Hoàn Thiện Và Ban Hành Các Chính Sách Liên Quan Đến Sự Phát Triển Và Hoạt Động Của Tct 90 – 91 Theo Hướng Hình Thành Tđkt

Hai lµ, x©y dùng vµ hoµn thiÖn hÖ thèng quy tr×nh kiÓm so¸t néi bé cđa tËp ®oµn kinh tÕ.

- Ho¹t ®éng kiÓm so¸t trë thµnh ho¹t ®éng ®ång bé trong mäi qu¸ tr×nh kinh doanh tõ kh©u lËp kÕ ho¹ch ®Õn thùc hiÖn vµ ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶.

- Ho¹t ®éng kiÓm so¸t néi bé h−íng tíi viÖc n©ng cao hiÖu qu¶ cđa ho¹t

®éng qu¶n lý tµi chÝnh, kÕ to¸n vµ ®¹t ®−îc môc ®Ých chiÕn l−îc cđa TËp ®oµn h¬n lµ chó träng vµo viÖc kiÓm tra tÝnh tu©n thđ c¸c quy ®Þnh cđa nhµ n−íc

- §Ó ho¹t ®éng kiÓm so¸t trë nªn chđ ®éng h¬n trong viÖc ng¨n ngõa c¸c ho¹t ®éng ®i chÖch h−íng víi môc tiªu qu¶n lý tµi chÝnh hiÖu qu¶.

Ba lµ, hoµn thiÖn hÖ thèng kÕ to¸n, kiÓm to¸n néi bé.

- Quy tr×nh lËp vµ sö dông b¸o c¸o tµi chÝnh ph¶i ®−îc chuÈn ho¸ vµ quy

®Þnh chÆt chÏ, vµ ®−îc ¸p dông b¾t buéc ®èi víi tÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn.

- Tuú t×nh h×nh cô thÓ b¶o ®¶m c«ng t¸c kiÓm so¸t tµi chÝnh tèt, c¸c T§KT cã thÓ thµnh lËp bé phËn kiÓm to¸n néi bé. Bé phËn nµy cã thÓ tån t¹i æn ®Þnh hoÆc t¹m thêi.

Bèn lµ, øng dông tin häc trong c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh kÕ to¸n, ®Æc biÖt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

®èi víi ho¹t ®éng cđa hÖ thèng kÕ to¸n.

- X©y dùng m¹ng th«ng tin néi bé trong toµn tËp ®oµn gi÷a c«ng ty mÑ víi c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn.

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 20

- X©y dùng website cho tËp ®oµn còng nh− c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn

- Trªn c¬ së ®ã viÖc qu¶n lý, ®iÒu hµnh tËp ®oµn còng nh− c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn ®−îc thùc hiÖn qua m¹ng.

N¨m lµ, g¾n víi thùc hiÖn kiÓm so¸t tµi chÝnh, x©y dùng chÕ ®é th−ëng ph¹t cô thÓ, râ rµng ®èi víi qu¶n lý tµi chÝnh cđa tËp ®oµn. §iÒu nµy cho phÐp ph¸t huy triÖt ®Ó tr¸ch nhiÖm, s¸ng t¹o cđa mäi ng−êi trong qu¶n lý tµi chÝnh cđa tËp ®oµn.

3.2.2.2. Hoàn thiện và ban hành các chính sách liên quan đến sự phát triển và hoạt động của TCT 90 – 91 theo hướng hình thành TĐKT

Thứ nhất, hoàn thiện các chính sách khuyến khích các TCT 90 – 91 phát triển, chuyển đổi thành TĐKT

Nhà nước có chính sách riêng đối với các TCT chuyển đổi thành TĐKT. Trong đó cần chỉ rõ một số nội dung:

- Có chế độ hỗ trợ các mặt đối với những TCT đăng ký chuyển đổi thành TĐKT

- Làm rõ cơ chế quan hệ giữa Nhà nước với TĐKT, trong thực hiện vai trò chủ sở hữu, quản lý, phân phối kết quả kinh doanh...

- Quy định các tiêu chí của TĐKT và qua đó chỉ rõ các điều kiện để TCT 90 -91 tự vận động chuyển thành TĐKT

Thứ hai, có chính sách tạo điều kiện để các TĐKT phát huy hết khả năng trong cạnh tranh trên thị trường. Ở lĩnh vực này các chính sách nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề:

- Mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của TĐKT. Phát triển thị trường, phạm vi kinh doanh không chỉ trong nước mà ra thị trường khu vực và thế giới

- Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài của các TĐKT

- Có chính sách tạo điều kiện cho các TĐKT đầu tư ra ngoài DN và liên kết kinh doanh để mở rộng và phát triển

Thứ ba, đổi mới các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng cho các TĐKT hoạt động thuận lợi, có hiệu quả.

- Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho TĐKT mở rộng và ổn định cho thị trường đầu vào. Đặc biệt lưu ý đến các TĐKT hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, hải, lâm sản... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để nông dân khi được các TĐKT đầu tư vốn yên tâm sản xuất không chạy theo sự biến động thị trường làm cho TĐKT bị động phụ thuộc, không ổn định sản xuất.

- Hoàn thiện các chính sách về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chế độ đền bù, giải tỏa... tạo điều kiện cho các TĐKT mở rộng SXKD.

Thực tiễn Việt Nam vừa qua cho thấy đây là lĩnh vực còn nhiều bất cập tạo nên những tranh chấp giữa các DN và nhân dân kéo dài gây khó khăn cho sản xuất cũng như ổn định tình hình xã hội.

Thứ tư, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến chính sách về môi trường sinh thái và thông tin...

- Về môi trường sinh thái phải có chế độ quy định cụ thể rõ ràng và công khai ngay từ khi bắt đầu thành lập cơ sở sản xuất. Đây là điều kiện để các DN, TĐKT chủ động xử lý.

- Các thông tin trên những mặt, lĩnh vực khác nhau cũng là yêu cầu rất quan trọng cho hoạt động của của TĐKT

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, các thông tin được thông báo trên rất nhiều kênh, hình thức một cách nhanh cập nhật. Tuy nhiên độ tin cậy của các thông tin đó, đặc biệt là các thông tin về chế độ, chính sách, quy định của các nước còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp rất lúng túng xử lý khi nhà nước nhận được thông tin. Do vậy, nhà nước cần có chính sách để cung cấp các thông tin cập nhật, chính xác giúp cho các doanh nghiệp chủ động xử lý trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn các thông tin về chế độ hải quan của các nước, chính sách ưu đãi, hạn chế đối với từng loại hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu...

Những thông tin trên giúp cho các DN trong đó có TĐKT chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh hợp lý thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

3.2.2.3. Hoàn thiện chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại tệ...

Đây là những công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của Nhà nước đối với các DN nói chung trong đó có TĐKT, các chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại tệ trực tiếp tác động đến các hoạt động của TĐKT

- Các TĐKT là những DNNN có quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài, các DN nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam đều bằng các loại ngoại tệ mạnh và chủ yếu là sử dụng đô la Mỹ (USD), nhưng khi có sản phẩm bán ra trên thị trường nội địa thì thông thường họ sẽ chỉ nhận được tiền

bán sản phẩm bằng đồng Việt Nam. Điều đó đã tạo nên tâm lý không yên tâm, lo ngại đối với các nhà đầu tư, họ không thể mang ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư để rồi sẽ thu được các khảon tiền bằng đồng nội tệ và gặp khó khăn khi chuyển đổi ra đồng ngoại tệ để chuyển về nước. Vì vậy, nhà nước cần nghiên cứu để tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế quản lý ngoại tệ, mở rộng quyền thu, chi bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ và cũng được phép thanh toán bằng ngoại tệ khi mua sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc ngoại tệ. Nhà nước cần phải có một cơ chế bảo đảm việc chuyển đổi từ tiền Việt Nam sang ngoại tệ cho các nàh đầu tư trong trường hợp họ phải bán sản phẩm dịch vụ của mình tại thị trường nội địa.

- Chính sách tỷ giá hối đoái có tác dụng đến các hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu của các TĐKT. Khi nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá giữa đồng nội tệ thấp giá (tức là ngoại tệ cao giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập và giảm giá nước ngoài của hàng xuất. Cả hai loại tác động này đều góp phần cải thiện sức cạnh tranh quốc tế. Các nguồn lực sẽ được hút vào các ngành kinh tế nội địa và vào các ngành xuất khẩu. Như vậy giữa cho nội tệ thấp giá có tác dụng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư quốc tế định chuyển vốn vào nước có đồng tiền thấp giá sẽ có lợi hơn, vì sẽ mua sắm được nhiều bất động sản hơn. Hơn nữa, nội tệ thấp giá thì giá thành hàng hoá xuất khẩu sẽ hạ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hướng về xuất khẩu nhằm giảm giá tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Khi nhà nước thực hiện chính sách giữ đồng nội tệ cao giá (tức ngoại tệ thấp giá) thì dân chúng sẽ tín nghiệm cao đồng tiền nội tệ, lưu thông tiền tệ được ổn định, hạn chế được lạm phát. Tuy nhiên, nội tệ cao giá sẽ gây cản trở cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì đầu tư vào nước có đồng tiền nội tệ cao giá, các nàh đầu tư không có lợi trong việc mua sắm bất động sản.

Hầu hết các TĐKT đều hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, đều có các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Do vậy chính sách tiền tệ, tỷ giá hối

đoái cần khuyến khích các TĐKT Việt Nam khai thác triệt để lợi thế so sánh trong cạnh tranh của thị trường.

Theo chúng tôi cần thực hiện phương châm “phá giá nhẹ” đồng tiền nội tệ (Việt Nam đồng) nhằm tạo điều kiện nâng cao mức cạnh tranh cho hàng Việt Nam cả trong nước và quốc tế.

3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ đại diện nhà nước (chủ sở hữu) trực tiếp quản lý TĐKT

Nhà nước với tư cách chủ sở hữu, phần lớn vốn trong TĐKT vì vậy việc cử cán bộ trực tiếp quản lý TĐKT là một nội dung quan trọng của QLNN đối với TĐKT

Cán bộ quản lý các TĐKT, đặc biệt là các chức danh Chủ tịch HĐQT, TGĐ, phó TGĐ điều hành công ty mẹ, công ty con, Ban quản lý TĐKT có vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của TĐKT cũng như các công ty trong TĐKT. Những chức danh này thường được Nhà nước tuyển chọn và bổ nhiệm từ các công chức Nhà nước.

Về nguyên tắc, cán bộ các chức danh trên phải bảo đảm vừa “hồng” vừa “chuyên”. Tuy nhiên việc xác định các tiêu chuẩn không phải qua lý lịch, công tác cán bộ mà phải có tiêu chí đánh giá khách quan. “Hồng” và “chuyên” của các chức danh trên liên quan đến việc bảo tồn và phát triển vốn tài sản của nhà nước, của Tập đoàn cũng như các công ty. Do vậy “hồng” và “chuyên” phải được thể hiện bằng tâm huyết, toàn tâm toàn ý với sự phát triển đi lên của tập đoàn cũng như từng công ty thành viên. Đồng thời phải có kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh lãnh đạo, quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh làm cho các công ty trong tập đoàn hoạt động có hiệu quả và hiệu quả ngày càng cao.

Đây là những cán bộ được cơ quan chủ quản (đại diện cho nhà nước), bổ nhiệm vào các chức vụ ở TĐKT để quản lý phần vốn nhà nước. Thực tiễn những yếu kém về hiệu quả kinh doanh của các DNNN, những tiêu cực, tham nhũng trong các DNNN trong thời gian vừa qua chủ yếu là xuất phát từ sự chưa hợp lý về công tác cán bộ quản lý phần vốn nhà nước tại DNNN. Thể hiện:

- Việc bổ nhiệm chưa xuất phát từ năng lực thực sự của cán bộ.

- Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm thay thế… còn nhiều trói buộc hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của cán bộ quản lý trong TĐKT.

- Chưa kết hợp hài hoà giữa lợi ích cán bộ quản lý với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chế tài chưa có tính răn đe mạnh về trách nhiệm cán bộ quản lý với việc bảo tồn và phát huy vốn nhà nước trong các DN.

Theo chúng tôi công tác cán bộ quản lý phần vốn nhà nước trong các TĐKT cần được đổi mới theo phương thức sau đây.

Một là, thay phương thức tuyển chọn thông qua đề cử bằng thi tuyển đối với cán bộ giữ các chức vụ Chủ tịch HĐQT, TGĐ, Kế toán trưởng của TĐKT cũng như các công ty mà vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối (> 50%).

Quy trình thực hiện phương thức thi tuyển được thực hiện theo các bước

sau.

- Trên cơ sở đường lối, chính sách cán bộ của Đảng và nhà nước, cơ quan

chủ quản phối hợp với các cơ quan quản lý của Đảng nhà nước về cán bộ xây dựng hệ thống tiêu chí các tiêu chuẩn về “Hồng” và “chuyên” cho từng chức danh cán bộ. Trong tiêu chuẩn cần chú trọng đến trình độ chuyên môn và kỹ năng điều hành quản lý doanh nghiêp.

- Lượng hoá các tiêu chuẩn trên thành các câu hỏi thi.

- Tổ chức thi tuyển công khai các chức danh trên.

Cần có quy định điểm tối thiểu cho từng chức danh. Thành lập Hội đồng đánh giá kết quả thi tuyển.

- Những người trúng tuyển được cơ quan chủ quản ký kết hợp đồng bổ nhiệm có thời hạn. Đây là hợp đồng giữa nhà nước (Bên A) và người được giữ các cương vị quản lý theo chức danh đã trúng tuyển (Bên B). Trong hợp đồng cần có sự thảo luận để xác định cụ thể một số nội dung chủ yếu:

+ Thời hạn hợp đồng. Các điều kiện bất khả kháng phải thay đổi hợp

đồng. Trách nhiệm nghĩa vụ quyền lợi khi thay đổi hợp đồng đối với hai bên.

+ Trách nhiệm và quyền lợi vật chất đối với người quản lý về sự bảo tồn, phát triển vốn ở doanh nghiêp.

+ Các điều kiện để cán bộ quản lý phát huy triệt để tài năng, sáng tạo hoàn thành tốt những cam kết trong hợp đồng.

Với phương thức trên hạn chế sự can thiệp của cơ quan chủ quản đến cán bộ quản lý. Làm cho những cán bộ này thực sự là chủ đối với phần vốn họ quản lý ở doanh nghiêp. Nhà nước tập trung thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát. Phương thức này được thực hành có hiệu quả đối với các TĐKT lớn, phát triển hiện nay ở các nước tiên tiến.

Hai là, thực hiện bổ nhiệm theo cơ chế công khai, dân chủ đối với các chức danh quản lý khác ở TĐKT như Uỷ viên HĐQT, các Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát…

Trong điều kiện hiện nay chưa thể tổ chức thi tuyển tất cả cán bộ quản lý phần vốn nhà nước trong các doanh nghiêp. Do vậy ngoài chức danh chủ chốt, quyết định thực hiện theo phương thức thi tuyển ở trên, các chức danh khác vẫn thực hiện theo cơ chế bổ nhiệm. Tuy nhiên cần có sự đổi mới nhằm chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới. Quy trình bổ nhiệm được thực hiện theo các nội dung:

- Trên cơ sở chính sách cán bộ của Đảng và nhà nước, cơ quan Đảng, cơ quan chủ quản của TĐKT trao đổi, xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn cho từng chức danh Uỷ viên HĐQT, các Phó TGĐ, Trưởng ban kiểm soát…

- Công khai tiêu chuẩn cho tập thể lao động TĐKT thảo luận để hoàn

thiện.

- Kết hợp sự giới thiệu của cơ quan chủ quản, Chủ tịch HĐQT, TGĐ với

sự giới thiệu của các tổ chức đoàn thể trong TĐKT về người giữ các chức vị theo chức danh trên.

- Lấy tín nhiệm của tập thể lao động ở TĐKT cũng như từng công ty theo hình thức bỏ phiếu kín.

Những cán bộ được đa số lao động trong đơn vị tín nhiệm sẽ được cơ quan chủ quản bổ nhiệm có thời hạn vào các chức danh ủy viên HĐQT, Phó TGĐ, Trưởng ban kiểm soát.

Trong quyết định cần ghi rõ thời hạn đảm nhiệm chức vụ, quy định chặt chẽ về quyền lợi, đặc biệt là trách nhiệm vật chất đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiêp.

- Ba là, đối với cán bộ quản lý các Phòng, Ban chuyên môn, các phân xưởng.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của TĐKT cũng như của các công ty con, những chức danh này do Tổng giám đốc quyết định sau khi đã thông qua HĐQT. Phương thức bổ nhiệm tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiêp do TGĐ quyết định.

Tuy nhiên cần thực hiện theo quy trình:

- Xác định tiêu chuẩn từng chức danh

- Đề cử các ứng viên

- Thăm dò tín nhiệm của tập thể lao động trong đơn vị và cán bộ chủ chốt trong công ty. Chẳng hạn đối với Trưởng, Phó phòng chuyên môn cần lấy tín nhiệm của tập thể lao động phòng đò và tín nhiệm của cán bộ chủ chốt ở công ty.

- Thông qua HĐQT công ty.

- Căn cứ vào những điều trên TGĐ quyết định bổ nhiệm.

Thực hiện những giải pháp về cán bộ nêu trên trong điều kiện hiện nay là vấn đề mới, khó, song rất cần thiết và phù hợp với đường lối đổi mới công tác cán bộ của Đảng trong điều kiện mới. Nó cho phép vốn nhà nước ở TĐKT thực sự có những người chủ đủ năng lực, trình độ quản lý để bảo tồn và phát triển trong quá trình cạnh tranh trên thị trường.

Bốn là, đổi mới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý vốn nhà nước tại TĐKT.

Vấn đề chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý vốn nhà nước tại các DN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kích thích sự sáng tạo, tích cực của cán bộ.

Sự chưa phù hợp về chế độ tiền lương trong các DNNN hiện nay là nguồn gốc dẫn đến các tiêu cực, tham nhũng. Đây là vấn đề lớn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra các giải pháp. ở đây chúng tôi xin nêu lên vài định hướng:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022