Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

CNGD : Công nghệ giáo dục

GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDTH : Giáo dục tiểu học

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

KH : Kế hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nxb : Nhà xuất bản

PCGD : Phổ cập giáo dục

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn - 2

PPDH : Phương pháp dạy học

TCN : Trước công nguyên

TH : Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở

XMC : Xóa mù chữ

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Đánh giá của các khách thể điều tra về năng lực DHPH của giáo viên

các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 35

Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng

đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 36

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh

Bắc Kạn 38

Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn .. 40

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 41

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng năng

lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học 43

Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 44

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 46

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 47

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học vùng

đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 48

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường tiểu học

vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 49

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa

cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 51

Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 80

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn 82

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lý luận hiện đại khẳng định quan điểm chủ đạo của xu hướng đổi mới giáo dục hiện đại là chú trọng phát triển năng lực và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Cho đến hiện nay có rất nhiều lý thuyết dạy học hướng đến phát huy năng lực học tập của học sinh, trong đó dạy học phân hóa là một quan điểm thực hiện có hiệu quả xu hướng dạy học này.

Trên thực tế trong cùng độ tuổi các em học sinh vừa có sự giống nhau và vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, hoàn cảnh, nề nếp gia đình. Nếu những em học sinh có mức độ tư duy chậm, học yếu, hổng kiến thức, thiếu tự tin… phải học cùng với những em học sinh có mức độ tư duy cao, khả năng tiếp thu nhanh… sẽ dẫn đến tình trạng học sinh chán học, tư ti, mặc cảm…Ngược lại, những em học sinh có mức độ tiếp thu nhanh học cùng với những học sinh có mức độ tiếp thu chậm thì sẽ dẫn tới thiếu hứng thú, chủ quan, không phát huy được khả năng của bản thân. Chính vì vậy, việc phát hiện điểm yếu, điểm mạnh của từng học sinh để có hướng bù đắp lỗ hổng kiến thức, có biện pháp quan tâm, hỗ trợ, động viên thì sẽ tạo động lực thúc đẩy học tập, biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập giúp học sinh có điều kiện phát triển tốt nhất so với năng lực và hoàn cảnh của bản thân.

Dạy học phân hóa là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm – sinh lý, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của mỗi học sinh.

Tuy nhiên, hiện nay giáo viên chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của việc dạy học phân hóa nên việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung dạy học phân hóa còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhiều bất cập và hạn chế.

Đối với các phòng giáo dục, việc xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên chưa được chuẩn bị tốt. Năng lực chỉ đạo, tập huấn cho đội ngũ giáo viên tiểu học về kĩ năng dạy học phân hóa của một số chuyên viên còn nhiều hạn chế. Hình thức bồi dưỡng vẫn nghe giảng với số lượng


lớn học viên, phương pháp bồi dưỡng vẫn thuyết trình là chính, công tác tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thiếu giám sát kiểm tra, trên thực tế, việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên còn hình thức, chưa chủ động, một số người chưa xem tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ. Do vậy chưa mang lại hiệu quả bồi dưỡng như mong muốn.

Đặc biệt, đối với giáo viên Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn, việc bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đối với học sinh, các em hầu hết là những dân tộc ở khu vực miền núi và dân tộc thiểu số, có những nét tâm lý đặc trưng, riêng biệt, các em còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, điều kiện gia đình cũng còn nhiều hạn chế vì thế mà vai trò và ảnh hưởng của người giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển toàn diện của các em. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên còn lúng túng trong thiết kế giáo án và tổ chức dạy học phân hóa. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu chuyên sâu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đã đặt ra.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn

4.2. Phát hiện thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế, bất cập, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tiễn, thì sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh.

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn.

- Thời gian khảo sát: từ năm 2017 đến năm 2019.

- Địa bàn nghiên cứu: 04 trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.

- Khách thể khảo sát: 04 trường Tiểu học, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng.

- Khách thể thực nghiệm: CBQL, giảng viên, giáo viên các trường Tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Bắc Kạn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động bồi dưỡng của báo cáo viên và học viên (giáo viên tiểu học) để tìm hiểu thực trạng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên và thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

Phương pháp điều tra viết: xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá về hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

Phương pháp phỏng vấn: thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp phỏng vấn các báo cáo viên và học viên, CBQL giáo dục về các vấn đề liên quan đến năng lực dạy học phân hóa của giáo viên và hoạt động quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến chuyên gia về biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên và hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn.

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Ở Phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã đề cao PPDH phân hoá. Trong giảng dạy, ông chia nội dung làm hai phần: một phần tâm truyền và một phần công truyền. Phần công truyền nói về luân thường đạo lý để dạy cho mọi người, phần tâm truyền nói về sự cao xa khó hiểu hơn để dạy riêng cho những người có tư chất đặc biệt. Ông nhấn mạnh, mỗi người phải tự mình học tập để lĩnh hội lấy kiến thức chứ không phải qua giảng giải nhiều lời của thầy giáo. Ông đòi hỏi sự nỗ lực cao của từng cá nhân và yêu cầu thầy giáo phải tuỳ vào đặc điểm của từng người mà tìm ra cách dạy cho thích hợp. Từ xa xưa ông cha ta cũng đã vận dụng cách thức dạy học dựa trên đặc điểm và trình độ cá nhân của mỗi người học. Trong thời phong kiến xuất hiện kiểu dạy học thầy đồ (một thầy cùng một lúc dạy nhiều trò với nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau). Kiểu dạy này bắt buộc thầy phải quan tâm đến từng người để có cách dạy phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức và nhu cầu của họ [dẫn theo 26].

Ở Phương Tây, xuất hiện nhiều nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ đã chú ý đến dạy học hướng vào người học, khai thác tiềm năng của mỗi cá nhân HS. Từ những năm 30 - 40 của thế kỷ trước, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đã được các nhà giáo dục Nga quan tâm và đặt lên hàng đầu về công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

J.A.Comenxki (1592 - 1670) cho rằng dạy học phải phát huy tính tích cực, tính chủ động của HS, dẫn dắt các em suy nghĩ tìm tòi để tự mình nắm được bản chất vấn đề học tập. Ông cho rằng, nếu không phát huy được tính tích cực, chủ động tồn tại trong mỗi HS thì dạy học sẽ không có ý nghĩa gì cả [10].

J.J.Rutxô (1712 - 1778) quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của mỗi con người, phải lôi cuốn HS vào mỗi quá trình học tập làm cho họ tích cực, tự lực tìm tòi, khám

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí