1) Xác định các nhiệm vụ GDHN cho học sinh bao gồm ba nhiệm vụ: Định hướng nghề; Tư vấn nghề; Tuyển chọn nghề cần xác định thực hiện ba nhiệm vụ này ở mỗi khối lớp 10, 11, 12. Lớp 10 cần tập trung giáo dục tuyên truyền định hướng nghề; lớp 11 tư vấn hướng nghiệp và lớp 12 tuyển chọn nghề nghiệp là phù hợp với học sinh THPT.
2) Sắp xếp các hoạt động cho mỗi nhiệm vụ nêu trên được phân chia cụ thể theo nhiệm vụ của từng giai đoạn GDHN
3) Xác lập phương thức thực hiện các nhiệm vụ và phân phối nguồn nhân lực; Thực hiện các nhiệm vụ GDHN nêu trên thông qua 4 hình thức,trong phần này phải chỉ rõ vận dụng các hình thức đó như thế nào ở mỗi khối lớp, đặt ra nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết khi thực hiện các hình thức đó.
Phân phối nguồn nhân lực cho từng nhiệm vụ cụ thể bằng cấu trúc bộ máy nhân sự phù hợp với phân chia nhiệm vụ trong kế hoạch theo cơ cấu bộ máy của nhà trường cộng với sự chủ động thiết lập các tổ chức thuộc quyền hạn của hiệu trưởng để thực hiện quản lý.
4) Xây dựng cơ chế hỗ trợ phối hợp giữa các chủ thể giáo dục, quản lý giáo dụcvà hình thành cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, theo đó xây dựng cơ chế hỗ trợ phối hợp nội bộ và ban hành bằng văn bản để thực hiện tạo sự đồng thuận, cam kết trách nhiệm giữa các chủ thể giáo dục và chủ thể quản lý .
Hình thành cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện và kết quả thực hiện kế hoạch, chế độ báo cáo và thông tin quản lý. Chỉ định cán bộ phụ trách (hay chịu trách nhiệm) thực hiện; Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt động không;
3.2.1.4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp
Điều kiện đảm bảo để việc lập kế hoạch GDHN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, với điều kiện thực tế của trường và địa phương có tính khả thi cần phải có công cụ quản lý phù hợp:
- Cần có mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm của trường THPT tỉnh
Tuyên Quang
- Có cơ sở dữ liệu về đội ngũ, chương trình GD, kết quả thực hiện GDHN hàng năm; cơ sở dữ liêu về sự báo nhân lực của địa phương, đất nước trong thời gian 5 năm tới và lâu hơn
- Có văn bản ban hành quy định cụ thể phân công nhiệm vụ cho các bộ phận tham mưu xây dựng kế hoạch để bản kế hoạch là kết quả trí tuệ của tập thể sư phạm;
- Cán bộ quản lý trường học hiểu thấu đáo các văn bản pháp lý, có trách nhiệm và có năng lực quản lý;
3.2.2. Quản lý mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của giải pháp
Hình thành và quản lý mô hình tổ chức GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức chặt chẽ gắn kết các lực lượng cùng thực hiện GDHN, vì nó được coi là một hoạt động giáo dục có nhiều lực lượng khác nhau tham gia như TTGDNN-GDTX, các ngành, các cơ sở sản xuất…
Trong bối cảnh hiện nay, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Để hoạt động này có hiệu quả khắc phục được những hạn chế đã rút ra từ thực trạng GDHN trong các trường THPT thì việc thiết lập mô hình tổ chức “Mô hình phối hợp giữa các trường THPT với các Trung tâm GDNN- GDTX”; và “Mô hình phối hợp giữa các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN” là một trong những giải pháp thực hiện chức năng tổ chức trong hoạt động quản lý GDHN. Nó gắn kết các thành tố của quản lý giáo dục bao gồm môi trường quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý trong một chỉnh thể thống nhất. Thông qua mô hình quản lý này giúp cho các cá nhân, tổ chức tự giác thực hiện những nhiệm vụ GDHN thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn đang phụ trách, sáng tạo ra những cách thức GDHN cho học sinh một cách phù hợp kịp thời, kích thích và khơi dậy kỹ năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Thông qua việc phân công trách nhiệm cụ thể sẽ giúp cho việc thực hiện GDHN và theo dõi học sinh một cách toàn diện và sát sao.
Trong quản lý GDHN, hình thành mô hình tổ chức GDHN sẽ giúp CBQL đề ra các phương thức nhằm tính toán hợp lý để cân đối hài hòa lợi ích của các bên. Đảm bảo cho cả bộ máy giáo dục cùng thực hiện nhiệm vụ GDHN cho học sinh đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới "Cấp trung học phổ thông là Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. [15, Tr27,28].
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Hình thành mô hình phải phù hợp với mục tiêu GDHN và khả năng quản lý; đảm bảo tính cân đối và hợp lý của các mối quan hệ trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao; đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi bên trong và bên ngoài môi trường giáo dục; đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả. Để phát huy hiệu quả của hoạt động GDHN, cần phải xây dựng được những mô hình tổ chức hoạt động theo hướng mở rộng, phối kết hợp với các trung tâm, các cơ sở sản xuất đặc thù, nhằm lấp đầy những hạn chế về mặt nhân lực và trang thiết bị. Trên cơ sở phân tích thực tế của các trường phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đề xuất hai mô hình chính là: “Mô hình tổ chức kết hợp giáo dục thường xuyên với GDHN ”và “Mô hình tổ chức phối hợp giữa các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN ”.
* Mô hình tổ chức kết hợp giáo dục thường xuyên với GDHN
Mô hình tổ chức phối hợp giữa các trường THPT với các Trung tâm GDNN- GDTX; giữa hai chức năng GDNN-GDTX với GDHN là điểm mới ở Tuyên Quang. Các Trung tâm GDNN-GDTX phải thể hiện được vai trò hoạt động GDHN thực sự không chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy nghề phổ thông (DNPT) như hiện nay. Trong quá trình DNPT, các trung tâm và các trường THPT có thể phối hợp để thực hiện DNPT không chỉ ở khâu kế hoạch giảng dạy để không bị động về thời gian giữa hai đơn vị, mà phải cả trong lĩnh vực GDHN. Tổ chức việc phối hợp giữa trung tâm GDNN- GDTX với các trường THPT về lĩnh vực hướng nghiệp dựa trên các ngành nghề mà trung tâm đào tạo cho lao động tại tỉnh Tuyên Quang để định hướng nghề nghiệp cho một bộ phận học sinh THPT có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thông qua cung cấp thông tin nghề nghiệp, cơ hội việc làm, nêu gương cựu học viên sau học nghề tại trung tâm đã tham gia lao động sản xuất, kinh doanh thành công, đẩy mạnh hoạt động GDHN một cách tích cực. Có như vậy sẽ phát triển được mô hình gắn kết giữa GDTX với hoạt động GDHN theo đặc điểm của Tuyên Quang.
Tổ chức kết hợp giáo dục thường xuyên với GDHN Đầu ra HS Trường THPT tốt nghiệpTHPT Trung tâm Trung tâm GDNN-GDTX GDNN-GDTX |
Đầu vào HS THPT |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tỉnh Tuyên Quang Trong
- Kinh Nghiệm Về Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Đảm Bảo Đồng Bộ Hoá Đối Với Hệ Thống Giải Pháp
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Cho Đội Ngũ Giáo Viên, Nhân Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Tuyên Quang Và Các Bên Liên Quan Về Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Xây Dựng Kênh Thông Tin Phản Hồi Thông Qua Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Theo Yêu Cầu Đổi Mới
- Bộ Khung Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Của Quản Lý Hoạt Động Gdhn
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức kết hợp giáo dục thường xuyên với GDHN
*Mô hình tổ chức phối hợp với các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN
Hiện nay, GDHN không chỉ là mối quan tâm của riêng đơn vị, cá nhân nào nữa. Xã hội hoá các hoạt động GDHN sẽ là xu hướng tạo nên chất lượng thực sự cho hoạt động GDHN. Vì vậy, việc tổ chức đẩy mạnh triển khai các mô hình phối hợp giữa hoạt động của nhà trường với các ngành, các cơ sở sản xuất là một hướng đi hứa hẹn sẽ giúp GDHN khởi sắc hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Hiệu trưởng trường THPT cần tác động đến uỷ ban nhân tỉnh để qua đó tác động đến các ngành, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quán triệt sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên tinh thần Nghị quyết 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực GDHN trong xu thế hiện nay. Các lực lượng như các CSSX, đơn vị kinh doanh,... có thể giúp nhà trường trong xây dựng phát triển nội dung chương trình GDHN, cung cấp thông tin nhu cầu nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tài chính, cho học sinh thực tập, tham quan vv… tạo nên những hình ảnh sinh động về môi trường nghề nghiệp mà học sinh sẽ là một chủ thể trong tương lai.
Tổ chức phối hợp giữa các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN Đầu ra HS Trường THPT tốt nghiệpTHPT Cơ sở Trường sản xuất THCN,CĐ,ĐH |
Đầu vào HS THPT |
Sơ đồ 3.3. Mô hình tổ chức phối hợp giữa các ngành, các cơ sở sản xuất trong hoạt động GDHN
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để triển khai được các mô hình nêu trên cần tiến hành các công việc cơ bản sau đây
(i) Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bên tham gia hoạt động GDHN
Trường THPT phải chủ động trong việc lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn để đặt vấn đề hợp tác trong GDHN cho học sinh
Cán bộ quản lý trường THPT liên hệ với lãnh đạo Trung tâm GDNN-GDTX, lãnh đạo cơ sở SX, kinh doanh, dịch vụ để bàn bạc thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của từng bên trong GDHN cho HS, như: Trường THPT chủ trì xây dựng kế hoạch GDHN cho HS hàng năm dựa trên chương trình GD, xác định các nội dung GDHN có thể phối hợp với đối tác; thống nhất thời gian thực hiện; Trường THPT chịu trách nhiệm lập danh sách các lớp học sinh tham gia chương trình GDHN tại TT GDNN-GDTX hay tại cơ sở SX, kinh doanh; cử người phụ trách, phối hợp với bên liên quan trong tổ chức GDHN cho HS; Đối tác là các TTGDNN-GDTX, cơ sở sản xuất phân công người thực hiện nội dung GDHN cho học sinh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, môi trường SX, kinh doanh dịch vụ để HS được tham quan, trải nghiệm, cử người hướng dẫn để tư vấn định hướng nghề nghiệp cho HS; Cung
cấp thông tin về nhu cầu nhân lực trong tương lai, điều kiện làm việc... để giúp nhà trường phát triển nội dung GDHN cũng như định hướng trực tiếp cho HS trong các đợt HS về học tại cơ sở...
(ii) Kiện toàn tổ chức GDHN của trường THPT để làm đầu mối vận hành mô hình GDHN
Để thực hiện được cần kiện toàn bộ phận thực hiện nhiệm vụ GDHN.
Hiệu trưởng căn cứ vào mục tiêu GDHN và chức năng xây dựng văn bản nội bộ quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận để phân quyền trong quản lý GDHN cụ thể như sau:
Hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo điều lệ trường phổ thông, ban hành quyết định thành lập Ban GDHN kèm theo quy chế hoạt động quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế đảm bảo tài chính, quy chế làm việc, nội quy của Ban.
Có thể phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục là Trưởng ban GDHN của nhà trường có trách nhiệm điều hành tất cả những vấn đề liên quan đến quản lý GDHN của tổ chuyên môn và các giáo viên. Phó Hiệu trưởng có thể cử một giáo viên có chuyên môn dạy nghề phổ thông hoặc giáo viên có chuyên môn tâm lý học đường, bí thư Đoàn thanh niên để làm thư ký thường trực của Ban GDHN.
Ban GDHN có thể chia làm 3 bộ phận thực hiện ba nhóm nhiệm vụ:
Bộ phận thực hiện nhiệm vụ GDHN trong giờ chính khóa: Bao gồm giáo viên của các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ GDHN thông qua dạy học các môn văn hóa và hoạt động GDHN chính khóa. Hai nội dung này đều thực hiện trong giờ học chính khóa nên giao nhiệm vụ cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các tổ thực hiện đúng nhiệm vụ GDHN. Việc thực hiện hoạt động GDHN theo chương trình cũng do bộ phận chuyên môn điều hành nên giao cho các tổ chuyên môn là phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo trường trong quá trình kiểm tra, giám sát.
Bộ phận thực hiện nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp: Phụ trách nhóm hoạt động GDHN qua hoạt động ngoại khóa, cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp. Với đặc điểm nhiệm vụ chuyên môn quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thời gian tiếp cận với học sinh nhiều hơn trong điều kiện sinh hoạt nội trú
thì bô phận này sẽ gồm các giáo viên chủ nhiệm, các thành viên tổ quản lý nội trú (nếu là trường PT dân tộc nội trú), và thành viên Tổ tư vấn học đường bao gồm giáo viên tham vấn tâm lý, cán bộ Đoàn thanh niên có nhiều thời gian gần gũi học sinh và có điều kiện để nắm bắt lý tưởng, sự chuyển biến tâm lý của học sinh để tham gia tư vấn nghề nghiệp.
Bộ phận phụ trách dạy nghề phổ thông và hoạt động trải nghiệm: Với nhiệm vụ này sẽ gồm các giáo viên dạy nghề phổ thông, giáo viên dạy môn Kỹ thuật Công nghệ có vai trò phù hợp nhất trong hoạt động GDHN thông qua dạy nghề phổ thông, với sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh gắn với thị trường lao động của Tuyên Quang để tổ chức cho học sinh được trải nghiệm với nghề nghiệp dịch vụ, lao động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Trưởng ban phải có vai trò khâu nối kết quả giáo dục từ ba bộ phận để có kế hoạch điều tiết không chồng chéo trên cơ sở tiêu chí đánh giá kết quả GDHN cho học sinh bằng kết quả kiểm tra đánh giá theo chuẩn do nhà trường quy định (sẽ trình bày ở biện pháp kiểm tra đánh giá). Trong mô hình này bộ phận tư vấn hướng nghiệp là đơn vị thường trực có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho Trưởng ban xây dựng kế hoạch GDHN và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra đánh giá, quản lý chất lượng của hoạt động GDHN.
(iii)Bố trí cơ sở vật chất, phòng làm việc, thiết bị, điều kiện bảo đảm các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho Ban GDHN.
Địa điểm làm việc: Trong điều kiện cơ sở vật chất của trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, hoàn toàn có thể sử dụng một phòng làm việc thường trực cho Ban GDHN. Với những địa điểm: Phòng làm việc của Bí thư đoàn trường, phòng làm việc của Bộ phận y tế học đường, đó là những địa điểm lý tưởng để tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh trường nội trú vì có nhân viên, giáo viên làm việc thường trực trong ngày.
Cơ sở vật chất: Để phục vụ cho các hoạt động GDHN cần bố trí tập trung các thiết bị giáo dục tư vấn nghề, tài liệu tìm hiểu thông tin nghề, thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hệ thống máy tính nối mạng Internet để tra cứu thông tin mạng, các thiết bị văn phòng phù hợp với cơ sở người làm việc, tủ lưu trữ tra cứu hồ sơ hướng nghiệp của học sinh toàn trường.
(iv) Tiến trình vận hành mô hình tổ chức giáo dục trong mỗi năm học Vận hành hoạt động của Ban GDHN
Sau khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết, vào đầu năm học Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban GDHN, ban hành kế hoạch GDHN toàn khóa theo thiết kế vận hành của Ban GDHN. Đồng thời tổ chức phổ biến quán triệt tới toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên; tổ chức học tập quy định của Ban GDHN; hướng dẫn nội dung, kỹ năng quản lý cơ bản cho người phụ trách các bộ phận theo nhiệm vụ như đã nêu trên, thư ký thường trực. Giới thiệu về mô hình vận hành phòng thường trực của Ban GDHN cho giáo viên chủ nhiệm để phổ biến cho toàn thể học sinh. Công việc này sẽ được lặp đi lặp lại vào đầu mỗi năm học đối với học sinh khối 10. Thành phần của Ban GDHN sẽ được điều chỉnh tùy thuộc đặc điểm tình hình mỗi năm học về nhân sự, tuy nhiên với biên chế ổn định thì cơ cấu của Ban có thể được duy trì trong nhiều năm mà chỉ thay đổi về nhân sự.
Vận hành mô hình tổ chức phối hợp với TT GDNN-GDTX trong GDHN
Nhiệm vụ và chức năng của các trung tâm GDNN-GDTX không mấy cách biệt so với nhiệm vụ của các trường THPT công lập. Bên cạnh việc tổ chức dạy các môn văn hoá, các trung tâm này cũng đồng thời phổ biến các môn dạy nghề cho học sinh để đáp ứng các yêu cầu của giáo dục phổ thông. Nếu như tại các trường phổ thông, việc thành lập các tổ và bộ phận phụ trách hoạt động GDHN tương đối khó khăn do thiếu hụt giáo viên và trang thiết bị tại chỗ thì tại các trung tâm GDNN- GDTX, việc này dễ dàng hơn do quy định về hoạt động tại các trung tâm này có phần chuyên biệt hơn và cơ sở vật chất dành cho các hoạt động GDHN được xã hội hoá hơn. Bên cạnh đó, khi hoàn thành chương trình dạy nghề tại các trung tâm này, người học còn có thể được cấp chứng chỉ nghề, rất thuận lợi cho việc xin vào các cơ sở sản xuất hay các công ty, doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Điều này ở các trường phổ thông chưa làm được. Nhưng tại các trường THPT, ưu thế về số lượng học sinh, chất lượng đầu vào và trình độ của người học lại vượt trội hơn so với các trung tâm GDNN-GDTX, dễ dàng đào tạo và bổ sung được nguồn lao động chất lượng hơn các trung tâm kể trên. Dựa trên những phân tích này, ta thấy việc kết hợp giữa các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX sẽ giúp cả hai phía phát huy được các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm, gia tăng hiệu quả và tần suất của các hoạt động GDHN, tránh lãng phí cho cơ sở đào tạo và tận dụng được tối đa tiềm