Đánh Giá Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Trồng Rừng Keo Lai Tại Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng


+ Cấm người vào chặt phá và bẻ cây rừng.

+ Thường xuyên tuần tra canh gác nhằm phát hiện các tác nhân phá hoại rừng để ngăn chặn kịp thời.

3.1.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Trong quá trình trồng rừng Keo lai có những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi

Keo lai cũng như các loài cây khác đều đòi hỏi một điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp để có thể thích ứng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tự nhiên ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng thích hợp cho việc trồng rừng Keo lai. Cây Keo lai sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn, phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong khu vực nghiên cứu.

Cây Keo lai được ví như cây xóa đói giảm nghèo cho người dân ở địa bàn miền núi. Nguồn giống sẵn có và đã được tỉnh và huyện đầu tư hỗ trợ tương đối tốt như đưa ra những giống tốt, có năng suất cao nhằm phục vụ cho người dân trong huyện. Kỹ thuật trồng đơn giản, hiện nay rất nhiều người dân nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Keo lai.

Khó khăn

Bên cạnh những thuân lợi thì có những khó khăn sau: Địa hình trồng rừng Keo lai nhìn chung là khó khăn, xa xôi, độ dốc cao khó cho việc chăm sóc, bảo vệ. Thời tiết là một trở ngại lớn, mùa khô hay gây cháy rừng. Ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng chưa xảy ra tình trạng cháy rừng nhưng mùa hè, nhiệt độ cao, nắng, nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. Việc phòng chống cháy rừng cũng ảnh hưởng đến doanh thu của rừng trồng. Nhận thức của một số người dân còn hạn chế, việc áp dụng kỹ thuật trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng trồng còn chưa đúng kỹ thuật, dẫn đến năng suất chưa cao.


Tuy cây Keo lai sinh trưởng nhanh, phù hợp với huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng gỗ mềm, hay bị gẫy ngọn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của rừng trồng. Qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu thì tỷ lệ cây gẫy ở các xã tương đối đồng đều nhau giao đồng từ 9,14 – 9,86 %. Với tỷ lệ cây gẫy lớn như vậy, ảnh hưởng đến năng suất của rừng trồng và gây tâm lý không tốt với các hộ gia đình kinh doanh rừng trồng Keo lai.

Chất lượng lượng giống tốt, nhưng còn đắt, do vậy người dân vẫn còn trồng rừng với nguồn giống trôi nổi không rò nguồn gốc, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rừng trồng.

Thị trường tiêu thụ lớn, nhưng người dân thiếu thông tin thị trường, khi bán vẫn phải qua khâu trung gian. Do vậy, người dân khi bán vẫn còn bị ép giá chưa đúng với giá cả của thị trường. Nguồn vốn của người dân còn rất hạn hẹp, do vậy việc đầu tư vào trồng rừng còn nhiều hạn chế.

3.2. Sinh trưởng, năng suất và trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, đề tài khảo sát Keo lai giống BV10 được trồng ở 5 xã trong huyện. Ở đây, người dân trồng rừng bằng giống BV10. Đất trồng rừng ở đây chủ yếu là đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá biến chất, một loại đá phiến mềm, dễ phá hủy, độ dày tầng đất 60 - 120 cm, tơi xốp, độ dốc từ 5 – 250 , thảm thực vật dưới tán rừng là cỏ, cây ràng ràng, cây bụi, và lớp thảm mục mỏng.

3.2.1. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 5 tuổi

Qua điều tra thực tế, rừng trồng ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, mật độ ban đầu trồng khoảng 1660 cây/ha, sau 5 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 1328 - 1360 cây, trung bình là 1343 cây/ha.

Đề tài đã thiết lập 5 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Kết quả tính toán số liệu được thể hiện ở bảng 3.5.


