Mức Độ Cần Thiết Của Việc Quản Lí Hđgdmt Cho Hs Ở Trường Th


Bảng 2.13. Mức độ cần thiết của việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường TH


Mức độ cần thiết

CBQL

GV

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết

72

72,0

143

71,5

Cần thiết

18

16,0

45

22,5

Ít cần thiết

10

10,0

12

6,0

Không cần thiết

0

0

0

0

Trung bình

3,70

3,65

Kiểm định hai mẫu độc lập

0,063>0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 15

Từ kết quả thu về ở bảng 2.13 cho thấy, đa số CBQL và GV đều đánh giá việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học là rất cần thiết với mức điểm trung bình từ 3,65 (GV) đến 3,70 (CBQL). Và điều này không có sự chênh lệch đáng kể trong đánh giá mức độ cần thiết giữa CBQL và GV tiểu học với Sig = 0,063 > 0,05.

Qua phỏng vấn với CBQL, GV nhà trường, CBQLPGD, PHHS cũng như lãnh đạo PTNMT, các doanh nghiệp, tất cả đều cho rằng việc GDMT cho học sinh tiểu học là rất cần thiết bởi theo họ đây là cấp học nền tảng nên nếu hành vi được hình thành và rèn luyện ngay từ những ngày còn nhỏ sẽ trở nên bền vững hơn khi người đó trưởng thành. Chính vì vậy, công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học cần được chú trọng, nếu không quản lí thì HĐGDMT sẽ không đem lại kết quả giáo dục, cũng như không đạt được mục tiêu đề ra về GDMT cho HS cấp tiểu học.

Theo CBQL PGDĐT 1, 2 cho biết người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học chính là hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người tổ chức, điều hành và chỉ đạo các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động GDMT. Tuy nhiên, vai trò của Phòng GD&ĐT trong công tác chỉ đạo cũng rất quan trọng. Đó là cơ sở để hiệu trưởng các trường xác định được nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác quản lí nhà trường.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, họ đều xác định vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng trong việc quản lí HĐGDMT cho học sinh tại nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả HĐGDMT cho HS tiểu học tại đơn vị mình.


2.4.2. Thực trạng mức độ quan tâm của quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng

Các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nếu được các đối tượng quản lí giáo dục quan tâm thì việc triển khai thực hiện sẽ mang lại hiệu quả và ngược lại. Vì vậy, khi xác định việc GDMT là cần thiết cho HSTH thì vấn đề hiệu trưởng nhà trường có quan tâm đến công tác quản lí hoạt động này hay không là việc cần được lưu ý. Bởi vì, HĐGDMT là một hoạt động giáo dục trong trường nên hiệu trưởng cần phải quản lí để đảm bảo kết quả giáo dục nhà trường.

Bảng 2.14. Mức độ quan tâm đến quản lí GDMT cho HSTH


Mức độ quan tâm

CBQL

GV

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Rất quan tâm

19

19,0

63

32,0

Quan tâm

43

43,0

65

33,0

Ít quan tâm

38

38,0

72

36,0

Không quan tâm

0

0

0

0

Trung bình

2,81

2,95

Kiểm định hai mẫu độc lập

0,01 < 0,05

Kết quả từ bảng 2.14 cho thấy, các đối tượng được khảo sát về đánh giá mức độ quan tâm của CBQL và GV tiểu học đối với công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học chỉ đạt mức điểm TB từ 2,81 – 2.95, nằm ở mức độ Quan tâm. Có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV về nội dung này.

Như vậy, mặc dù cho rằng quản lí HĐGDMT cho HS ở trường TH là rất cần thiết nhưng trên thực tế mức độ quan tâm của CBQL và GV cho quản lí HĐGDMT chưa được quan tâm đúng mức.

Qua phỏng vấn CBQL cấp phòng và CBQL nhà trường đều cho rằng Hiệu trưởng nhà trường có ý thức và xác định được GDMT là một hoạt động giáo dục trong nhà trường nên cần thiết phải được quản lí. Tuy nhiên, việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học còn mờ nhạt, việc rách rời quản lí HĐGDMT với các hoạt động


giáo dục khác là chưa thực hiện được, vì vậy công tác quản lí HĐGDMT mờ nhạt, không cụ thể và không thể hiện được trong hồ sơ quản lí của nhà trường.

