Đánh Giá Chung Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội


Nhìn chung, khách hàng vẫn chưa hài lòng với các dịch vụ cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đòi hỏi NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình. Điều này được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 2.18. Đánh giá chung của khách hàng về dịch vụ cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội


STT


Chi tiết

Tỷ lệ (%)

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

1

Cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ

47,3

36,6

16,1

2

Dịch vụ đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng

54,5

32,1

13,4

3

NHCSXH HN là nơi đáng tin cậy

52,7

23,2

24,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: tác giả khảo sát và tổng hợp

2.4 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách - Chi nhánh TP Hà Nội

2.4.1 Thành công đạt được

Trong những năm qua, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã tích cực thựchiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới, GQVL, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Một số thành công đã đạt được của chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội như sau:

Một là, chương trình cho vay đã cho vay trên 48 nghìn lượt khách hàng vay vốn GQVL, góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 186 nghìn lao động. Trong đó đã giúp 116 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề. Đồng thời, giới thiệu và tạo việc làm cho 100 nghìn các đối tượng sau đào tạo nghề có việc làm thu nhập ổn định, chiếm tỷ lệ 86% tổng số lao động được đào tạo. Đây là những kết quả vô cùng to lớn mà NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã đạt được.

Hai là, quy mô chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội ngày càng tăng qua các năm, thể hiện qua: Tổng doanh số cho vay GQVL tăng từ 1.387.744 triệu đồng năm 2017 lên 2.013.915 triệu đồng năm 2019. Tổng doanh


số thu nợ của chi nhánh cũng tăng nhanh qua các năm từ 803.609 triệu đồng năm 2017 lên 1.098.853 triệu đồng năm 2019. Dư nợ cho vay năm 2018 là 2.856.165 triệu đồng, tăng 562.705 triệu đồng so với năm 2017, tương đương tốc độ tăng 24,5%. Năm 2019 dư nợ cho vay đạt 3.768.589 triệu đồng, tăng 912.424 triệu đồng so với năm 2018, tương đương tăng 31,9%. Số lượng khách hàng vay vốn và mức vốn vay bình quân cũng tăng qua các năm.

Ba là, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm.

Cùng với sự tham gia quản lý chương trình của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức hội, đoàn thể, quần chúng… thông qua hoạt động cho vay, các tổ chức này đã có điều kiện đi sâu, đi sát với từng cơ sở, gắn kết hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình, đẩy mạnh các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi.

Với những mặt đã làm được trên đây đã khẳng định chủ trương, chính sách tín dụng thực hiện cho vay GQVL thời gian qua là đúng, phù hợp với cuộc sống và được nhân dân, cấp uỷ, chính quyền địa phương đồng tình ủnghộ.

Bốn là, mức lãi suất cho vay về cơ bản đáp ứng được đa số khách hàng vay vốn (Bảng 2.15), cụ thể: 46,5% khách hàng được khảo sát đồng ý đánh giá lãi suất cho vay hấp dẫn, 44,6% khách hàng đồng ý với lãi suất cho vay thấp hơn các tổ chức tín dụng khác, 49,1% khách hàng đồng ý với phương pháp tính lãi cụ thể, 59,9% khách hàng đồng ý bảng thông tin lãi suất được cập nhật thường xuyên. Qua đó cho thấy lãi suất chương trình cho vay cơ bản phù hợp với nhu cầu và khách hàng chấp nhận vay vốn với mức lãi suất quy định tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

a. Những hạn chế, tồn tại

Từ khi tiếp nhận chương trình cho vay từ Kho bạc Nhà nước và tiến hành cho vay thông qua nghiệp vụ cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội, công tác cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần nhìn nhận rõ những những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó để đưa ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hơn nữa chất lượng của cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.


Thứ nhất: Nợ quá hạn chương trình cho vay GQVL còn cao so với dư nợ quá hạn chung tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, mặc dù đối tượng vay không phải là hộ nghèo. Trong đó có nhiều dự án không có khả năng trả được nợ như: dự án cho vay Công đoàn Công ty cổ phần May Minh Phương,...

Thứ hai: Tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trên tổng dư nợ còn thấp. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chương trình cho vay GQVL còn thấp hơn so với mức độ tăng trưởng tín dụng bình quân của toàn ngành tính chung cho tất cả các chương trình.

Thứ ba: Số lượng các đối tượng được vay vốn của chương trình cho vay GQVL không nhiều và mức vốn cho vay còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Thứ tư: Tỷ lệ hoàn trả vốn thấp. Tỷ lệ hoàn trả vốn trong kỳ đạt từ 94-95%, trong khi đó tỷ lệ hoàn trả vốn chung tất cả các chương trình cho vay tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội là 99%.

Thứ năm: Tình hình nợ xấu đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với mức nợ quá hạn chung của tất cả các chương trình cho vay tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội là 0,04% (năm 2019) thì tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình cho vay GQVL còn quá cao (2,65%).

Thứ sáu: Vẫn còn nhiều khách hàng chưa thực sự hài lòng về mức vốn vay, thời hạn cho vay, thái độ, trình độ của nhân viên,…

b. Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên của thực trạng cho vay GQVL đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể. Để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho vay GQVL thì phải phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Thứ nhất, Thời gian để tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn và thời gian hoàn thiện thủ tục giải ngân từ khi có quyết định chính thức cho vay còn kéo dài. Nếu tính tối đa thời gian từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin vay vốn đến khi khách hàng được phát tiền vay là 20 ngày. Nhiều nơi, ngành Lao động thương binh và xã hội hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương chưa chủ động và khẩn trương


tìm kiếm, hướng dẫn xây dựng dự án và tổ chức thẩm định dự án nên vốn cho vay ra rất chậm, gây ứ đọng vốn.

Thứ hai, Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm Ngân sách nhà nước bổ sung từ 200 đến 300 tỷ đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, Việc hướng dẫn xác định tiêu chí cho vay để giải quyết cho một lao động có việc làm chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên vốn cho vay phần lớn vẫn tập trung cho hộ gia đình, rất khó xác định số lao động được tạo việc làm. Vốn theo kênh của Tổng liên đoàn lao động có nơi phần lớn cho cán bộ công nhân viên các sở, ban, ngành của thành phố vay, gây nhiều ý kiến không nhất quán về chương trình này.

Thứ tư, Do nguyên nhân chủ quan từ phía con người, cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc do mạng lưới phòng giao dịch chưa có ở tất cả các xã, thêm vào đó lượng cán bộ ở mỗi phòng giao dịch chỉ chiếm từ 5 đến 7 người. Chưa tổ chức được thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao kỹ năng cũng như trình độ thẩm định dự án. Trình độ cán bộ còn chưa đồng đều.

Thứ năm, Chưa trang bị được hệ thống thông tin thông suốt đến từng cơ sở. Việc xây dựng chế độ báo cáo định kỳ chưa được cụ thể dẫn đến tình trạng cấp trên chưa kịp thời nắm bắt thông tin để có những chỉ đạo kịp thời.

Thứ sáu, Việc phối hợp với các đơn vị uỷ thác tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc vay vốn của khách hàng qua đơn vị uỷ thác gặp nhiều khó khăn.

Thứ bảy, Một số đối tượng vay vốn chưa có định hướng để sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, sử dụng sai mục đích vayvốn. Chính vì vậy, làm giảm hiệu quả của chương trình vay vốn.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1 Định hướng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025

Trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam bên cạnh lực lượng lao động dồi dào vừa là thế mạnh vừa là thách thức, thì GQVL đầy đủ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho vay GQVL, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội trên địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung cần vạch ra một số định hướng trọng tâm trong công tác sử dụng nguồn vốn này là:

Đánh giá, xác định nguồn lực lao động trong độ tuổi, việc phân bố nguồn lực đó cụ thể hiện nay trong các thành phần lĩnh vực kinh tế nào của tỉnh. Từ đó có những giải pháp để phát huy nguồn lực yếu tố con người, đào tạo và hỗ trợ tìm việc làm phù hợp để phát huy tối đa nguồn lực sẵn có.

Xác định vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, từ đó có các giải pháp định hướng làm ăn và đào tạo nghề cho vùng, ngành đó. Sau đó dùng nguồn vốn cho vay ưu đãi GQVL cho vay các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển theo định hướng trong vùng hay lĩnh vực được xác định.

Mở rộng lĩnh vực cho vay, đối tượng được vay. Chú trọng đầu tư các dự án tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề ở khu vực thành thị nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, đồng thời phát triển các dự án chăn nuôi, trồng trọt ở khu vực nông thôn tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới hoặc tăng thêm thời gian lao động cho xã hội.


Công tác thẩm định dự án cho vay cần chặt chẽ hơn đảm bảo tạo điều kiện cho những dự án có tính khả thi có nguồn vốn phát triển hiệu quả, thu hút lao động, mang lại kinh tế cho chủ dự án, góp phần tăng thu nhập và GQVL cho người lao động. Bên cạnh đó loại bỏ những dự án không khả thi có thể là gánh nặng thêm cho xã hội.

Tăng cường nguồn vốn cho vay GQVL bằng cách tranh thủ nguồn vốn TW, nguồn vốn của địa phương chuyển sang cho NHCSXH cho vay. Thu hút các nguồn vốn ủy thác của các chủ đầu tư ủy thác cho NHCSXH cho vay để nâng cao mức vay của các dự án hiện nay, đồng thời tăng số dự án được vay vốn.

Gắn công tác cho vay với công tác quản lý sau vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, tránh rủi ro, thất thoát.

Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội đến năm 2025

STT

Chỉ tiêu

Mục tiêu

1

Tăng trưởng nguồn vốn cho vay

8%/năm

2

Thời hạn cho vay

10 năm

3

Tăng trưởng mức vốn cho vay

10%/năm

4

Tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn

10%/năm

Nguồn: Chiến lược phát triển cho vay GQVL tại NHCSXH chi nhánh đến năm 2025

Để thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về GQVL, phát triển kinh tế, ổn định xã hội được đúng hướng, cần phải xác định quan điểm về sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách nhất quán nhằm đảm bảo được hiệu quả bền vững lâu dài với một số quan điểm như sau:

Một là, công tác tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế đất nước đi đôi với ổn định xã hội là mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước trong tiến trình phát triển và hội nhập. NHCSXH là một công cụ của Nhà nước sử dụng để chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vai trò đó Ngân hàng CSXH cần nhận thức rõ tầm quan trọng của mình trong việc cung cấp nguồn vốn của Chính Phủ nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước phục vụ tốt hơn công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn TP.Hà Nội.


Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay GQVL cần thực hiện gắn liền với chính sách, chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Vì thế cần thiết phải tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương.

Ba là, chương trình cho vay GQVL mang tính chất ưu đãi với lãi suất thấp, chính vì thế công tác tuyên truyền chủ trương chính sách ưu đãi phải sâu rộng để mọi thành phần kinh tế và người dân nắm bắt, có thể tiếp cận nhanh chóng kịp thời khi có nhu cầu.

Bốn là, cần nâng cao nhận thức người dân về ý nghĩa, tính chất của nguồn vốn đó là GQVL , từ đó khởi tạo cho họ có hướng làm ăn, được vay vốn hỗ trợ từ NHCSXH.

Năm là, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn GQVL phải gắn với bảo toàn và thường xuyên bổ sung nguồn vốn. Chính vì thế cần đảm bảo hiệu quả các dự án, sử dụng vốn đúng mục đích, thu hút được lao động nhàn rỗi, tạo việc làm hoặc tăng thêm thời gian lao động cho người lao động.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

3.2.1. Tập trung đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Đây là giải pháp quan trọng nhất bởi vì hiện tại nguồn vốn mới đáp ứng được 58,7 % nhu cầu của người vay. Còn 41,3% nhu cầu còn lại là vẫn chưa đáp ứng được vì Chính phủ và các bộ ban ngành rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn do không huy động được hết nguồn vốn nhàn rỗi. Do đó NHCSXH cần phải huy động nguồn vốn từ nhiều cách và các hình thức khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng về nguồn vốn.

a. Đa dạng các nguồn vốn

* Nguồn vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất:

- Đối với NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội để tạo lập được nguồn vốn lãi suất thấp hay không lấy lãi cần tăng cường tranh thủ hơn nữa trong mối quan hệ với các cấp ngành từ Thành phố xuống các quận huyện. Thuận lợi của Chi nhánh là


các thành viên trong Ban đại diện từ cấp Thành phố xuống các quận huyện đều là lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện là Phó chủ tịch thường trực các cấp.

Bên cạnh thuận lợi trên, để huy động được vốn Chi nhánh cần chủ động tham mưu cho Ban đại diện của các cấp trong việc chỉ đạo điều hành và tạo điều kiện cho hoạt động tại NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là việc tạo lập vốn hàng năm dựa trên việc tăng thu, giảm chi từ ngân sách các cấp để chuyển một phần nguồn đó uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội cho vay (có phí hoặc không có phí).

Từ khi thành lập đến nay, hàng năm UBND Thành phố Hà Nội đều trích một phần ngân sách nhờ tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để phát triển hoạt động cho vay GQVL.

NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội nên chủ động tham mưu cho Ban đại diện các cấp hàng năm bổ sung nguồn ngân sách vào quỹ khuyến học địa phương và chuyển một phần uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để cho vay, vừa đáp ứng một phần nào nhu cầu về vốn của người dân đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu chính trị

- xã hội trên toàn Thủ đô nói chung và từng quận huyện nói riêng.

Nguồn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay mức gửi tiết kiệm của tổ viên còn thấp nội thành là 200.000đ/hộ/tháng, ngoại thành là 50.000 đồng/hộ/tháng nên cần tuyên truyền sâu rộng hơn lợi ích của việc gửi tiết kiệm tổ nhằm nâng mức gửi trung bình của tổ viên lên 250.000 đồng. Năm 2017 nguồn vốn huy động qua tổ TK&VV là 274 tỷ đồng, tăng 68 tỷ đồng so với năm 2016. Nếu duy trì tốt đây là nguồn vốn ổn định với lãi suấy thấp cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Muốn làm được việc này thì quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV do NHCSXH ban hành cần phải có những cải tiến, tạo thuận lợi nhất về phương thức phục vụ để tất cả các đối tượng có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cư trú thông qua việc ủy nhiệm tại NHCSXH cho các Tổ TK&VV, người gửi tiền được gửi và rút theo nhu cầu với mức lãi suất hợp lý vì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022