phương pháp học tập cho học sinh trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới” (với lần lượt = 2,41; = 2,35 điểm). Sở dĩ có kết quả cao là do hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học là yêu cầu bắt buộc với mọi bộ môn. Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên và học sinh tương tương tác
với nhau nhanh hơn, hiệu quả hơn. Bài học, bài dạy được thiết kế có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ sống động hơn, nhiều nội dung tri thức mới được bổ sung làm cho hàm lượng kiến thức trở nên phong phú, đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau qua môi trường giả định, dạy học bằng phương pháp E-Learning giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trao đổi nội dung bài học với thời gian và không gia linh hoạt, không gò bó trong khuân khổ lớp học, tiết học.
Các nội dung đánh giá mức độ trung bình gồm: nội dung 2 “Chỉ đạo đội ngũ cố vấn học tập, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, giáo viên thường xuyên kiểm tra, giám sát học sinh trong quá trình học tập” và nội dung 4 “Tổ chức hội nghị cho HS theo chủ đề, qua đó hình thành ở học sinh tính tích cực học tập, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu” (với = 2,15; = 2,00). Hiện nay phương pháp học tập và đánh giá hiệu quả phương pháp học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông
mới chưa được xây dựng thành bộ tiêu chí cụ thể, tổ chức hội nghị cho HS khó thực hiện vì lịch học các em kín cả tuần và các hoạt động khác của HS đan xen nên cũng là hoạt động nhiều khó khăn với người Hiệu trưởng.
2.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 (phụ lục 1,2), kết quả thể hiện bảng như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Nội dung | Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 93 | 60,00 | 62 | 40,00 | 0 | 0,00 | 403 | 2,60 | 1 |
2 | Hướng dẫn giáo viên xác định mục tiêu, nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 81 | 52,26 | 54 | 34,84 | 20 | 12,90 | 371 | 2,39 | 2 |
3 | Chỉ đạo GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng quy trình trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 70 | 45,16 | 70 | 45,16 | 15 | 9,68 | 365 | 2,35 | 3 |
4 | Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ phía về kết quả kiểm tra, đán giá kết quả học tập của HS theo đúng quy trình trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 47 | 30,32 | 70 | 45,16 | 38 | 24,52 | 319 | 2,06 | 6 |
5 | Tổ chức hoạt động kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng quy trình trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 67 | 43,23 | 70 | 45,16 | 18 | 11,61 | 359 | 2,32 | 4 |
6 | Tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh về nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá của HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 39 | 25,16 | 47 | 30,32 | 69 | 44,52 | 280 | 1,81 | 7 |
| 2,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Đào Tạo Ở Địa Phương
- Tự Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Hứng Thú Đối Với Nội Dung Học Tập Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Đánh Giá Của Các Khách Thể Điều Tra Về Quản Lý Nội Dung, Kế Hoạch Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành
- Kết Quả Khảo Sát Tính Khi Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nhận xét bảng 2.12:
Bảng 2.12 cho thấy: Các khách thể đánh giá việc quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các
trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt mức trung bình ( = 2,26 điểm).Tuy nhiên các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau:
Các nội dung đánh giá ở mức cao gồm nội dung 1,2,3 (điểm lần lượt: = 2,60; = 2,39; = 2,35). Hiệu trưởng đã làm tốt các hoạt động như: xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá: xác định hệ thống các mẫu biểu, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG trong QTDH dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới (bảng 2.13 phản ánh hình thức kiểm tra mà Hiệu trưởng áp dụng khá đa dạng: định kỳ, cuối kỳ, thường xuyên, tổng kết).
Bảng 2.13: Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Nội dung | Rất hiệu quả | Hiệu quả | Chưa hiệu quả | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Thường xuyên | 78 | 50,32 | 62 | 40,00 | 15 | 9,68 | 373 | 2,41 | 3 |
2 | Định kỳ | 95 | 61,29 | 39 | 25,16 | 21 | 13,55 | 384 | 2,48 | 1 |
3 | Cuối kỳ | 85 | 54,84 | 54 | 34,84 | 16 | 10,32 | 379 | 2,45 | 2 |
4 | Tổng kết | 39 | 25,16 | 78 | 50,32 | 38 | 24,52 | 311 | 2,01 | 4 |
| 2,33 |
Sở dĩ Hiệu trưởng làm tốt là do Hiệu trưởng đã xác định mục tiêu là cái cần đạt, là kết quả dự kiến, nó định hướng cho toàn bộ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng. Nội dung này rất quan trọng, đáng ra phải được thực hiện đầu tiên, thường xuyên nhất mới phù hợp với yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, nhiều CBQL, GV khi kiểm tra, đánh giá hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ làm theo kinh nghiệm, làm đến đâu biết đến đây mà chưa thật sự tâm huyết trong công tác kiểm tra, đánh giá. Chưa thấy hết được
ý nghĩa, vai trò quan trọng thật sự của công tác kiểm tra, đánh giá trong việc phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường để thực hiện sứ mệnh nhà trường tất cả vì học sinh thân yêu. hi hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình mới việc quan trọng phải xác định chính xác nội dung cần kiểm tra là gì, mức độ cần thiết của nó ra sao, nó có ảnh hưởng thế nào đến các khâu khác trong quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học chuyên môn. Hiệu trưởng cần làm tốt khâu này thì kết quả thu được mới có giá trị thực tiễn, đánh giá mới trọng tâm, sát với các yêu cầu đã đặt ra của chương trình, của kế hoạch.
