Giá Cả Các Nguyên Vật Liệu Có Thể Tái Chế


Người ta sản xuất phiên giấy (sheet) cho các quá trình sản xuất ở các nhà máy khác. Theo các công nhân trong làng, họ sản xuất các loại giấy phục vụ cho việc ghi chép hoá đơn ở các nhà hàng và quán xá không đòi hỏi chất lượng cao lắm. Quá trình sản xuất giấy đòi hỏi rất nhiều nước. Các phương tiện hỗ trợ xử lý phù hợp chưa được trang bị.

Khảo sát liên quan đến làng Minh Khai cho thấy:

- Có hơn 100 cơ sở sản xuất trong làng. Một xưởng được phỏng vấn cho biết xưởng thu hút hơn 30 công nhân và có năng xuất sản xuất giấy tái chế khoảng 1 tấn/ngày.

- Các điều kiện buôn bán giấy tái chế tỏ ra không bền vững. Giá giấy vụn thu gom trung bình khoảng 3.000-6.00 VND/kg từ các nhà bán buôn hay bán lẻ đến xưởng sản xuất, trong khi đó giá bán sản phẩm cuối cùng là khoảng 6.000-

7.000 VND/kg.

- Theo quan điểm của chủ một cơ sở sản xuất, có thể nói rằng thị trường giấy tái chế ít biến động hoặc tăng nhẹ trong vòng 6 năm qua. Ông hi vọng xu thế này sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.

e. Làng mua bán buôn Triều Khúc

Có một làng khác cũng có tham gia vào quá trình tái chế rác là làng Triều Khúc. Trong làng có nhiều nhà mua bán buôn và thu gom các nguyên liệu thứ cấp có khả năng tái chế. Họ mua các nguyên liệu này trái phép trên thị trường từ trong thành phố. Họ không thực hiện việc sản xuất và không bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các hoạt động ở làng kiểu thế này có thể sẽ không còn trong một chu trình tái chế rác thải hiệu quả hơn trong tương lai.

f. Xung quanh các bãi chôn lấp

Theo khảo sát tại các bãi rác trong phạm vi nghiên cứu, không diễn ra việc thu gom chủ động xung quanh khu chôn lấp vì thời gian mở cửa cho những người mót rác theo quy định của URENCO rất hạn chế. Ngoài ra, khi vào vụ lúa, những người nhặt rác phải lo việc đồng áng.

Nhiều loại nguyên liệu được thu gom thủ công từ rác được lưu trữ trong làng nơi những người nhặt rác sinh sống. Những loại rác này rất khác so với rác thu gom trong thành phố. Những nguyên liệu có thể tái chế mà chúng ta có thể dễ thấy


trong nội thành như chai nhựa tốt, lọ thuỷ tinh và các hộp kim loại ở đây rất hiếm. Tất nhiên, họ vẫn thu lượm các loại rác này, nhưng bên cạnh đó, họ cũng thu gom túi nhựa bẩn, đai bánh xe, xương động vật... Tất cả các hoạt động trên phụ thuộc chủ yếu vào sức lao động của con người. Tất nhiên, quy trình này không hiệu quả.

Các loại túi nhựa bẩn và những thứ khác cần được giặt sạch để đem bán. Việc này làm giảm chất lượng hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sông.

4. Dòng tái chế tổng quát:

Mô hình sau sẽ mô tả dòng tái chế rác thải tổng quát trên địa bàn Hà Nội dựa theo những kết quả nghiên cứu ở trên và các thông tin thu thập được trong nghiên cứu. Giá cả của các loại nguyên liệu và sản phẩm có khả năng tái chế được liệt kê trong bảng 25 dựa trên thông tin từ những người cung cấp cũng như các thông tin thứ cấp. Sẽ cần có thêm các bài phỏng vấn về việc buôn bán liên quan đến tái chế và các vấn đề thị trường liên quan để kiểm tra tính thị trường và vai trò cần thiết của khu vực công cộng.

Bảng 24 Giá cả các nguyên vật liệu có thể tái chế

Làng/địa điểm

Vai trò kinh tế

Nguyên liệu

Giá mua

Giá bán

Đa Hội

nhà sản xuất

kim loại

2.000-2.500

VND/kg

4.000-4.500

VND/kg

Thị trường chợ đen

môi giới

bình thép

200

VND/thỏi



Minh Khai


nhà sản xuất


nhựa (tấm)


10.000-12.500

VND/kg

* tuỳ theo chất lượng

Dương Ô

môi giới

giấy

2.000-2.200

VND/kg

2.302.500

VND/kg


nhà sản xuất

giấy

3.000-6.000

VND/kg

6.000-7.500

VND/kg

Triều Khúc

môi giới

nhựa

2.700

VND/kg

3.000 VND/kg





5.000-

8.000 VND/kg

* sau khi làm vụn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nguồn: Theo báo cáo ECFA (tháng 9/2003)

Bảng 25 Nguyên liệu thu gom tại bãi chôn lấp Nam Sơn




Số lượng bài trả lời

Khối lượng

thu gom (kg/tháng)

Giá bán (VND/kg)

Theo những người thu gom rác

Số liệu của URENCO

1. Chai, lọ

nhựa

42

25-65

1.500

NA

2. Các loại nhựa khác

42

5-60

150-200

1.000-2.000

3. Chai thuỷ tinh

41

10-150

150


4. Nhôm

36

1-15

10.000-12.000

14.000-

15.000

5. Thép

33

4

400-800

1.000

6. Bao xi măng

2

6

400-1000

1.000

7. Rau củ quả,

gỗ

29

NA

sử dụng trong gia

đình

NA

8. Xương

1

NA

150

NA

9. Bảng giấy, card

20

300

100-400

1.000-2.000

10. Quần áo

3

NA

2.000

NA

11. Lông

1

NA

2.000

8.000

12. Đồng

1

NA

15.000

12.000-

17.000

13. Túi gai

3

NA

200-700

NA

14. Lốp xe

4

NA

200 VND/lốp


15. Nilon

NA

NA

NA

500

16. Dép song đan

NA

NA

NA

150

Ghi chú: NA: (no answer) không có câu trả lời, không có dữ liệu từ URENCO

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thiết kế cơ bản về dự án trang bị trang thiết bị cho việc quản lý chất thải cho thành phố Hà Nội, năm 2002, JICA và công ty Nippon Koei.

Hình 18 Recycling stage – Dòng tái chế tổng quát



V Mô hình dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ NGOs – 3R 1


V. Mô hình dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) – 3R HN‌

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhóm và các tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường nói chung và rác thải nói riêng như WASTE – ECON, CIDA, DANIDA, UEPP... Trong thời lượng ngắn của khóa luận, tác giả sẽ trình bày một dự án về Phân loại rác thải tại nguồn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội mang tên 3R HN. Trong phần này, chúng ta cùng xem sự ra đời, mục tiêu và đánh giá một phần nhỏ hiệu quả của dự án.

1. Giới thiệu chung về dự án 3R HN:

Thành phố Hà Nội với dân số 3.145.300 người (2005), mỗi ngày xả ra một lượng rác khoảng 2.500 tấn rác thải sinh hoạt. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi người dân Hà Nội thải ra 0,79kg rác một ngày.

Hầu hết lượng rác trên sẽ được chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn để chôn lấp. Nếu cứ tiếp tục mà không có hạn chế nào, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn chỗ cho việc chôn lấp. Chính vì vậy, mục tiêu của rất

nhiều dự án NGO ngày nay là tác động thay đổi nhận thức của người dân và biến thành hành động để giảm thiểu lượng rác thải mang đi chôn lấp.

“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thanh tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!” Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitano- một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản.


Dự án 3R HN (www.3r-hn.vn) là kết quả hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Tháng 12/2006, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị URENCO bắt đầu hợp tác triển khai dự án 3R-HN nhằm phát triển xã hội bền vững. Đây là dự án kéo dài 3 năm, bao gồm từ các hoạt động giáo dục môi trường và tuyên truyền, phân loại rác tại nguồn, thiết lập các quy định nhằm giảm thiểu rác và tăng cường hiệu quả sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ.

3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle

Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…

Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước nước…

Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.



Hình 19 Phân loại rác thải tại nguồn nguồn www 3r hn vn Dự án bắt đầu 2


Hình 19 Phân loại rác thải tại nguồn

(nguồn : www.3r-hn.vn)

Dự án bắt đầu được thực hiện thí điểm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể từ ngày 20/6/2008.

2. Mục tiêu hoạt động của dự án:

Cũng như các dự án môi trường khác ở Việt Nam, mục tiêu chung của dự án 3R HN là góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam, thông qua việc thay đổi hành vi, thói quen của người dân.

Mục tiêu cụ thể hơn mà 3R HN hướng tới là giảm thiểu lượng rác thải chuyên chở đến các bãi chôn lấp trên địa bàn Hà Nội thông qua việc phân loại rác tại


nguồn. Từ đó, 3R HN cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, và giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.

Rác thải được phân thành 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế và rác vô cơ.

Rác hữu cơ có thể tái chế thành phân hữu cơ một loại phân hiệu quả cho cây trồng và an toàn cho người sử dụng. Tác dụng của phân hữu cơ là làm tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng hiệu lực phân hóa học, cải tạo đất, giữ pH đất ở mức độ trung hòa hợp lý; tăng chất mùn cho đất, chứa các kích thích tố giúp cho rễ cây phát triển nhanh hơn; chứa các chất kháng sinh, các vi sinh vật đối kháng hay các vitamin để tăng khả năng chống chịu của cây trồng trong những điều kiện bất lợi. Do đó, việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ mang lại tác động kép cho xã hội. Rác hữu cơ được quay vòng để sản xuất thành phân hữu cơ, điều này làm giảm thiểu đáng kể lượng rác mang đi chôn lấp. Phân hữu cơ không chỉ giúp nông dân phòng trị bệnh trên cây trồng, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần hướng tới xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

Rác tái chế có thể tái chế thành nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất. Rác vô cơ: không thể tái chế nên phải mang đi chôn lấp. Nếu rác tái chế và rác hữu cơ được tách riêng ra khỏi rác vô cơ thì lượng rác cần phải mang đi chôn lấp sẽ giảm xuống.

Để thực hiện mục tiêu này, 3R HN được triển khai thí điểm trên địa bàn các phường Nguyễn Du va Phan Chu Trinh, và sắp tới, tháng 9/2008, sẽ tiếp tục thí điểm thêm hai phường Láng Hạ và Thành Công.

Đối tượng mà 3R HN hướng tới gồm : các trang trại, các trường họ, các hộ gia đình... Với mỗi đối tượng, 3R HN lại có một phương thức tiếp cận khác nhau. Đối với các hộ gia đình, 3R HN chủ trương tăng cường nhận thức về vai trò của việc phân loại rác thải tại nguồn và chỉ cho họ cách thức phân loại rác sinh hoạt. Với các trang trại, 3R HN giúp nông dân hiểu được giá trị của phân bón hữu cơ, cách sản xuất từ rác thải hữu cơ. Trong trường học, 3R HN giáo dục cho các em nhỏ - những người chủ tương lai của đất nước thay đổi về nhận thức, hành vi để hạn chế phát thải trong từng hoạt động nhỏ nhất như hạn chế sử dụng túi nilon,


vứt rác đúng nơi quy định. Ở cơ sở (xã, phường...), 3R HN hướng tới việc giáo dục môi trường cộng đồng, tạo thói quen tiêu dụng thân thiện với môi trường.

3. Đánh giá các kết quả đạt được:

Sau một thời gian triển khai thí điểm, hiện nay 3R HN đang thực hiện việc báo cáo và tổng kết giai đoạn 1. 3R HN đã thực hiện thành công việc giáo dục về tầm quan trọng và cách thức phân loại rác cho trẻ em và các hộ gia đình trên 2 địa bàn thí điểm là phường Nguyễn Du và phường Phan Chu Trinh. 3R HN cũng đã thực hiện được nhiều chương trình khác nhau như “những ngôi sao 3R Hà Nội”, “chương trình khảo sát cân rác”, “chiến dịch sử dụng túi eco-bag”, cuộc thi “hãy cùng túi eco-bag tạo nên sự khác biệt vì Hà Nội xanh tươi”, thiết kế túi eco-bag, tổ chức “thăm quan nhà máy xử lý phế thải Cầu Diễn”, “lễ hội Mottainai”... thu hút được đông đảo sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hai phường thí điểm nói riêng và sự quan tâm của người dân thủ đô nói chung đến hoạt động phân loại rác tại nguồn.

Trong tháng 3/2008, Ban quản lý dự án các phường Nguyễn Du, Phan Chu Trinh đã phối hợp với các Xí nghiệp Môi trường đô thị tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ hàng tuần thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào việc đôn đốc, nhắc nhở các tổ dân phố thực hiện một cách tích cực việc phân loại rác. Người dân và chính quyền địa phương cũng như các cán bộ cơ sở cũng nhận thấy cần phải thực hiện song song việc xử phạt đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Ý thức của người dân đã được cải thiện rõ rệt, môi trường trong khu vực cũng tốt hơn. Các dự án cũng góp phần tăng sự tự tin và tích cực, chủ động của người dân vào các hoạt động cộng đồng.

Cá nhân người viết khóa luận cho rằng thành công không nhỏ của dự án 3R HN chính là những hiệu quả truyền thông mà dự án đạt được. Với mục tiêu cụ thể là thay đổi nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, dự án đã chú trọng tính giáo dục, tính bền vững khi tập trung giáo dục cho đối tượng trẻ em. Ngoài ra, khả năng nhân rộng của dự án rất lớn, với chi phí không quá cao, chủ yếu là cho việc biên tập tài liệu, ấn phẩm truyền thông và sử dụng lực lượng tình nguyện viên để tuyên truyền. Với các công cụ truyền thông sáng tạo và đa dạng, từ video, ảnh, bài hát, bài thơ, truyện tranh, tuyên truyền, hoạt động ngoại khóa... dự án đã thu hút được sự chú ý của cả cộng đồng lớn và tạo dấu ấn trong tiềm thức của mỗi người dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022