Trình Độ Của Đội Ngũ Công Nhân Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam

dây chuyển sản xuất áo sơ mi, quần Âu, Jacket, quần áo thể thao, sử dụng các phần mềm thiết kế may và thiết bị cắt vải hiện đại của Hoa Kỳ. Mặc dù các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị nhưng nhìn chung trình độ công nghệ sản xuất hàng may mặc vẫn còn lạc hậu, nhiều dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, trong toàn ngành có tới 20% số máy đã sử dụng trên 10 năm hoặc đã lạc hậu về công nghệ.

Tại các doanh nghiệp dệt cũng diễn ra tình trạng tương tự như vậy, trình độ công nghệ hết sức lạc hậu và chậm được đổi mới nên không có khả năng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp may làm hàng xuất khẩu. Hiện tại, số lượng máy dệt thoi chưa đủ so với yêu cầu sản xuất, máy mới chỉ chiếm khoảng 15%, khoảng 50% máy dệt thoi là quá cũ và không còn khả năng sản xuất. Đối với lĩnh vực nhuộm, in hoàn tất, hầu hết các thiết bị đều cũ kỹ, công nghệ lạc hậu (từ những năm 1986), chậm đổi mới và thiếu đồng bộ ,công nghiệp hoá chất phục vụ cho ngành dệt may chưa sản xuất được những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao. Phần lớn nguyên phụ liệu cho công nghiệp dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến hậu quả là năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn thấp.

1.3. Trình độ của đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Theo thống kê của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, hiện có khoảng trên 1 triệu lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp dệt may với 250 nghìn trong các doanh nghiệp dệt vào 800 nghìn trong các doanh nghiệp may mặc (chưa kể lao động gián tiếp làm việc trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu). Mặc dù lực lượng lao động trong các doanh nghiệp rất đông, nhưng luôn trong tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa những công nhân có tay nghề thấp, còn thiếu những công nhân tay nghề cao điều khiển những dây chuyền thiết bị may, cắt, là tự động điều khiển bằng máy tính lập trình sẵn hoặc có trình độ sản xuất sản phẩm cao cấp. Đây là một điểm bức xúc với các doanh nghiệp hiện nay.

Trình độ văn hoá lẫn chuyên môn của đội ngũ lao động còn thấp ảnh hưởng tới việc nâng cao tay nghề. Mặc dù hiện nay chưa có con số thống kê đầy đủ trên phạm vi toàn quốc, nhưng có thể sử dụng khảo sát trình trạng lao động ở các doanh nghiệp may thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm dệt may lớn chiếm 31% tổng

số lao động và 40- 50% năng lực sản xuất toàn ngành. Trong đó cơ cấu lao động dệt may của thành phố bao gồm lao động nhập cư chiếm tới 59%, các lao động này chủ yếu là lao động trẻ với 23% số người lao động dưới 20 tuổi, 47% số người lao động từ 21 đến 30 tuổi trong đó số người lao động có trình độ văn hoá cấp 1 là 21%, 61% người lao động có trình độ văn hoá cấp 2 và 14% trình độ văn hoá cấp 3, riêng những người công nhân tốt nghiệp cấp 3 chỉ chiếm 4%. Hầu hết những người có trình độ văn hoá thấp tham gia vào các khoá dạy nghề từ 3 đến 6 tháng ở các trung tâm dạy nghề. Họ biết dệt và may những mẫu đơn giản còn khi dệt vải hay may những quần áo xuất khẩu lại không đạt tiêu chuẩn. Muốn sử dụng những người lao động này, các doanh nghiệp phải đào tạo lại làm tăng chi phí và thời gian cho sản xuất. Đối với trưởng các dây chuyển, trình độ chuyên môn có trình độ trung cấp chỉ chiếm 10,5% trình độ cao đẳng chiếm 8,2% trình độ đại học là 6,5% và có đến 74,8% số lao động làm công tác chuyên môn không có bằng cấp chính quy.

1.4. Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định.

Tuy còn nhỏ bé, nhưng ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam đã phần nào hình thành được nền tảng quan trọng ban đầu của một ngành công nghiệp phụ trợ. Đến nay, trong ngành cơ khí dệt may, ngoài các xưởng cơ khí của các công ty dệt may, đã có bốn công ty chuyên ngành cơ khí dệt may làm hạt nhân cho sự phát triển của ngành này trong tương lai, hay trong công nghiệp sản xuất xơ sợi tổng hợp, tuy chưa thể tự sản xuất được nhưng chúng ta đã bước đầu có các dự án trong giai đoạn triển khai thực hiện. Đó là những cơ sở ban đầu cần thiết cho sự phát triển của công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam cũng đã giải quyết được một phần nhu cầu sử dụng trong nước, góp phần đưa ngành dệt may Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, chủ động hơn trong sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù chưa nhận được nhiều sự quan tâm cần thiết trong nhiều năm qua, nhưng ngành công nghiệp phụ trợ dệt may với nỗ lực phát triển của mình đã có thể cung cấp sản phẩm cho ngành dệt may trong nước với

khả năng đáp ứng được 20% nhu cầu phụ liệu may, 5-15% nhu cầu hoá chất, thuốc nhuộm và khoảng 20% nhu cầu máy móc thiết bị. Đây là một trong những tiền đề quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài góp phần giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường nói chung và trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Bảng 18: Sản lượng các sản phẩm phụ trợ ngành may Việt Nam 29