Các nội dung thực hiện mức độ trung bình như nội dung 6,4,5,7 (với điểm lần lượt: = 2,32; = 2,30; = 2,06; = 1,81). Hiệu trưởng còn chưa thực hiện tốt một số hoạt động: Tổ chức kiểm tra hoạt động KTĐG HS của giáo viên để có các điều chỉnh kịp thời ; Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện KTĐG theo đúng quy trình trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ HS trong dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình mới việc quan trọng phải xác định chính xác nội dung cần kiểm tra là gì, mức độ cần thiết của nó ra sao, nó có ảnh hưởng thế nào đến các khâu khác trong quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học chuyên môn. Hiệu trưởng cần làm tốt khâu này thì kết quả thu được mới có giá trị thực tiễn, đánh giá mới trọng tâm, sát với các yêu cầu đã đặt ra của chương trình, của kế hoạch.
Như vậy từ bảng số liệu trên chúng ta thấy, có rất nhiều nội dung được thực hiện trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Mỗi nội dung được thực hiện ở các mức độ khác nhau, với những vai trò khác nhau. Các nội dung này đều được Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý nhà trường thực hiện ở các mức độ nhất định mang lại những hiệu quả đáng kể trong công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Điều này khẳng định, các trường đã quan tâm hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá khi tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình mới trong trường học THCS. Bởi vì, nếu không có kiểm tra, đánh giá sẽ không có thông tin cho cả CBQL và giáo viên xem xét lại những ưu điểm, hạn chế, những tồn tại trong suốt quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn của nhà
trường, học động giảng dạy của bộ môn Ngữ văn. Khi có được những thông tin cần thiết CBQL, GV môn Ngữ văn có cơ sở để đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, triển khai hiệu quả hoạt động giảng dạy chuyên môn.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 11 (phụ lục 1,2), kết quả thể hiện ở 2.14:
Bảng 2.14: Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
Nội dung | Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | Tổng điểm |
| Xếp hạng | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |||||
1 | Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường | 116 | 74,84 | 39 | 25,16 | 0 | 0,00 | 426 | 2,75 | 1 |
2 | Yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS | 93 | 60,00 | 47 | 30,32 | 15 | 9,68 | 388 | 2,50 | 3 |
3 | Năng lực và phẩm của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn | 116 | 74,84 | 31 | 20,00 | 8 | 5,16 | 418 | 2,70 | 2 |
4 | Tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức | 78 | 50,32 | 54 | 34,84 | 23 | 14,84 | 365 | 2,35 | 4 |
5 | Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn ngữ văn trong nhà trường | 39 | 25,16 | 78 | 50,32 | 38 | 24,52 | 311 | 2,01 | 5 |
Bảng 2.14 cho thấy:
- “Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường” có ảnh hưởng nhiều nhất
= 2,75 điểm, xếp thứ nhất). Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt
động của nhà trường, Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi quyết định hành chính và các chỉ đạo thực hiện hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục của nhà trường. Những quyết định quản lý thể hiện trình độ nhận thức, trình độ tư duy, trình độ quản lý của mỗi cá nhân Hiệu trưởng. Nếu các quyết định đó đều vì sự phát triển của nhà trường, vì sự tiến bộ của người học khi đó nhà trường sẽ vững mạnh, tập thể là một khối đoàn kết, gắn bó, các hoạt động giáo dục diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu CBQL nhận thức không đúng đắn, thiếu kinh nghiệm quản lý hoặc hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì mọi hoạt động của nhà trường đều ảnh hưởng và khó đạt kết quả mong muốn. Như vậy, nhận thức của CBQL là yếu tố rất ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy học, hoạt động chuyên môn nói chung và hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng. Muốn hoạt động dạy học môn Ngữ văn đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải tiếp tục nâng cao trình độ nhận thức cho CBQL về vai trò của môn Ngữ văn trong hoạt động giảng dạy chuyên môn ở trường THCS.
- “Năng lực và phẩm của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn” = 2,70 điểm, xếp thứ hai). Giáo viên là người trực tiếp quyết định cách thức, tiến trình, phương pháp, hình thức lên lớp giảng dạy môn Ngữ văn. Sự truyền tải nội dung, cách cho học
sinh tiếp cận với nội dung bài học sẽ ảnh hưởng tới kết quả nhận thức của học sinh, kết quả lĩnh hội tri thức môn Ngữ văn của học sinh. Vì vậy, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục học sinh để hoàn thành mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đặt ra.
