Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin trong Thông tư quy định chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp yêu cầu: gồm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xây dựng ch nh sách an toàn thông tin của tổ chức, áp dụng tiêu chuẩn về an toàn thông tin; thiết kế hệ thống, cài đặt, thử nghiệm, quản lý việc vận hành hệ thống an toàn thông tin; phân tích, xem xét chính sách an toàn thông tin. Trong đó chương trình đào tạo xoay xung quanh 07 module chính:
Xây dựng chính sách về an toàn thông tin. Xây dựng tiêu chí an toàn thông tin.
Thiết kế hệ thống an toàn thông tin.
Xây dựng và thử nghiệm hệ thống thông tin. Quản lý vận hành.
Tuy nhiên, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia an ninh mạng hiện nay ở một số nơi chưa theo kịp yêu cầu về số lượng và chất lượng, cụ thể: Chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia an ninh mạng, thiếu lực lượng chuyên gia chuyên trách bảo đảm an ninh mạng cho các bộ, ngành, chưa hình thành được đội ngũ các chuyên gia an ninh mạng hoạt động tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phải thẳng thắn nhìn nhận, hệ thống đào tạo hiện vẫn tồn tại những bất cập: Đội ngũ giảng viên chuyên ngành còn mỏng và yếu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, lối mòn, thiếu sự gắn kết với thực ti n, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực an toàn thông tin sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong xu thế phát triển như vũ bão và tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
1.6.2. Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý
Trình độ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả hay thành công của tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Đối với giáo dục
– đào tạo, cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của giáo dục [31].
Đội ngũ quản lý là lực lượng đảm bảo cho hoạt động đào tạo được thực hiện. Nếu không có đội ngũ này sẽ không có sự tổ chức và quản lý đào tạo. Ở một trường đại học, đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Ch nh đội ngũ này xác định mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn cho nhà trường; xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; vạch ra các sách lược, chiến lược cho sự phát triển của nhà trường; và chịu trách nhiệm về những vấn đề do mình đặt ra [32].
Trong xu thế đào tạo ngành An toàn thông tin trên thế giới và ở nước ta hiện nay, với những đòi hỏi ngày càng cao đáp ứng sự an toàn và bảo mật thông tin cho tổ chức và cá nhân, việc lựa chọn được những bước đi phù hợp là yếu tố cốt lõi của quản lý đào tạo nói chung và ĐT ngành ATTT nói riêng. Đặc biệt trong yêu cầu, đòi hỏi của giai đoạn mới, trong xu thế hội nhập, yêu cầu về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, người cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo còn phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn, phải có năng lực tổ chức với các kỹ năng trong điều hành, giải quyết công việc. Năng lực và nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới và hội nhập, th ch ứng với sự phát triển chung còn đòi hỏi phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao.
Đối với lĩnh vực ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, công tác tổ chức và quản lý đào tạo từ người quản lý cấp nhà trường đến cấp đơn vị và các cán bộ nhân viên đòi hỏi mang t nh đặc thù và chuyên nghiệp cao, vì vậy đội ngũ cán bộ ở trường đại học phải là những người am hiểu về lĩnh vực ATTT, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong lĩnh vực mà mình phụ trách, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng để có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn,
nghiệp vụ, am hiểu về kỹ thuật mạng, phần mềm quản lý sẽ tạo ra hiệu quả cao cho công tác quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, theo Amy Smith (2006) “Quản lý ĐT ATTT không là gì cả nếu không có nội dung tốt”. Mặt khác, nội dung quản lý phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.
1.6.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
Công nghệ và truyền thông là yếu tố đầu tiên nhắc đến vì đó là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng mạng lưới ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như thiết lập hệ thống quản lý mạng lưới này. Với đặc điểm của ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội, người dạy, người học đều sử dụng thiết bị CNTT, mạng internet và hệ thống công nghệ phần mềm trong việc giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo đối với phương thức ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là rất cần thiết và thuận lợi. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các nhân viên làm việc trong lĩnh vực học thuật được trang bị máy tính có nối mạng ở các trường đại học. Tương tự, các học giả ở Anh Quốc có tài khoản cá nhân trực tiếp để sử dụng thiết bị phần cứng và các chương trình phần mềm giáo dục. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đào tạo (OECD, 2001). [98]
Ứng dụng tốt CNTT trong quản lý ĐT ngành ATTT đáp ứng nhu cầu xã hội là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo của nhà trường. Sự phát triển của CNTT cho phép xây dựng được những sản phẩm phần mềm phục vụ quản lý đào tạo có thể đáp ứng:
Thông tin công tác quản lý đào tạo của nhà trường một cách công khai, minh bạch, cụ thể, từ công tác kế hoạch, tuyển sinh, mở lớp, giảng dạy, học tập, thi cử, tốt nghiệp được theo dõi, cập nhật mang tính hệ thống.
Về phương diện quản lý nhà nước: ứng dụng tiến bộ mới về CNTT vào hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo cho phép bao quát được toàn bộ hoạt động này của nhà trường một cách kịp thời, chính xác; giúp cán bộ lãnh đạo,
quản lý nắm bắt đầy đủ, chi tiết, chính xác mọi thông tin cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào với đối tượng được quản lý; đồng thời tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, giảm thiểu những phối hợp quản lý không cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý của nhà trường.
Việc ứng dụng CNTT với sự hỗ trợ của các chương trình ứng dụng, phần mềm và các hệ thống quản trị dữ liệu, người sử dụng, người quản lý có thể khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu cần thiết theo phân quyền cho người sử dụng phục vụ hoạt động quản lý.
Tuy nhiên, đầu tư CNTT tại nhà trường trong tình hình hiện nay không cứ có nhiều tiền là làm được mà cần sự phân tích thấu hiểu đặc điểm hệ thống và phải phát triển trên nền của một mô hình quản lý tốt cùng với các tiền đề nhân lực CNTT tốt [36].
1.6.4. Cơ cấu tổ chức đào tạo ngành An toàn thông tin
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo là tập hợp các bộ phận (đơn vị hoặc cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc và mối quan hệ phối hợp, được chuyên môn hoá, có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp hoặc các bộ phận khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý và mục tiêu chung đã được xác định.
Cơ cấu tổ chức quản lý một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi đơn vị trong tổ chức, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của tổ chức. Cơ cấu tổ chức quản lý gồm các thuộc t nh cơ bản: Chuyên môn hóa; Phân chia tổ chức thành các bộ phận; Quyền hạn và trách nhiệm; Cấp bậc và phạm vi quản lý; Tập trung và phân quyền trong quản lý; Phối hợp giữa các bộ phận của cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị được thực hiện tốt cần đảm bảo tính tối ưu, năng động, linh hoạt, tin cậy, hiệu quả kinh tế sẽ mang lại sự phát triển cho tổ chức. Đồng thời khi xác định cơ cấu tổ chức quản lý thì đảm bảo nguyên tắc gắn với phương hướng và mục đ ch của hệ thống, với qui mô tổ