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lí của Ban giám hiệu năm học 2018 – 2019 của BGH 2 trường (01 trường đã đạt Trường học xanh, 01 trường chưa xây dựng Trường học xanh), nhận thấy: Hồ sơ quản lí của cả 2 trường chỉ tập trung thiết lập các hồ sơ quản lí mảng chuyên môn hoạt động dạy học là chính, trong HĐ dạy học có chỉ đạo việc tích hợp, lồng ghép GDMT vào các môn học. Đối với hồ sơ quản lí HĐGDNGLL thì trường có xây dựng kế hoạch GDMT cho HS, trong đó có xác định chủ đề, chủ điểm HĐGDMT cho HS tại trường. Song, nhìn chung, công tác quản lí HĐGDMT cho HS của hiệu trưởng vẫn chưa rõ nét, còn chung chung nên hiệu quả quản lí HĐGDMT chưa cao, chưa thực sự tạo dựng văn hóa môi trường cho HS nhà trường.

2.4.3. Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí mục tiêu HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí mục tiêu GDMT cho HS ở trường tiểu học


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí Mục tiêu

2,37

2,55

,054

1

HT chỉ đạo các LLGD trong nhà trường xác

định rõ mục tiêu GDMT qua các môn học.

2,67

2,76

,020

2

HT chỉ đạo các LLGD trong nhà trường xác

định rõ mục tiêu GDMT qua HĐGDNGLL.

2,30

2,10

,033

3

HT tổ chức tuyên truyền, quán triệt mục tiêu

GDMT đến HĐSP

2,17

3,05

,061

4

HT kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực

hiện mục tiêu GDMT đã đề ra.

2,36

2,30

,134


Kết quả bảng 2.15 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Hiệu trưởng đã thực hiện việc quản lí mục tiêu HĐGDMT cho HS ở trường của mình với 4 nội dung đã nêu ở trên bảng. Tuy nhiên việc thực hiện nội dung 3,4 được đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên (ít thực hiện), với điểm TB từ 2,17 – 2,36. Điều này cho thấy, mặc dầu Hiệu trưởng có thường xuyên chỉ đạo việc xác định mục tiêu HĐGDMT theo hướng lồng ghép vào các môn học và thông qua HĐGDNGLL, nhưng việc tổ chức tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt mục tiêu GDMT đến HĐSP và kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên.

- Về kết quả thực hiện: Hiệu trưởng xác định mục tiêu GDMT qua các môn học, Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền, quán triệt mục tiêu GDMT được đánh giá ở mức độ Khá với điểm TB đạt từ 2,76 – 3,05. Việc Hiệu trưởng xác định mục tiêu GDMT qua HĐGDNGLL và Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, giám sát HĐGDMT, kết quả thực hiện chỉ được đánh giá ở mức độ Chưa Đạt, với điểm TB từ 2,10 -2,30.

Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện không có sự khác biệt với Sig = 0,054. Mức độ thực hiện tương ứng với kết quả thực hiện ở nội dung 1,2 và 4. Riêng nội dung 3 mức độ thực hiện là ít thường xuyên, nhưng kết quả lại đạt mức Khá. Từ đó cho thấy, nếu Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, quán triệt mục tiêu GDMT đến giáo viên thì sẽ đem lại kết quả cao.

Qua trao đổi với CBQLPGD, cả 2 đều trả lời Hiệu trưởng tất cả các trường tiểu học đều xây dựng kế hoạch nhà trường theo năm, tháng, tuần và kế hoạch này phụ thuộc nhiều vào phương hướng nhiệm vụ chung của cấp học do Bộ GD&DT, Sở GD &ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, các trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Thông thường, nhiệm vụ năm học tập trung chủ yếu cho các phong trào thi đua, công tác chuyên môn… Mục tiêu HĐGDMT chỉ là một nội dung nhỏ trong mục tiêu chung của nhà trường. Vì vậy, việc quản lí mục tiêu HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học thường không được thực hiện riêng lẻ, độc lập mà nằm trong quản lí mục tiêu chung của tất cả các hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường trong một năm học. Cũng chính vì thế mà kết quả thực hiện quản lí mục tiêu HĐGDMT cho HS ở


trưởng tiểu học chưa được đánh giá cao. Tóm lại, mục tiêu GDMT cho HS được lồng ghép, tích hợp trong mục tiêu giáo dục, mục tiêu dạy học của nhà trường.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, tất cả đều cho rằng: Nhà trường luôn chú trọng đến quản lí mục tiêu của tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Song, việc quản lí mục tiêu GDMT dù được quan tâm nhưng phần lớn nó được đưa vào trong mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. CBQL 2,4 nói thêm: Việc quản lí mục tiêu GDMT trong nhà trường còn mờ nhạt, bởi mục tiêu này thường được triển khai trong mục tiêu giáo dục, mục tiêu dạy học chung của nhà trường.

2.4.4. Thực trạng quản lí nội dung HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí mục tiêu HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí nội dung GDMT cho HS ở trường tiểu học



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí nội dung

2,67

2,97

,032


1

HT chỉ đạo xây dựng, xác định các nội

dung GDMT tương ứng với 2 hình thức lồng ghép, tích hợp và HĐGDNGLL.

2,12

2,37

,005

2

HT tổ chức phân công các bộ phận đảm

trách các nội dung GDMT

3,06

3,03

,302


3

HT chỉ đạo triển khai các nội dung HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học

trong toàn thể HĐSP

3,22

3,25

,474

4

Kiểm tra việc thực hiện nội dung GDMT

cho HS của GV

2,29

3,23

,013

Kết quả bảng 2.16 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Theo kết quả khảo sát, phần lớn CBQL, GV, NV đều


đánh giá các đơn vị trường học Hiệu trưởng đều thực hiện việc xác định các nội dung GDMT tương ứng với 2 hình thức lồng ghép, tích hợp và HĐGDNGLL; HT tổ chức phân công các bộ phận đảm trách các nội dung…; HT chỉ đạo triển khai các nội dung HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học trong toàn thể HĐSP; HT kiểm tra việc thực hiện nội dung GDMT cho HS của GV. Và việc thực hiện 4 nội dung trên, về mức độ thực hiện có sự chênh lệch: Nội dung 2 và 3 được đánh giá ở mức độ thực hiện là Thường xuyên với điểm TB từ 3,06 – 3,22. Nội dung 1 và 4 được đánh giá ở mức độ thực hiện là ít Thường xuyên với điểm TB từ 2,12 – 2,29.

- Về kết quả thực hiện: 04 nội dung Hiệu trưởng thực hiện việc xác định các nội dung GDMT tương ứng với 2 hình thức lồng ghép, tích hợp và HĐGDNGLL; HT tổ chức phân công các bộ phận đảm trách các nội dung…; HT chỉ đạo triển khai các nội dung HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học trong toàn thể HĐSP; HT kiểm tra, giám sát HĐGDMT… được đánh giá với kết quả đạt được khác nhau. Nội dung 3,4 được đánh giá kết quả thực hiện là Tốt; nội dung 2 được đánh giá kết quả thực hiện là Khá; nội dung 1 được đánh giá kết quả thực hiện là Đạt.

Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện công tác quản lí nội dung GDMT cho HS ở các trường tiểu học có sự khác biệt. Sự khác biệt thể hiện rõ ở nội dung 1 và nội dung 4. Điều đó có nghĩa mặc dù Hiệu trưởng ít thường xuyên xây dựng xác định nội dung GDMT và kiểm tra việc thực hiện, song kết quả mang lại là Tốt. Như vậy, nếu hiệu trưởng quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn 2 nội dung 1 và 4 thì sẽ mang lại kết quả cao trong công tác quản lí nội dung GDMT trong nhà trường.

Qua phần khảo sát với câu hỏi mở (câu 5 phiếu khảo sát), chúng tôi thu được kết quả: rất nhiều CBQL và GV cho rằng, họ thấy lúng túng khi xây dựng nội dung GDMT vì nội dung GDMT nó là một phần nhỏ trong nội dung bài dạy có tích hợp, lồng ghép môi trường. Mặt khác, GDMT không phải là một môn học độc lập (chủ yếu là lồng ghép, tích hợp) nên việc xây dựng nội dung riêng, xác định nội dung, mục tiêu riêng là không thực hiện được.

Qua phỏng vấn CBQLPGD, cả 2 đều cho rằng HĐGDMT trong trường tiểu học


thường được Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng phụ trách. HĐGDMT có 2 hình thức khai thác, tổ chức nên đôi lúc do 2 phó hiệu trưởng cùng chịu trách nhiệm. Đối với hình thức lồng ghép tích hợp qua bài học chính khóa thì do phó HT chuyên môn phụ trách; đối với hình thức lồng ghép, tích hợp thông qua HĐGDNGLL thì giao cho phó HT hoạt động ngoài giờ phụ trách. Chính vì vậy, vai trò chỉ đạo, kiểm tra của hiệu trưởng chưa cụ thể với HĐGDMT. CBQLPGD 2 nói thêm “Đối với các trường TH hạng 2 trở xuống, Ban giám hiệu chỉ có 2 người nên việc triển khai, chỉ đạo HĐGDMT sẽ hạn chế hơn nhiều vì áp lực về khối lượng công việc chuyên môn và HĐGDNGLL”.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 đều cho rằng: Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo, triển khai các nội dung chuyên môn trong HĐSP, trong đó có HĐGDMT; Hiệu trưởng đã phân chia các mảng công tác cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, trong liên tịch đảm trách. Và họ đánh giá việc này được làm thường xuyên, có hiệu quả.

Qua phỏng vấn GV, có 4 GV (2,3.5,7) cho rằng: Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng nhà trường đảm trách HĐGDMT, tại trường, kế hoạch triển khai nội dung HĐGDMT nằm trong kế hoạch nội dung giảng dạy các bộ môn, không có kế hoạch riêng nên việc kiểm tra thực hiện nội dung này cũng được tiến hành chung với kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp qua dự giờ, hồ sơ sổ sách, giáo án. 4 GV còn lại thì cho rằng: Hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch triển khai nội dung GDMT và chưa chú trọng công tác kiểm tra. Việc quản lí nội dung GDMT cho HS chỉ được trao đổi trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

2.4.5. Thực trạng quản lí hình thức, phương pháp HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí hình thức, phương pháp HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí HT, PP GDMT



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí hình thức, phương pháp

2,56

2,80

,003


1

Xác định và xây dựng các phương pháp GDMT

qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học.

3,22

3,24

,671

2

Xác định và xây dựng các phương pháp GDMT

thông qua HĐGDNGLL

1,55

1,53

,502

3

Tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên chủ chốt của

nhà trường về các phương pháp GDMT

2,56

2,80

,003


4

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo

viên nắm vững hình thức và phương pháp GDMT cho HS

2,23

3,11

,003


5

Kiểm tra việc sử dụng hình thức, phương pháp GDMT của GV thông qua soạn giáo án, tổ chức

giảng dạy, việc tổ chức các HĐGDNGLL.

3,24

3,24

1,000

Bảng 2.17 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Các đối tượng khảo sát đều đánh giá tại các trường, Hiệu trưởng đã xác định và xây dựng các phương pháp GDMT qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học; Tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên chủ chốt của nhà trường về các phương pháp GDMT; HT tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV nắm vững hình thức và phương pháp GDMT cho HS; HT kiểm tra việc sử dụng hình thức, phương pháp GDMT của GV thông qua soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, việc tổ chức các HĐGDNGLL. Cả 4 nội dung này được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên (nội dung 1 và 5) và ít thường xuyên (nội dung 3,4). Với nội dung 2 - Xác định và xây dựng các phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL được xác định là không thực hiện với mức điểm đánh giá TB = 1,55.

- Về kết quả thực hiện: Qua khảo sát, các đối tượng đánh giá cao kết quả thực hiện đối với việc HT tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV nắm vững hình thức và phương pháp GDMT cho HS, với mức điểm TB là 3,11 mặc dù nội dung này ít được hiệu trưởng thực hiện. Điều này cho thấy, nếu nội dung này được HT thực hiện thường xuyên hơn thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong HĐGDMT cho HS ở nhà trường. Hai nội dung: Hiệu trưởng đã xác định và xây dựng các phương pháp GDMT qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học; HT kiểm tra việc sử dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024