- “Yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS” = 2,5 điểm, xếp thứ ba). Nội dung, chương trình dạy học mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên học sinh thực hiện tốt. Phương pháp, hình
thức dạy học thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, huy động họ tham gia vào quá trình học tập, tự học để hoàn thiện nhân cách.
- “Tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức” ( = 2,35 điểm, xếp thứ tư). Học sinh THCS đang phát triển về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, tình cảm, nhận thức. Các em đang khao khát vươn lên làm người lớn, mong muốn thầy cô giáo, bố mẹ, bạn bè công nhận mình đã lớn, đã trưởng thành. Ở lứa tuổi này các em thường xuyên bị khủng hoảng tâm lý, sinh ra bướng bỉnh có những hành vi khó kiểm soát, làm đau đầu không biết bao nhiêu bậc cha mẹ và thầy cô giáo. Qua khảo sát chúng tôi nhật thấy, còn nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn, chưa nhìn nhận đánh giá đúng vai trò của môn Ngữ văn đối với sự phát triển của các em về mặt nhận thức, tình cảm, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương gia đình, tình yêu con người. Chính vì vậy, phải nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò quan trọng của môn Ngữ văn, phải giúp học sinh dần yêu thích môn Ngữ văn, tích cực tìm tòi nghiên cứu, trau dồi cho bản thân khả năng cảm thụ, cảm nhận, đánh giá các tác phẩm văn học, các nhân vật, các kiến thức cốt lõi của bộ môn Ngữ văn, từ đó dần nâng cao trình độ cho bản thân.
- “Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn ngữ văn trong nhà trường” = 2,01 điểm, xếp thứ năm). Khi thực hiện bất cứ hoạt động giáo dục nào chúng ta đều phải huy động nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho các hoạt động đó. Các trường THCS còn khó khăn, nhiều trường chưa có đủ phòng học bộ môn, thư viện, thậm chí phòng học còn tạm bợ chưa đáp
ứng được yêu cầu của hoạt động dạy học theo quy định. Vì vậy, nó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả dạy học của bộ môn Ngữ văn nói riêng và hoạt động dạy học giáo dục nói chung của mỗi nhà trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Văn theo theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.6.1. Ưu điểm
Thực trạng cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Móng Cái đã bước đầu nhận thức được vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các CBQL thể hiện và áp dụng được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn tạo nên sự phù hợp hơn về phương pháp, sự thống nhất về kế hoạch, sự sát xao trong giám sát, kiểm tra đánh giá, chỉ đạo đổi mới.
Các hoạt động dạy học môn Ngữ văn của GV đã hướng đến sự quản lý về chương trình, nội dung, phương pháp… đảm bảo nề nếp và thực hiện theo những quy định chung của bộ môn, của nhà trường. Việc đổi mới HTTC, Phương pháp, phương tiện DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới được chú trọng, quan tâm trong chỉ đạo và thực hiện, điều này thể hiện trong các giờ dạy của GV và học của HS.
Vai trò của đội ngũ CBQL nói chung, quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã được thể hiện, sự chỉ đạo trong việc xây dựng và điều chỉnh chương trình từng bước hợp lý và hiệu quả. Ban giám hiệu nhà trường đã có sự chủ động nhất định trong việc tham mưu, đề đạt nguyện vọng phù hợp với các cấp có thẩm quyền nhằm tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng cơ bản cho các hoạt động DH và giáo dục của Nhà trường THCS.
2.6.2. Hạn chế
Cùng với những điểm mạnh qua nghiên cứu thực tiễn kể trên, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái còn một số tồn tại cần khắc phục:
Một số biện pháp quản lý được áp dụng còn thực hiện theo kinh nghiệm, chưa thực sự bám sát các nguyên tắc, yêu cầu chung, việc đổi mới chưa triệt để, đồng bộ. Quản lý còn mang tính hình thức, thường chỉ dừng lại ở mức độ ổn định, duy trì nề nếp dạy học, chưa thực sự hướng vào quản lý việc tổ chức triển khai hoạt động dạy của GV, việc tự học của HS, đặc biệt là chưa chú trọng đến những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của môn Ngữ văn. Do đó, tính đồng bộ và hiệu quả chưa cao.
Thực hiện việc điều chỉnh chương trình chưa thực sự khoa học, phù hợp với quy định và yêu cầu chung, thường thể hiện sự thay đổi hay chắp ghép một cách cơ học đối với nội dung các bài học dựa theo kinh nghiệm của GV.
Giáo viên chưa thực sự chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tối đa năng lực của HS, tiếp cận hiện đại trong dạy học để phát triển