Mặt hàng

Đơn vị tính

Công suất thiết kế

Sản lượng hiện tại

1. Chỉ khâu

Tấn/ năm

3.500

3.000

2. Bông tấm

Triệu yard/ năm

33

33

3. Mex không dệt

Triệu yard/ năm

12

10

4. Cúc nhựa

Triệu chiếc/ năm

752

650

5. Khoá kéo

Triệu mét/ năm

65

60

6. Nhãn

Triệu chiếc/ năm

120

100

7. Băng chun

Triệu mét/ năm

25

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 10

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế:

Thứ nhất, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam còn quá nhỏ bé, số lượng doanh nghiệp ít, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Các sản phẩm sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu nội địa (trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đã tự giải quyết được 70- 80% nhu cầu). Do đó ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm phụ trợ với gần 80% nhu cầu nguyên phụ liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 100% thuốc nhuộm, 60- 70% nhu cầu máy móc thiết bị. Điều này đã giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam và hạn chế tính chủ động trong sản xuất của các doanh nghiệp dệt may, đồng thời dẫn đến một thực tế khác là tỷ lệ chi phí nhập khẩu sản phẩm phụ trợ so với giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam là rất lớn.

Bảng 19: Tổng hợp tình hình sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm ở Việt Nam.30



29 Nguồn: Ts. Nguyễn Ngọc Sơn(2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế(359), tr 58.



Loại

Lượng S/X trong nước

(tấn/năm )

Thành tiền

Mức độ đáp ứng nhu cầu

Tỷ đồng

USD

Nội địa

NK

Thuốc nhuộm

0,000

0,00

0,00

0,00

100,00

Chất trợ

353,125

12,66

1.117.484,20

5,00

95,00

Hoá chất cơ bản

1.989,375

29,84

1.888.647,15

15,00

85,00

Tổng cộng

2.342,500

47,50

3.006.131,35




Thứ hai, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa hình thành được các nhóm ngành sản xuất công nghệ cao như: ngành cơ khí chính xác, ngành công nghiệp hoá dầu và công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở sản xuất hiện tại lại không phát huy được hiệu quả hoạt động và không khai thác hết công suất thiết kế. Đây chính là một nghịch lý trong điều kiện máy móc thiết bị vừa thiếu lại vừa yếu, trong khi nhu cầu trong nước lại rất lớn.

Tóm lại những sản phẩm của công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước sản xuất có khả năng cạnh tranh rất thấp do không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng và thời gian giao hàng, giá cả lại cao hơn những sản phẩm nhập khẩu cùng loại nên không được ưa dùng. Hơn nữa các sản phẩm sản xuất được lại chủ yếu là những sản phẩm nhỏ lẻ, những bộ phận trong nhóm bán thành phẩm có giá trị thấp. Vì thế phần lớn các sản phẩm phụ trợ dệt may vẫn phụ thuộc vào nước ngoài.

2. Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam

2.1. Hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước

Từ những năm 90 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách tỷ giá dựa trên cơ sở thị trường. Cho đến cuối năm 1997, tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ duy trì ở mức ổn định trong khoảng 11.000 VNĐ/USD, và dao động không quá 5%. Trong năm 1997- 1998, dự trữ ngoại tệ giảm, thâm hụt tài sản vãng


30 Nguồn: Ts. Nguyễn Ngọc Sơn(2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế(359), tr 57.

lai cao gây áp lực làm giảm giá đồng tiền Việt Nam. Khủng hoảng tài chính khu vực cũng làm tăng áp lực này, Chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm làm dịu bớt dần áp lực làm mất giá đồng tiền Việt Nam và làm cho tỷ giá hối đoái phản ánh tốt hơn quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. Một trong những biện pháp đó là điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức và mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch (lên 10%). Việc điều chỉnh tỷ giá này đã có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp dệt may.

Phần lớn các khoản đầu tư cho ngành dệt may trong được tính bằng đồng ngoại tệ. Chính phủ Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8 năm 1998, nhiều doanh nghiệp đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu cho thấy là do đồng tiền Việt Nam bị mất giá, nên nguồn vốn vay đầu tư bằng ngoại tệ trên thực tế phải chịu lãi suất là 16,4%/năm. Như vậy, không một doanh nghiệp dệt may nào thực hiện đầu tư bằng ngoại tệ là không bị thua lỗ.

Mặt khác, như đã nêu trên, các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam so với đô la Mỹ tăng làm cho giá nhập khẩu trở nên đắt hơn. Điều này gây tổn hại đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may và qua đó làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may ở cả thị trường trong nước và thị trường Quốc tế trong đó có Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, do ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất nước ta nên Nhà nước đã thi hành chính sách bảo hộ thông qua các biện pháp như biện pháp thuế quan. Thuế suất cao đối với các sản phẩm vải đã được sản xuất trong nước và (40- 50%) và thấp đối với nguyên liệu và các sản phẩm dệt nhập khẩu cần cho sản xuất để xuất khẩu (0%).

Trong thời gian gần đây, trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tháng 1 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 55 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 24% so với tháng 12 năm 2008. Chỉ trong hai tháng đầu năm đã có khoảng 100.000 công nhân Việt Nam bị sa thải. Trước tình hình biến động như vậy, Chính phủ đã có kế hoạch hỗ trợ cho

các nhà sản xuất, giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ quý IV/2008 cho các doanh nghiệp dệt may, cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương còn lại chuyển sang năm sau của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ tối đa theo các kiến nghị của ngành từ kinh phí xúc tiến thương mại, xử lý nguồn vốn đào tạo, mua bông dự trữ, giảm thuế VAT nhập khẩu bông, dãn nợ cho vay đầu tư, đưa dự án đầu tư dệt may vào nguồn ưu đãi, trích tỷ lệ % trên kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhằm thực hiện mục tiêu duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động và phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu cao, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất trên thị trường thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

Nhìn chung, tuy rằng mấy tháng đầu năm 2009 ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ giảm sút kim ngạch và sức cạnh tranh kém đi nhưng ngành đã nhận được ưu tiên hỗ trợ phát triển hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước. Để tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam so với các đối thủ, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của ngành và của chính các doanh nghiệp dệt may.

2.2. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Việt Nam

Nguồn vốn đầu tư trong ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, dây truyền sản xuất tiên tiến hiện đại cũng như đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, thực hiện công tác Marketing, phát triển thương hiệu... Với Việt Nam, nguồn vốn tích luỹ chỉ chiếm khoảng 20- 25% trong tổng vốn đầu tư, hơn 70% tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành dệt may Việt Nam phải trông chờ vào tài trợ từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng (ODA, UNDP...) và đầu tư nước ngoài. Trong những năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam đã tăng lên lên đáng kể.

Bảng 20: Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam qua các năm


Năm

Số dự án

Số vốn đầu tư (USD)

1988

1

8.343.012

1989

2

2.165.001

1990

1

4.045.000

1991

4

8.282.239

1992

13

58.201.904

1993

19

322.078.152

1994

22

109.018.440

1995

29

536.680.759

1996

33

291.366.505

1997

20

360.714.025

1998

9

90.229.887

1999

19

54.481.952

2000

43

197.120.553

2001

72

428.757.810

2002

158

342.317.165

2003

110

620.629.887

2004

88

378.236.212

2005

121

543.034.321

2006

130

697.511.667

2007

160

1.214.090.259

2008

55

382.626.994

Tổng

1109

6.649.931.744

Nguồn:http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=644&Matheloai=60

Qua bảng số liệu về tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam ta có thể thấy số dự án đầu tư qua các năm đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 1988, khi Việt Nam mới mở cửa thị trường được hai năm, cả ngành dệt may chỉ thu

hút đầu tư nước ngoài ở một dự án với tổng số vốn là 8.343.012 USD thì con số dự án đã tăng lên 13 lần sau năm năm vào năm 1992 với số vốn là 58.201.904 USD và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 là giai đoạn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam ổn định nhất với hơn 100 dự án mỗi năm (chỉ riêng có năm 2004 có 88 dự án) đem lại một số lượng lớn vốn đầu tư cho ngành (đặc biệt là năm 2007 với 160 dự án và tổng số vốn hơn 1,2 tỷ USD). Chính nhờ lượng vốn ổn định trong giai đoạn này đã giúp cho ngành tập trung đầu tư một số lượng máy móc thiết bị, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Quốc tế trong đó có Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, do việc đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam phải trông chờ nhiều vào nguồn vốn bên ngoài làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn bị động vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài không phải lúc nào cũng ổn định và thậm chí có những năm phê duyệt được rất nhiều dự án nhưng số vốn lại không lớn lắm như năm 1999 có tới 19 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may nhưng số vốn lại chỉ có 54,4 triệu USD trong khi năm 1997 với 20 dự án được phê duyệt nhưng tổng vốn đầu tư lên tới 360,7 triệu USD. Ngoài giai đoạn từ 2002 đến 2007 là giai đoạn thu hút đầu tư vào ngành tăng đều và khá ổn định thì đến năm ngoái, năm 2008 cả nước ta chỉ thu hút được 382,6 triệu USD với 55 dự án, giảm nhiều so với năm 2007.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam trong những năm qua đã góp phần cải thiện năng lực sản xuất hàng dệt may một cách đáng kể, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam, nhưng để có thể cạnh tranh được với hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ, chúng ta cần phải thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may và đặc biệt là các dự án lớn.

2.3. Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có được sự ưu đãi về mọi mặt từ phía Chính phủ Hoa Kỳ, thu hút

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí