Khái Niệm Về Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Khái Niệm Về Nông Thôn

- Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua những nỗ lực của người khác.

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả cách hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức.

- Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Khái niệm về quản lý nhà nước


Theo ngh a rộng: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ngh a hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.

Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước [23, tr.8].

1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Khái niệm về nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Theo Điều 1 Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.

Theo từ điển tiếng Việt thì định ngh a nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông; phân biệt với thành thị. Như vậy khi đưa khái niệm nông thôn người ta thường xem xét sự khác biệt giữa nó với đô thị. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị nhưng chủ yếu tập trung vào 3 đặc trưng sau:

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 3

- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp, giai cấp khác nhau như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức… còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công, buôn bán nhỏ…

- Về l nh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra còn có các l nh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp… còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: nông thôn thường gắn với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã, đô thị gắn với lối sống thị dân với những đặc trưng riêng. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời ống tinh thần, phong tục, tạp quán, hệ giá trị, chuẩn mực hành vu… đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt, kinh tế… ngay cả đến hệ thống đường sá, năng lượng, nhà ở, đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống khác biệt nhau [22, tr.8].

Khái niệm về nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới dù xuất hiện từ rất sớm, nhưng đã có sự thay đổi và hoàn thiện, bổ sung nhiều mặt, từ chỗ là một khái niệm đơn lẻ thuần túy về quy hoạch, còn lý thuyết và mơ hồ, trở thành một khái niệm toàn diện bao quát và được cụ thể hóa tới mức có thể đo lường được.

Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn nhưng khác với nông thôn truyền thống. Trong đó: Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị; nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản l nh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới; nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đặc biệt, ở nông thôn mới nông dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn chính là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những đặc trưng: “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.

Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới


Theo Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa

X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông thôn mới được hiểu là nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Trong nền kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế phân theo vùng lãnh thổ - nông thôn nơi tạo ra vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trống trọt và sản phẩm chăn nuôi - những sản phẩm thiết yếu của đời sống xã hội. Tóm lại, từ thuật ngữ quản lý theo ngành, khái niệm QLNN đối với xây dựng nông thôn mới, được hiểu như sau:

Quản lý nhà nước đổi với kinh tế nông thôn mới là hoạt động sắp xếp tổ chức, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra ... của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương đổi với lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế nông thôn để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nhân dân, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. [22.Tr9]

1.1.3. Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới


Mục đích của bộ tiêu chí là căn cứ để đánh giá xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; là cơ sở pháp lý để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với địa phương, đây chính là cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đao, định hướng, thực thi, lượng giá các chỉ tiêu về thực thi nông thôn mới, bởi đây là bộ quy chuẩn đã được “thao tác hóa”. đây cũng chính là “thước đo” mà người dân dùng để kiểm định, đánh giá về khả năng và mức độ hoàn thành tiến độ xây dựng nông thôn mới trên chính địa phương mình cư trú.

Nội dung của bộ tiêu chí gồm: đuy định về xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới và tỉnh nông thôn mới; trong đó, quy định về xã nông thôn mới là cơ sở, là căn cứ để lượng giá và xác định huyện nông thôn mới (là huyện có 75% số xã đạt nông thôn mới), tỉnh nông thôn mới (là tỉnh có 80% số huyện đạt nông thôn mới). đối với những quy định xã nông thôn mới gồm 19 tiêu chí được chia làm 5 nhóm vấn đề lớn (quy hoạch, hạ tầng kinh tế -xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm hệ thống chính trị).

Nguyên tắc của bộ tiêu chí: được thể hiện nhất quán và áp dụng đối với các xã trong phạm vi cả nước; Bộ tiêu chí thể hiện từng nội dung thuộc 5 nhóm vấn đề lớn, từng nhóm vấn đề có các tiêu chí cụ thể và lượng giá và “cân, đo, đong đếm” được, tức là đáp ứng (thực hiện) được các yêu cầu cho từng tiêu chí đặt ra. Bộ tiêu chí đó còn có nguyên tắc “mở” ngh a là các quy định trong Bộ tiêu chí có thể là “sàn” chứ không phải là “trần”. Nói cách khác, có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định của các tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (nhưng không được thấp hơn mức quy định trong bộ tiêu chí), và hơn thế nữa có thể nâng (hoặc hạ) mức “sàn” tùy theo tình hình thực ti n của địa phương, vùng miền. Cần nói thêm rằng so với các quy định của Quyết định 491 thì Quyết định 1980 đã có những điều chỉnh rất cụ thể và tính d lượng hóa rõ ràng hơn: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 chung cho cả nước và từng khu vực; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020… [15, tr.21-22].

1.2. Quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới


1.2.1. ự c n thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới


1.2.1.1. hực hiện chức n ng và tính định hướng c a Nhà nước


- Hoạch định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Dựa

trên đường lối, quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Nhà nước và chính quyền địa phương xác định các quan điểm, mục tiêu và biện pháp mang tính định hướng phát triển nông nghiệp (lâm, ngư nghiệp) cho cả nước và cho địa phương, nhằm phát huy tiềm năng các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM.

- Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống các chính sách, các biện pháp của Nhà nước phải được xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện và thường xuyên được cải tiến nhằm đáp ứng thay đổi của thực ti n khách quan, tạo điều kiện để khai thác các nguồn lực, tiềm năng của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo đường lối, chính sách và mục tiêu mà Nhà nước đặt ra.

- Quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Nhà nước thực hiện quy hoạch, phát triển các l nh vực trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống của người nông dân.

1.2.1.2. H trợ nh m đạt được chương tr nh, mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới

- Huy động các nguồn vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tạo lập, huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các quỹ bảo hộ sản xuất, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo.. .để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

- Quản lý các hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn: Thực

hiện quản lý toàn diện trên tất cả các l nh vực, mọi địa bàn với tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân theo đúng các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước.

1.2.1.3. iám sát, thanh tra, ki m tra nh m bảo đảm cho công tác xây dựng nông thôn mới tuân th nh ng quy định c a pháp luật.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước, uốn nắm các sai lầm, lệch lạch. Đồng thời tổng kết các kinh nghiệm xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để triên khai, áp dụng rộng rãi vào thực ti n.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý thực hiện các chương tr nh mục tiêu quốc gia

- Phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

- Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới


1.2.3.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch, chương tr nh thực hiện chương tr nh xây dựng nông thôn mới

Để cơ quan quản lý Nhà nước có thể hoàn thành những mục tiêu của mình, cơ quan đó đều cần nắm rõ nhiệm vụ, thời gian, phương pháp và phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ đó, kế hoạch, chương trình ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu này. Kế hoạch, chương trình là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức tổ chức cần thiết tiến hành để đạt mục tiêu đó. Không có kế hoạch, chương trình tốt đơn vị không thể xác định chính xác mục tiêu mình cần đạt được và cách thức tổ chức cần làm để đạt tới mục tiêu, lập kế hoạch, chương trình gắn đến phương hướng để đạt mục tiêu.

Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lập kế hoạch, chương trình thực hiện là một trong những nội dung quản lý nhà nước hết sức quan trọng, thông qua lập kế hoạch, các cơ quan Nhà nước nắm bắt được thực trạng, đánh giá được những nhiệm vụ phải thực hiện, các đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện nhằm đạt được kết quả của chương trình, kế hoạch có ý ngh a như chỉ ra con đường đi đến mục tiêu đó, đánh giá nguồn lực (nhân lực và vật lực), việc phân bổ nguồn lực hợp lý. Kế hoạch, chương trình thực hiện chương trình nông thôn mới càng chi tiết, càng tăng hiệu quả thực hiện, giúp cơ quan quản lý chủ động trong thực hiện. Hiện nay, căn cứ vào các chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới có 03 loại: kế hoạch, chương trình dài hạn, giai đoạn 5 năm, 10 năm, định hướng 20 năm; kế hoạch, chương trình trung hạn và kế hoạch ngắn hạn trong tháng, quý, 6 tháng, năm.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn

mới

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí