được thực hiện rất thường xuyên. Phần lớn các phương pháp được đánh giá ở mức độ thực hiện là thường xuyên, đạt TB từ 3,07 – 3,23, đó là phương pháp 1, 2, 3, 4, 6. Hai phương pháp được đánh giá ít sử dụng là phương pháp thực địa và phương pháp giải quyết vấn đề. Mức độ thực hiện các phương pháp GDMT cho HS được đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm TB = 2,97.
- Về kết quả thực hiện: CBQL, GV, NV đánh giá việc áp dụng các phương pháp trong GDMT cho học sinh, trong đó phương pháp thuyết giảng, trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp thảo luận nhóm được đánh giá với mức độ hiệu quả với điểm TB từ 3,13 trở lên. Đối với kết quả sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thực địa thì kết quả mang lại thấp hơn, đạt ở mức độ trung bình với điểm TB là 2,48.
Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện không có sự khác biệt với Sig >0,05. Và trong từng phương pháp GDMT cho học sinh thì mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cũng không có sự khác biệt nào xảy ra. Điều này cho thấy, mức độ thực hiện tương ứng với kết quả thực hiện của từng phương pháp GDMT.
Qua trao đổi, phỏng vấn CBQLPGD 1 cho rằng “Để GDMT cho hs đạt hiệu quả cao thì cần sử dụng thường xuyên các phương pháp mang tính trực quan, nghiêng về thực hành trải nghiệm bởi GDMT mang tính đặc thù riêng, cần phải gắn với thực tế, gắn với các tình huống cụ thể về môi trường thì mới đem đến hiệu quả giáo dục MT cho HS. Đối với các phương pháp giải quyết vấn đề, thực địa đạt hiệu quả ở mức trung bình bởi theo họ, việc vận dụng các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào năng lực giáo viên (về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm)”. CBQLPGD 2 trao đổi thêm “Muốn làm được điều này hiệu quả thì GV cần có chuyên môn rộng và sâu về các vấn đề môi trường thì mới sử dụng phương pháp thuyết giảng hiệu quả cần có năng lực nêu vấn đề cho học sinh cùng giải quyết cùng xử lí. Điều này đối với GV tương đối khó vì phần lớn GV còn chưa thực sự sáng tạo, chủ động”.
Qua phỏng vấn GV nhà trường, GV 1, 2, 4, 5, 7 thì cho rằng họ rất quan tâm đến việc lựa chọn các phương pháp GDMT cho HS. Tùy theo từng nội dung hoạt
động mà lựa chọn PP phù hợp. Phương pháp GDMT được GV sử dụng nhiều nhất và cũng đem lại hiệu quả thông qua dạy học lồng ghép, tích hợp là PP trực quan, PP hỏi đáp, PP thực hành. Với GV 3, 6, 8 thì cho rằng GDMT muốn đạt hiệu quả cao thì cần cho các em được trải nghiệm, tức là sử dụng PP thực địa, được thực hành thì HS sẽ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Qua trao đổi với HS nhóm 1 và 2, các em cho rằng thầy, cô thường sử dụng phương pháp hỏi đáp, phương pháp thuyết trình để giảng dạy các bài học có nội dung GDMT. Các em cho biết, các em thích PP thực địa, PP thảo luận nhóm vì giúp cho chúng em nhớ lâu hơn, và giúp chúng em tìm ra được nhiều kết quả từ câu hỏi của cô/ thầy đưa ra, từ đó, các em có thêm nhiều kiến thức hơn”. Với nhóm HS 3, 4 thì các em lại cho rằng thầy, cô thường dùng phương pháp trực quan (chủ yếu là tranh ảnh minh họa) và thảo luận nhóm. Nhóm HS 3 thì mong muốn được thầy cô tổ chức thực hành ở vườn trường hoặc được đi dã ngoại ở các khu sinh thái ngoài nhà trường. Qua nghiên cứu giáo án của GV (Bài: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng” – Môn
Đạo Đức Lớp Một), GV đã sử dụng các phương pháp sau: GV đã sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng về vai trò, lợi ích của cây và hoa đối với môi trường, cuộc sống; GV sử dụng phương pháp quan sát, cho HS quan sát tranh; Gv sử dụng phương pháp hỏi đáp cho HS nhận xét đúng hay sai về hành vi, việc làm nêu trong tranh. Nhìn chung, các hình thức GV sử dụng trong tiết dạy phù hợp với đối tượng HS lớp 1, phù hợp với việc khai thác nội dung bài học theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, thì BGH cần chỉ đạo, khuyến khích GV cần sử dụng thêm PP thảo luận nhóm, PP thực hành, thay vào đó giảm thời lượng cho PP thuyết giảng thì sẽ khắc sâu được kiến thức cho HS hơn và HS sẽ được rèn luyện kĩ năng, hành vi với MT (cụ thể là thái độ, hành vi đối với cây và hoa nơi công cộng).
2.3.7. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học
Cũng như hoạt động dạy học, muốn HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học đạt được mục tiêu đề ra thì cần quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá. Đây là thước đo kết quả dạy của thầy và kết quả học của trò. Chính vì thế, nhà quản lí giáo dục cần
nắm bắt thực trạng về kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS của đội ngũ giáo viên để cho những điều chỉnh cần thiết, hiệu quả.
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ và kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | Kiểm định hai mẫu liên hệ | |
Kiểm tra, đánh giá HĐGDMT | 2,87 | 2,85 | ,575 | |
1 | GV xác định phương pháp, nội dung kiểm tra đối với HS | 2,12 | 2,05 | ,037 |
2 | Thực hiện theo dõi kết quả HĐGDMT của HS thông qua sổ điểm, sổ theo dõi | 2,01 | 2,07 | ,117 |
3 | Kiểm tra, đánh giá HS khách quan, công bằng | 3,33 | 3,33 | ,833 |
4 | Kiểm tra, đánh giá HS thông qua dạy học có nội dung lồng ghép, tích hợp trên lớp | 3,35 | 3,35 | ,833 |
5 | Kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động ngoại khóa, HDGDNGLL | 3,19 | 3,15 | ,149 |
6 | Kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động văn thể mỹ, lao động, sinh hoạt hằng ngày | 3,24 | 3,20 | ,313 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Chung Về Giáo Dục Của Thành Phố Đà Nẵng
- Quy Ước Xử Lí Thông Tin Thực Trạng Hđgdmt Và Quản Lí Hđgdmt
- Thực Trạng Việc Thực Hiện Nội Dung Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Mức Độ Cần Thiết Của Việc Quản Lí Hđgdmt Cho Hs Ở Trường Th
- Thực Trạng Quản Lí Kiểm Tra, Đánh Giá Hđgdmt Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh Giá Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hđgdmt Cho Hs Ở Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy:
- Về mức độ thực hiện: Đối với các nội dung kiểm tra, đánh giá đều được giáo viên thực hiện. Song mức độ khác nhau ở từng nội dung kiểm tra, đánh giá, cụ thể như sau: GV rất thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT của HS thông qua các tiết dạy có nội dung tích hợp, lồng ghép GDMT và việc kiểm tra khách quan, công bằng, đạt điểm TB từ 3,33 – 3,35. Đối với việc kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động văn thể mỹ, lao động, sinh hoạt hằng ngày và kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL cũng được GV thực hiện thường xuyên đạt mức TB từ 3,19 – 3,24. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT của HS, GV chưa thực hiện hoặc ít thực hiện việc xác định phương pháp, nội dung kiểm tra đối với HS (TB = 2,12); cũng như việc thực hiện theo dõi kết quả HĐGDMT của HS thông qua sổ điểm, sổ theo dõi (TB = 2,07).
- Về kết quả thực hiện: Cũng như kết quả thu về đối với mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá HĐGDMT của HS, mức độ kết quả thực hiện cũng có kết quả trùng khớp với mức độ thực hiện từng nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT của HS thông qua các tiết dạy có nội dung tích hợp, lồng ghép GDMT và việc kiểm tra khách quan, công bằng, được xếp ở mức Tốt, đạt điểm TB = 3,33 – 3,35. Đối với việc kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động văn thể mỹ, lao động, sinh hoạt hằng ngày và kiểm tra, đánh giá HS thông qua hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL cũng xếp ở mức Khá thực hiện thường xuyên đạt mức TB từ 3,15 – 3,20. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT của HS, do GV chưa thực hiện hoặc ít thực hiện việc xác định phương pháp, nội dung kiểm tra đối với HS; cũng như việc thực hiện theo dõi kết quả HĐGDMT của HS thông qua sổ điểm, sổ theo dõi nên 2 nội dung này chỉ được xếp ở mức Đạt với điểm TB từ 2,05 – 2,07.
Cũng qua bảng kết quả khảo sát, cho thấy mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học được đánh giá ở mức thường xuyên với điểm TB = 2,87; và kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học được đánh giá ở mức Khá với điểm TB = 2,85. Giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện không có sự khác biệt với Sig = 0,57, nghĩa là Sig > 0,05. Ở tất cả các nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá thì mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cũng tương ứng, không có sự khác biệt. Riêng nội dung (2) GV xác định phương pháp, nội dung kiểm tra đối với HS thì có sự khác biệt giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện với Sig < 0,05 (Sig = 0,037)
Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQL PGD 1 và 2, đều có chung một nhận xét như sau: GV có quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả tham gia HĐGDMT cho HS tại nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện khách quan, công bằng và thực hiện chủ yếu trong giờ học có nội dung lồng ghép, tích hợp GDMT, mang tính chất động viên là chính. Còn với các nội dung khác, GV thi thoảng có vận dụng nhưng không đánh giá cụ thể mà chỉ mang tính nhắc nhở đối với HS. Và GVCN dựa vào kết quả này làm cơ sở để nhận xét về phẩm chất của HS.
Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, họ cũng đưa ra ý kiến đồng nhất với ý kiến của CBQL Phòng GD&ĐT như đã nêu ở trên.
Qua trao đổi với 4 nhóm HS, đa số các em cho biết cô giáo chỉ kiểm tra nội dung GDMT trong bài học có tích hợp, lồng ghép và có nhận xét, đánh giá trước lớp. Nhìn chung bạn nào cũng trả lời được các câu hỏi kiểm tra của thầy cô tại lớp. Nhóm HS 3 cho biết thêm “Trong giờ sinh hoạt lớp, giờ bán trú, cô giáo có nhắc nhở chúng em về vấn đề giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường lớp học và không có đánh giá, xếp loại bằng cách cho điểm”.
2.3.8. Thực trạng các điều kiện trong giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục nào trong nhà trường, ngoài các nguồn lực chính là con người, tài chính thì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quyết định hiệu quả của HĐGD nói chung và HĐGDMT cho HS nói riêng.
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện các điều kiện GDMT
Nội dung | Mức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | Kiểm định hai mẫu liên hệ | |
Điều kiện HĐGDMT | 2,21 | 2,27 | ,075 | |
1 | GV sử dụng trang, thiết bị hiện có phục vụ HĐGDMT cho HS | 3,16 | 3,23 | ,033 |
2 | GV soạn và sử dụng các tài liệu GDMT địa phương | 2,04 | 2,03 | ,701 |
3 | GV tự làm thêm ĐDDH cho HĐGDMT | 1,44 | 1,54 | ,004 |
Bảng 2.11 cho thấy:
- Về mức độ thực hiện: Trong quá trình triển khai HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, qua kết quả khảo sát thu về cho thấy thầy cô giáo thường xuyên sử dụng trang thiết bị hiện có trong nhà trường để giảng dạy nội dung GDMT cho HS (TB =
3,16). Đối với việc soạn, sử dụng các tài liệu GDMT địa phương (TB = 2,04) ít thực hiện và việc GV tự làm đồ dùng dạy học cho HĐGDMT ít khi thực hiện, thậm chí là không thực hiện bao giờ (TB = 1,44).
- Về kết quả thực hiện: Việc GV sử dụng trang, thiết bị hiện có phục vụ HĐGDMT cho HS ở mức độ thường xuyên nên kết quả thực hiện đạt được Khá (TB
= 3,23). Giáo viên ít khi soạn và sử dụng các tài liệu GDMT địa phương nên kết quả thực hiện rất thấp, chỉ ở mức Đạt (TB = 2,03). Đối với việc GV tự làm thêm đồ dùng dạy học về GDMT thì được đánh giá ở mức độ chưa thực hiện, vì vậy kết quả cũng được xếp ở mức chưa Đạt (TB = 1,54).
Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN không có sự khác biệt với Sig > 0,05 (Sig = 0,075).
Qua phỏng vấn với CBQL nhà trường, GV và CBQLPGD, tất cả đều cho rằng các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDMT hiện nay rất hạn chế, GV chủ yếu sử dụng trang thiết bị hiện có trong nhà trường. Song các trang thiết bị, nhất là tài liệu về GDMT chính thống, GDMT địa phương gần như không có, chủ yếu GV tự tìm tòi nên có phần khó khăn vì GV vẫn tập trung nhiều thời gian và công sức tìm tòi các tài liệu cho môn học văn hóa là chính. Việc làm đồ dùng dạy học cho nội dung GDMT gần như không thể do nhiều lý do khác nhau.
2.3.9. Thực trạng hoạt động phối hợp trong hoạt động GDMT cho học sinh ở trường tiểu học
Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDMT nói riêng trong trường tiểu học muốn đạt mục tiêu đề ra cần có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mối quan hệ phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội từ lâu đã được đề cao trong công tác giáo dục. Vì thế, cần đánh giá thực trạng công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong HĐGDMT cho HS ở trường TH giúp các nhà quản lí thực hiện có hiệu quả mục tiêu và chất lượng GDMT cho HS nhà trường.
Kết quả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện công tác phối hợp trong hoạt động GDMT cho học sinh ở trường TH tại TPĐN được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện hoạt động phối hợp GDMT
Nội dung | M ức độ thực hiện | Kết quả thực hiện | Kiểm định hai mẫu liên hệ | |
Công tác phối hợp các LLGD | 2,96 | 3,00 | ,101 | |
1 | GV chủ động tham mưu, cùng phối hợp với BGH nhà trường | 3,15 | 3,22 | ,020 |
2 | GV chủ động phối hợp Tổng phụ trách Đội trong các HĐGDMT | 3,17 | 3,21 | ,122 |
3 | GV phối hợp với PHHS | 3,16 | 3,19 | ,270 |
4 | GV phối hợp với địa phương, với các tổ chức khác ngoài nhà trường. | 2,39 | 2,39 | ,800 |
Dựa vào bảng 2.12 cho thấy:
- Về mức độ thực hiện: GV đã quan tâm đến hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDMT cho HS ở trường tiểu học. GV thường xuyên chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội, tham mưu với ban giám hiệu để thực hiện HĐGDMT cho HS, không có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thường xuyên trong công tác phối hợp giữa GV với 3 lực lượng này, dạt mức điểm TB từ 3,15 – 3,17. Riêng công tác phối hợp với địa phương, với các tổ chức khác ngoài nhà trường, mức độ thực hiện là ít thường xuyên, với điểm TB = 2,39.
- Về kết quả thực hiện hoạt động phối hợp giữa GV với Tổng phụ trách, với ban giám hiệu, với PHHS được đánh giá ở mức Khá. Không có kết quả Tốt ở tất cả các nội dung phối hợp. Riêng nội dung 4 (GV phối hợp với địa phương và các tổ chức ngoài NT) được đánh giá ở mức độ kết quả thực hiện là Đạt (TB = 2,39).
Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện hoạt động phối hợp không có sự khác biệt với Sig = 0,10. Theo đó, ở từng nội dung của công tác phối hợp (ở nội dung 2,3,4) giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cũng không có sự khác biệt. Riêng nội dung GV chủ động phối hợp với BGH nhà trường thì có sự khác biệt với Sig = 0,020.
Qua phỏng vấn với PHHS, họ cho biết bản thân thỉnh thoảng được GV chủ nhiệm thông báo về hoạt động GDMT của HS trong ngày ra quân Chủ nhật Xanh – sạch – Đẹp, trong hoạt động sinh hoạt dưới cờ”, đồng thời, Nhóm PHHS 1 và 2 cho biết họ cũng được GVCN mời tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm tại vườn rau sinh thái Hòa Phong, vườn sinh thái Đức Trí… Qua đó, PHHS cùng GV quản lí HS, hướng dẫn HS ý thức về bảo vệ môi trường”.
Qua phỏng vấn với CBQLPTNMT, cả 2 đều cho biết chỉ có ban giám hiệu mới trực tiếp làm việc, phối hợp với Phòng TNMT cũng như Xí nghiệp môi trường số 1 về công tác thu gom rác thải, bố trí thùng rác…Còn GV thì không có chủ động trong việc chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường. Tuy nhiên, CBQLPTNMT 2 cũng cho biết thêm không phải trường nào BGH cũng tích cực, chủ động trong công tác phối hợp; và việc phối hợp chỉ mang tính chất thời vụ (khi cần mới trao đổi), không mang tính thường xuyên, liên tục. Cả 2 đều cho rằng phần lớn GV chỉ chú trọng, quan tâm đến nguồn nhân lực tại chỗ trong HĐGDMT, mặt khác do GDMT là hoạt động không mang tính bắt buộc trong nhà trường nên ít quan tâm, chú ý kêu gọi sự hỗ trợ, phối hợp của các LLGD ngoài nhà trường. Đặc biệt, GV quên rằng vai trò của gia đình, cộng đồng cũng có ý nghĩa rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu GDMT cho HS tiểu học.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng
Trước khi khảo sát thực trạng quản lí HĐGDMT theo nội dung, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ cần thiết của quản lí đối với hoạt động này. Bất kì hoạt động giáo dục nào trong nhà trường cũng cần được quản lí. HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ quản lí đối với mỗi hoạt động sẽ khác nhau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của việc quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua bảng sau: