Hình Thức Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú, Bán Trú Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Đây là phương pháp chủ thể giáo dục pháp luật sử dụng một câu chuyện có thật hoặc câu chuyện viết ra dựa trên những trường hợp xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để minh chứng cho một vấn đề nhất định. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở trường PTDT nội trú, bán trú cấp huyện có thể sưu tầm những câu chuyện về nạn tảo hôn, buôn bán người trái phép, tuyên truyền đạo trái pháp luật… đây là những câu chuyện mang nội dung gần gũi với cuộc sống của học sinh giúp các em dễ dàng nhận diện và tiếp thu vấn đề chuẩn xác hơn.

1.3.7. Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Hình thức GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú là những cách thức tổ chức hoạt động mà thông qua đó, chủ thể GDPL thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy, hình thức GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú là các cách thức tổ chức hoạt động GDPL, thông qua đó chủ thể tiến hành GDPL, chuyển giao nội dung GDPL và đạt mục tiêu GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú.

Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật: “Hoạt động PBGDPL cho người dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào DTTS; lồng ghép PBGDPL trong các hoạt động văn hóa truyền thống” [17].

Với định hướng đó, GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú, có thể thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, như: qua dạy học các môn học có ưu thế khác, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật; GDPL qua thông tin đại chúng; thi tìm hiểu pháp luật; qua hệ thống thông tin pháp luật như Công báo, bản tin pháp luật, tham quan trải nghiệm tại các cơ sở: trại giam, trại giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm…

Dựa trên mục tiêu, nội dung GDPL và tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể, chủ thể có thể sử dụng các hình thức sau để GDPL cho HS PTDT nội trú, bán trú: Đối với học sinh người DTTS đang học tại các trường PTDT nội trú, bán trú hình thức GDPL phù hợp với nhóm đối tượng này là lồng ghép những nội dung pháp luật đơn giản, thiết thực, dễ hiểu vào các môn học, giờ học chính khóa, như môn Giáo dục công dân, các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, giờ chào cờ đầu tuần; phổ biến giáo

dục pháp luật vào các buổi hoạt động ngoại khóa, lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, pháp luật về an toàn giao thông, bảo về môi trường, phòng, chống tệ nạn xã hội...

1.3.8. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.3.8.1. Mục tiêu đánh giá

Đánh giá kết quả GDPL nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, để hướng dẫn hoạt động tự giáo dục, điều chỉnh các hoạt động GD, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

1.3.8.2. Căn cứ đánh giá

Căn cứ đánh giá kết quả GDPL là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học đã quy định trong chương trình.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 6

1.3.8.3. Nội dung đánh giá

- Đánh giá kiến thức pháp luật: Tập trung vào đánh giá ở học sinh những hiểu biết về nội dung, chủ đề của văn bản luật, nội quy, quy định, quan điểm và ý kiến của học sinh về các tình huống có liên quan đến pháp luật, quy định; đánh giá về các hành vi vi phạm pháp luật đối với bản thân, đối với người khác; thể hiện cảm xúc, niềm tin đối với những chuẩn mực pháp luật được đề cập đến trong nội dung GDPL.

- Đánh giá các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh trong các hoạt động học tập, rèn luyện, giao tiếp, ứng xử hàng ngày phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường.

1.3.8.4. Cách thức đánh giá

Đánh giá trong hoạt động GDPL bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình GD, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả

lời câu hỏi hoặc trong việc thể hiện hành vi, giao tiếp cũng như trong đời sống hàng ngày...

Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do nhà trường tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động GD, bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết, tình huống GD hoặc thông qua kết quả hoạt động của học sinh trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trong và ngoài nhà trường.

Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện kiến thức, phẩm chất, năng lực hành vi. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực cần thiết với nội dung GDPL.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.4.1. Vị trí, vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường; là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD&ĐT nhà trường trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh, là người trực tiếp lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học các môn học có ưu thế trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời hiệu trưởng còn là người chủ động tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú. Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú

theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh. Hiệu quả quản lý nhà trường nói chung, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh phụ thuộc trực tiếp vào phẩm chất và năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm quản lí toàn bộ HĐGD của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Trong quá trình GD, bản chất tác động sư phạm của GV đối với học sinh là sự điều khiển, tổ chức, hướng dẫn. Bởi thế, hoạt động quản lí của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy các môn có ưu thế của GV và quản lí việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm pháp luật cho học sinh.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chính là quá trình nhà quản lí hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động GD của GV nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú

theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình quản lí nhằm đảm bảo việc dạy và học nội dung kiến thức pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông mới của GV và HS được tiến hành theo đúng phương pháp, thể hiện qua những kỹ thuật hiện đại một cách có hiệu quả. Đồng thời cũng cần chú ý đến hiệu quả giáo dục pháp luật của các hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường. HS là trung tâm hoạt động trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài lớp, GV và các phương tiện kỹ thuật có vai trò hỗ trợ. Trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử phù hợp với con người, văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán… của dân tộc. Kết quả cuối cùng là HS phải thể hiện được kiến thức pháp luật, hành vi giao tiếp hợp chuẩn… Bên cạnh đó, HS còn hiểu biết và vận dụng có chọn lọc những nét văn hóa, văn minh phù hợp với văn hóa, phong tục của dân tộc mình.

1.4.2. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo chương trình giáo dục phổ thông mới có ý nghĩa quan trọng vì mục tiêu

quy định các nhiệm vụ, chi phối việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, các con đường và hình thức tổ chức hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Việc quản lí của hiệu trưởng nhằm định hướng cho các tác động giáo dục của giáo viên đúng hướng, góp phần thực hiện được nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên và các lực lượng giáo dục sao cho đảm bảo thông qua tổ chức hoạt động hoạt động giáo dục pháp luật góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục học sinh ở trường PTDT nội trú, bán trú là giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp học trước đó. Chỉ đạo giáo viên giúp cho học sinh biết tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân đáp ứng yêu cầu của một người lao động, người công dân có hiểu biết, nắm vững pháp luật, thực hiện hoạt động học tập và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

1.4.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng trường PTDT nội trú, bán trú đối với hoạt động GD pháp luật theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn chọn nghiên cứu vấn đề theo tiếp cận nội dung. Cụ thể nội dung quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú theo chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào các vấn đề sau:

a. Quản lý mục tiêu GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu GD là cơ sở để chỉ đạo xây dựng và triển khai nội dung chương trình GD, đồng thời là chuẩn mực để đánh giá kết quả hoạt động GD. Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình GDPL là quản lý việc thực hiện kế hoạch GD theo mục tiêu của nhà trường.

Hiệu trưởng cần phải nắm vững chương trình, mục tiêu đào tạo, quán triệt và chỉ đạo tổ chuyên môn, các giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc; Chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú đảm bảo đạt được mục tiêu môn học đề ra trên cơ sở kiểm soát việc xây dựng mục tiêu theo đề cương môn học, triển khai

cụ thể hoá mục tiêu trong đề cương bài giảng, trong các hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp của GV và HS, trong giám sát, rút kinh nghiệm việc đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu của môn học đã công bố để điều chỉnh, nâng cao chất lượng GD.

b. Quản lý nội dung GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Quản lý việc thực hiện nội dung GDPL là một khâu quan trọng, đó là quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo cụ thể theo tiến trình GD.

Với tư cách là người QL chịu cao nhất về chuyên môn, để QL việc thực hiện nội dung chương trình GD, người hiệu trưởng cần phải tập trung vào việc QL thực hiện các nội dung, đó là:

+ Triển khai thực hiện theo chương trình GDPL theo chương trình GD phổ thông mới.

+ Xác định mục tiêu môn học dựa trên việc lựa chọn nội dung kiến thức trọng tâm theo quy định.

+ Có biện pháp hỗ trợ HS trong quá trình tự GD.

+ Nhấn mạnh vấn đề trọng tâm trong sách giáo khoa, tài liệu học tập.

+ Cập nhật kiến thức, thông tin mang tính thực tiễn.

+ Thiết kế nội dung GDPL theo hướng tích hợp, lồng ghép.

+ Kết hợp nội dung giảng dạy lí thuyết với thực hành, vận dụng kiến thức cho HS.

+ Hướng dẫn HS cách thức, biện pháp tự GD hiệu quả.

Trong quản lý nội dung chương trình, hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu: Dân chủ trong quản lý; Tôn trọng nhân cách, quyền tự chủ của GV trong hoạt động dạy học; Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường; Tôn trọng tính sáng tạo của GV, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.

c. Quản lý hoạt động soạn giáo án và lập kế hoạch GDPL của GV theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Hoạt động của GV là một trong hai hoạt động trọng tâm của hoạt động GDPL. Đây là hoạt động chuyên môn do giáo viên thực hiện, có vai trò quan trọng

quyết định chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật cho HS dân tộc nội trú, bán trú. Giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, đồng thời phải không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt động này, GV vừa là chủ thể, vừa là khách thể quản lý.

Quản lý hoạt động GDPL của giáo viên bao gồm:

Quản lý việc phân công giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho GV: Việc phân công GV cần phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng của cá nhân nên đòi hỏi sự phân công phải hợp lý, đúng khả năng, trình độ của từng giáo viên với các vị trí công việc tương ứng; cần hài hòa giữa việc cân đối số giờ thực giảng và số giờ thực hiện các công tác kiêm nhiệm, đảm bảo tương đối công bằng về khối lượng công việc cho giáo viên.

Quản lý việc soạn giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên: Để tiến hành một giờ lên lớp hiệu quả hoặc tổ chức được một hoạt động giáo dục pháp luật thành công, người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đề cương bài giảng và các đồ dùng dạy học cần thiết, có kế hoạch tổ chức hoạt động rõ ràng. Soạn bài và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên, thể hiện những suy nghĩ, sự lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện phù hợp với đối tượng học sinh và đúng với yêu cầu của chương trình. Để quản lý việc soạn bài và chuẩn bị kế hoạch giáo dục của giáo viên có hiệu quả, Hiệu trưởng cần quán triệt nhận thức trong toàn thể giáo viên, chỉ đạo đưa việc soạn bài, chuẩn bị kế hoạch giáo dục vào nề nếp nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và là một trong những tiêu chí để xét thi đua cuối năm đối với giáo viên. Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cụ thể đến các cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn, quy định rõ nhiệm vụ của từng người và có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

Quản lý việc tổ chức hoạt động dạy học hoặc giáo dục của GV: Để quản lý giáo viên, Hiệu trưởng cần: Xác định tiêu chí chuẩn giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp/hoạt động giáo dục của giáo viên; giờ lên lớp của thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động và yêu cầu từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của nhà trường; Tổ chức dự giờ, thăm lớp, trực tiếp tham gia hoạt động GD do GV tổ chức để nắm bắt thực trạng chất lượng các giờ dạy/hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm; Thông qua báo cáo của tổ chuyên

môn và hoạt động thanh tra để nắm thông tin về việc giảng dạy/tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên; sử dụng các biện pháp tác động cụ thể, tích cực, trực tiếp và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp/tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên.

d. Quản lý phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới phương pháp GD theo tư tưởng hướng vào người học, người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:

+ Chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp giáo dục pháp luật cho phù hợp với đặc điểm học sinh trường PTDT nội trú, bán trú: Nội dung dạy học các môn học được triển khai nhằm tích hợp giáo dục pháp luật phải được thực hiện bằng các phương pháp phù hợp. Hiệu trưởng có thể kết hợp kiểm tra trực tiếp trên giáo án của GV với báo cáo kiểm tra của tổ chuyên môn.

+ Chỉ đạo lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm học sinh trường PTDT nội trú, bán trú. Hiệu trưởng cần kiểm tra trước kế hoạch hoạt động để đảm bảo giáo viên lựa chọn được các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đồng thời quan sát trực tiếp trong quá trình giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục trên phạm vi lớp, khối, toàn trường. Tổ chức rút kinh nghiệm về việc chọn lựa các phương pháp cho hoạt động giáo dục tiếp theo nếu chưa hợp lí.

+ Chỉ đạo đổi mới PPGD theo hướng tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin; từng bước tổ chức các phòng học luyện kĩ năng chuyên biệt trong dạy học bộ môn.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp GDPL tích cực sao cho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực chất của việc đổi mới PPGD là sự phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPGD sao cho phù hợp với nội dung, đặc điểm của người học và điều kiện thực hiện…

+ Chỉ đạo thực hiện các hình thức GDPL trên lớp phối hợp với hình thức hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi gắn liền với thực hiện mục tiêu môn học.

+ Chỉ đạo GV khai thác điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú: Sân khấu, hội trường, lớp học, loa đài, máy chiếu…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023