Số ký hiệu OTC


Mật độ (N/ha)

D1.3 (cm)

H vn (m)


M

(m3/ha)

Năng suất (m3/ha/năm)

X

V%

X

V%

1

1340

11,59

5,11

13,17

5,87

97,73

21,30

4

1360

12,06

5,31

14,05

5,30

107,32

21,47

7

1334

11,44

4,74

13,30

6,76

98,40

20,77

10

1328

11,67

5,23

13,52

6,13

95,15

20,47

13

1356

11,78

6,13

13,14

5,79

94,43

21,74

TB

1343

11,71

5,30

13,44

5,97

98,61

21,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảng 3.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 5 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng


Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, sinh trưởng Keo lai ở huyện Bảo Lạc là tốt cả về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao năm đạt 2,63- 2,81 m/năm, trung bình là 2,69m, hệ số biến động 5,30% - 6,76%, trung bình là 5,97%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 2,29 – 2,41 cm/năm, trung bình là 2,34 cm/năm, hệ số biến động 4,74% - 5,31%, trung bình là 5,09%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 20,77m3 – 21,74 m3 , trung bình là 21,15m3 /ha/năm

3.2.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 7 tuổi

Qua khảo sát thực tế, rừng trồng ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tương đối tốt, mật độ ban đầu là 1660 cây/ha, sau 7 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 1180 - 1260 cây, trung bình là 1237 cây/ha. Kết quả điều tra sinh trưởng và phát triển của rừng Keo lai 7 tuổi được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây.

Số liệu được tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế tại các OTC đối với rừng trồng Keo lai 7 năm tuổi, số ký hiệu các OTC là: 2, 5, 8,11,14, lần lượt tại các xã: Cô Ba, Cố Pàng, Hưng Thịnh, Khánh Xuân, Thượng Hà.


Số ký hiệu OTC


Mật độ N/ha

D1.3 (cm)

H vn (m)


M

(m3/ha)


Năng suất (m3/ha/năm)

X

V%

X

V%

2

1240

14,42

6,11

16,43

6,87

149,10

23,30

5

1260

14,56

7,31

16,40

7,30

150,32

25,17

8

1180

14,14

7,74

15,99

6,76

145,40

24,77

11

1250

15,01

6,25

15,75

7,12

151,20

24,63

14

1255

14,76

6,48

16,21

6,46

147,56

25,47

TB

1237

14,59

6,78

16,12

6,90

148,72

22,67

Bảng 3.5. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 7 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng


Qua số liệu tổng hợp tại bảng 3.5 ta thấy, sinh trưởng Keo lai 7 tuổi ở huyện Bảo Lạc là khá tốt về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao đạt giá trị từ 15,75m – 16,43m, trung bình là 16,12m, hệ số biến động 6,46% - 7,30%, trung bình là 6,90%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 2,02 – 2,14 cm/năm, trung bình là 2,08 cm/năm, hệ số biến động 6,11% - 7,74%, trung bình là 6,78%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 23,30m3 – 25,77 m3 , trung bình là 22,67m3 /ha/năm.

3.2.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 10 tuổi

Qua khảo sát thực tế, rừng trồng cây Keo lai 10 tuổi ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tốt, sau 10 năm trồng, mật độ cây giảm đáng kể. Mật độ ban đầu trồng khoảng 1660 cây/ha, sau 10 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 922 - 1134 cây, trung bình là 1028 cây/ha, mật độ trung bình còn khoảng 61% so với ban đầu. Có thể thấy mật độ cây giảm dần theo số tuổi tăng của cây, cây trồng tại năm thứ 10 có mật độ thấp nhất.

Đề tài đã thiết lập 5 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Kết quả tính toán số liệu được thể hiện ở bảng 3.6.


Số ký hiệu OTC


Mật độ N/ha

D1.3 (cm)

H vn (m)


M

(m3/ha)


Năng suất (m3/ha/năm)


X

V%


X

V%

3

922

15,98

8,45

18,64

7,65

183,1

28,45

6

1100

16,07

9,34

17,56

9,23

227,6

30,51

9

1005

15,73

9,06

17,92

9,13

194,40

29,43

12

981

16,41

10,45

18,13

8,87

187,45

28,98

15

1134

16,07

9,63

18,67

10,12

220,18

32,51

TB

1028

16,05

9,39

18,18

9,00

202,55

29,90

Bảng 3.6. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 10 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng




Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, sinh trưởng Keo lai ở huyện Bảo Lạc là tốt cả về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao dao động từ 17,56 – 18,67m, trung bình 1,82m/năm, hệ sô biến động 7,65% - 10,12%, trung bình là 9,00%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 1,57 – 1,64 cm/năm, trung bình là 1,61 cm/năm, hệ số biến động 8,45% - 10,45%, trung bình là 9,39%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 28,45m3 – 32,51 m3 , trung bình là 29,90m3 /ha/năm.

Như vậy có thể thấy tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là khá tốt, tuy nhiên ở cùng một độ tuổi thì tại các địa phương khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát triển khác nhau, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc cây của người dân địa phương. Qua số liệu điều tra tại các bảng 3.4, 3.5; 3.6 cho thấy tại Thượng Hà tốc độ sinh trưởng và năng suất đạt cao nhất, tiếp theo là Cốc Pàng. Tại tuổi thứ 10, năng suất tại Cô Ba là thấp nhất, tỷ lệ thuận với số cây còn lại.

3.2.4. Trữ lượng carbon của rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

3.2.4.1. Trữ lượng carbon của cây cá thể Keo lai

Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi khảo sát rừng trồng Keo lai ở 5 xã Cô Ba, Cốc Pàng, Hưung Thịnh, Khánh Xuân, Thượng Hà. Do điều kiện có hạn, ở mỗi xã chúng tôi chỉ thiết lập 1 OTC để tính toán trữ lượng carbon tại


rừng trồng Keo lai 7 tuổi, mỗi ô tiêu chuẩn đề tài chặt hạ 3 cây điển hình như tốt, trung bình và nhỏ để tiến hành giải tích cây xác định trữ lượng carbon trong từng bộ phận của cây.

Trữ lượng carbon trong cây cá thể Keo lai được tính toán dựa trên nghiên cứu sinh khối cây cá thể và hàm lượng carbon phân tích tại phòng thí nghiệm. Trữ lượng carbon cho từng cây cá thể được tính toán theo công thức (2.10) nêu ở chương 2. Kết quả và cơ cấu trữ lượng carbon trong cây cá thể Keo lai trồng ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở bảng 3.7.


OTC


Mật độ N/ha

Trữ lượng carbon (kg/cây)


R/S


Trên mặt đất

Dưới

mặt đất


Tỷ lệ (%)


Tổng

Thân

Cành

Tổng

Rễ

Thân

Cành

Rễ

2

1240

32,33

8,54

2,82

43,69

6,40

64,49

17,07

5,66

12,78

50,09

0,15

5

1260

30,93

9,75

3,19

43,87

6,67

61,26

19,19

6,33

13,21

50,54

0,15

8

1180

33,68

11,42

3,35

48,45

6,42

61,31

20,93

6,08

11,68

54,87

0,13

11

1250

32,67

10,43

3,45

46,55

6,37

61,74

19,71

6,51

12,04

52,92

0,15

14

1255

33,21

11,24

2,97

47,42

6,72

61,34

20,76

5,49

12,41

54,14

0,15

TB

1237

32,57

10,23

3,16

45,96

6,52

62,06

19,49

6,02

12,43

52,48

0,15

Bảng 3.7. Trữ lượng carbon trong cây cá thể giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng


Hình 3 2 Cơ cấu carbon trong cá thể Keo lai 7 tuổi Kết quả ở bảng 3 7 cho thấy 1


Hình 3.2. Cơ cấu carbon trong cá thể Keo lai 7 tuổi


Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, trong cây cá thể Keo lai lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây và dao động từ 30,93 kg/cây đến 33,68 kg/cây, trung bình là 32,57 kg/cây, cơ cấu lượng carbon tương ứng từ 61,26% đến 64,49%, trung bình là 62,06%; tiếp đến là lá cây dao động từ 8,54 kg/cây đến 11,42 kg/cây trung bình là 10,23 kg/cây chiếm 19,49%; lượng carbon, trong rễ dao động từ 6,37 kg/cây đến 6,67 kg/cây, trung bình là 6,52 kg/cây, chiếm 12,43% và thấp nhất là lượng carbon trong cành cây dao động từ 2,82 kg/cây đến 3,45 kg/cây, trung bình là 3,16 kg/cây, chiếm 6,02%.

Tổng trữ lượng carbon trong cây cá thể của các lô rừng khảo sát ở huyện Bảo Lạc dao động từ 50,09kg/cây đến 54,87kg/cây, trung bình là 52,48kg/cây.

Tỷ lệ trữ lượng carbon dưới mặt đất với trên mặt đất tương đối đồng đều giữa rễ với phần trên các bộ phận của cây, trung bình là 0,15

3.2.4.2. Trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai

Từ kết quả xác định sinh khối, việc phân tích và xác định hàm lượng và lượng carbon trong các bộ phận của cây được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Dựa trên các kết quả phân tích, nghiên cứu đã tiến hành tính toán lượng carbon bình quân cho toàn lâm phần của rừng trồng Keo lai kết quả được thể hiện ở bảng 3.8.


OTC


Mật độ (N/ha)

Trữ lượng carbon ở thảm mục

Trữ lượng carbon ở tầng cây gỗ

Tổng lượng Carbon

(Tấn/ha)

Tấn/ha

%

Tấn/ha

%

2

1240

3,24

4,85

62,90

95,15

66,14

5

1260

3,98

5,47

66,15

94,53

70,13

8

1180

4,49

6,12

69,51

93,88

74,00

11

1250

3,27

4,55

68,63

95,45

71,90

14

1255

3,76

5,52

64,46

94,48

68,13

TB

1237

3,75

5,35

66,33

94,65

70,08

Bảng 3.8. Trữ lượng carbon của rừng trồng giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng


Thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai của ba xã chủ yếu là lá và một ít cành khô. Trữ lượng carbon của vật rơi rụng ở rừng trồng Keo lai dao động từ 3,24 tấn/ha đến 4,49 tấn/ha, trung bình là 3,75 tấn/ha chiếm 5,35% trữ lượng carbon/ha.

Tổng lượng carbon trong 1 đơn vị ha là tổng của lượng carbon lưu trữ trong cây và lượng carbon lưu trữ trong thảm mục. Kết quả ở bảng 3.9, lượng carbon của các lô rừng trồng Keo lai 7 tuổi khảo sát 5 xã Cô Ba, Cốc Pàng, Hưng Thịnh, Khánh Xuân và Thượng Hà của huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là tương đối đồng đều. Lượng carbon chủ yếu tập trung trong sinh khối của cây và dao động từ 62,90 tấn/ha đến 69,51 tấn/ha, trung bình là 66,33 tấn/ha chiếm tới 94,65%.

3.2.5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các mô hình trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Đối với rừng trồng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu, mật độ trồng ban đầu là 1660 cây.

Mật độ rừng keo 5 năm tuổi là 1343 cây/ha, năng suất là 21,15m3

/ha/năm.

Mật độ rừng keo 7 năm tuổi là 1237 cây/ha, năng suất là 22,67m3

/ha/năm.

Mật độ rừng keo 10 năm tuổi là 1028 cây/ha, năng suất là 29,90m3

/ha/năm. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm, thời vụ trồng tháng 3 – 4 (vụ xuân hè)

Luân kỳ 5 năm: sản phẩm bao gồm:

- Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi Gỗ khai thác chính: gồm gỗ thành phẩm chiếm 75% trữ lượng gỗ rừng trồng, giá bán khoảng 750.000 đồng/m3, năng suất trung bình là 98,61 m3 /ha, gỗ sử dụng là 88,13m3

Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn, năng suất là 148,72 m3 /ha, gỗ sử dụng là 122,06 m3 /ha.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022