1.4.3. Hoàn cảnh riêng
Người làm thơ bao giờ cũng viết từ những tâm tư, buồn vui - hạnh phúc - khổ đau trong cuộc đời, thân phận của chính mình. Thơ bao giờ cũng được phản chiếu từ chính bản thân người sáng tác. Chính vì vậy, hoàn cảnh riêng bao giờ cũng có một vai trò đặc biệt quan trọng để nên con đường thơ của một tác giả. Nhà thơ Triệu Kim Văn cũng là một tác giả nằm trong quy luật ấy. Hoàn cảnh riêng đã có những tác động hết sức sâu sắc đến hành trình sáng tạo thơ ca của ông.
Triệu Kim Văn là người có tuổi thơ không may mắn: Ông mất cha ngay từ khi còn đang trong bụng mẹ. Tuổi thơ của ông đi cùng cuộc sống vất vả lam lũ với người mẹ nghèo ở xóm nhỏ của xã Cao Sơn. Không bao lâu sau, mẹ ông đi bước nữa. Ông lại sống với hai người chị, một là chị ruột, một là chị nuôi ở vùng đất đơn độc, nghèo nàn ấy. Các chị của ông thường hát ru đứa em trai bé bỏng bằng những bài hát buồn buồn, sâu lắng của người Dao. Đến đầu năm 1960, người chị nuôi của Triệu Kim Văn qua đời. Như vậy, từ nhỏ đến lúc trưởng thành ông đã chịu hai lần mồ côi. Chính tác giả cũng đã tâm sự: Những năm 1945- 1947 Nhật- Pháp càn quét, bắn giết, ở một xóm nghèo nhất lại là con mồ côi, cho nên cảnh âm u, buồn bã lắm. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách trầm lặng, nhún nhường, sống thiên về nội tâm và đôi khi có cả những mặc cảm. Và sau này, tính cách ấy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các sáng tác của thơ Triệu Kim Văn: Lặng lẽ, không ồn ào, có chiều sâu, có những trăn trở, day dứt từ cái riêng và cái chung. Từ số phận cá nhân đến số phận của dân tộc trong những bước thăng trầm của đời người và của lịch sử cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các sáng tác sau này của thơ Triệu Kim Văn.
Con đường đến với thơ ca của Triệu Kim Văn bắt đầu khá đặc biệt. Khi đi học và biết tiếng Kinh, nhà thơ người Dao này đã đọc rất nhiều sách, trong đó có thơ Tố Hữu. Ban đầu khi mới bước vào con đường thơ ca, tuy là một
người Dao nhưng Triệu Kim Văn chịu ảnh hưởng của thơ người Kinh, đặc biệt là thơ của Tố Hữu. Càng về sau, tác giả càng nghĩ đến dân tộc mình với một ý thức sâu sắc hơn. Từ đó, khi sáng tác, ông ngày càng có ý thức tìm về nguồn cội của dân tộc mình. Những phong tục tập quán, những đạo lý làm người, cuộc sống vất vả nhọc nhằn của người Dao đi vào thơ ông thật dung dị, tự nhiên. Những suy tư chân thành, đượm buồn, sâu sắc đã cho ta thấy tâm nguyện đau đáu của nhà thơ Triệu Kim Văn với mạch nguồn truyền thống dân tộc Dao nói chung, đặc biệt là ý thức tìm về với bản thể đích thực trong sâu thẳm con người mình: “Nếu con quên/ Rằng con sinh ra trên núi/ Mẹ tắm con trong chậu gỗ/ Nước máng hứng từ ruột đá/ Ba lần mặt trời mọc đặt tên/ Thì con xin không là con của mẹ/ Thì con xin không là con của núi.”(Con của núi)
Như vậy, hoàn cảnh riêng không may mắn có thể đã tác động đến tính cách và phần nào cả hồn thơ Triệu Kim Văn, được biểu hiện ở sự trầm lặng, kiệm lời, sâu sắc, hướng nội, ngậm ngùi, hay xót thương những số phận không may mắn.
* *
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Triệu Kim Văn - 1
- Thơ Triệu Kim Văn - 2
- Thơ Triệu Kim Văn Trong Thơ Dân Tộc Thiểu Số Văn Học Việt Nam Hiện Đại
- Hệ Thống Biểu Tượng Trong Thơ Triệu Kim Văn
- Biểu Tượng Nước Trong Thơ Triệu Kim Văn
- Thơ Triệu Kim Văn - 7
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
*
hoàn cảnh riêng sinh trưởng và gắn bó với vùng núi Bắc Kạn giàu truyền thống văn hóa - văn học, đ kết tinh nên những giá trị độc đáo trong . Ông đã trở thành người kế tục và tiếp nối, vun trồng cho cánh rừng thơ của dân tộc Dao ngày càng phong nhiêu. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một vị trí, một giá trị quan trọng của thơ Triệu Kim Văn trong thơ ca dân tộc Dao nói riêng, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.
Chương 2
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TRIỆU KIM VĂN
2.1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng trong thơ
2.1.1. Khái quát về biểu tượng
Mỗi nền văn hóa đều được cấu thành bởi một tập hợp các hệ biểu tượng. Việc nghiên cứu các biểu tượng là chìa khóa để giải mã đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng. Nói như Jean Chevalier, tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tìm hiểu biểu tượng là tìm ra “chìa khóa của những con đường đẹp đẽ…. Vượt qua cái dáng vẻ bên ngoài, ta thấy được những chân lý, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này” [6.66].
Biểu tượng theo Từ điển Tiếng Việt “là dấu, là hình ảnh biểu hiện” [57.91]. Biểu tượng gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… Nhưng nếu ký hiệu, ẩn dụ, phúng dụ là những dấu hiệu nhất thời, rời rạc, là những quy ước đơn giản giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, chỉ có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức. Nói cách khác, biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng. Nó là nó, nhưng không phải là nó. Như vậy, biểu tượng là tập hợp vững chắc của nhiều hình ảnh khác nhau, là kết quả của sự phản ánh hiện thực vào não con người, là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng hay là vật thể tượng trưng. Biểu tượng là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiển các trạng thái cảm xúc của con người.
Biểu tượng, trong sức dồn nén năng lượng biểu đạt ý nghĩa to lớn của nó, là nơi cất giữ, tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa nhân loại qua hàng ngàn năm lịch sử. Giá trị của biểu tượng ngày càng được khẳng định trong nhiều lĩnh vực của đời sống và văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung có thể xem là lĩnh vực tinh thông khi lựa chọn biểu tượng làm phương thức cấu trúc hình tượng. Với biểu
tượng, văn học mở ra khả năng vô tận trong việc khám phá vũ trụ, tự nhiên, con người, đặc biệt là chiều sâu vô thức, bản năng.
Biểu tượng không chỉ biểu thị một sự việc, đã hoàn thành, mà còn biểu thị cái đang phát triển. Nó không chỉ biểu thị mặt bảo thủ, đã hoàn kết mà còn biểu thị mặt năng động của cuộc sống.
Biểu tượng trong văn học là loại biểu tượng mang tính đa nghĩa và được tạo dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Nó được xem như là một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt để chuyển tải ý đồ sáng tạo của nhà văn. Theo nhà ngôn ngữ, tâm phân học Thuỵ Sĩ C.G.Jung thì “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta” [6.29]. Theo nghĩa rộng, tác phẩm văn học là một biểu tượng, là một ký hiệu thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt mà tác phẩm mang lại. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng trong một tác phẩm văn học là một“nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng… gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Xét ở góc độ này, biểu tượng là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo của mình.
Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hóa, là một thực thể sống động, luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Nó được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người, có khả năng mở rộng nghĩa theo thời gian. Biểu tượng có rất nhiều dạng thức khác nhau, như: biểu trưng, biểu hiệu, dấu hiệu... Xác định xu hướng này, chúng tôi lựa chọn khảo sát các biểu tượng và bước đầu khám phá ra mạch nghĩa liên tục trong những biểu tượng ấy cũng như sự phát sinh ra
những lớp nghĩa mới. Hy vọng với phương cách như vậy, đề tài có thể khảo sát biểu tượng với tất cả những hình ảnh mang những nét nghĩa phái sinh, có những tri thức văn hóa đặc trưng của dân tộc để khai mở.
2.1.2. Biểu tượng trong thơ
Biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi, thần linh, … Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan.
Biểu tượng ngôn từ là các biểu tượng nghệ thuật (biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa) cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học.
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và biểu tượng ngôn từ là mối quan hệ cấp bậc trong quá trình biểu tượng văn hóa đi sâu vào các lĩnh vực nghệ thuật để ở đó những ý nghĩa biểu tượng tiếp tục được lưu giữ và phát triển trở nên phong phú hơn. Cũng chính bởi điều này mà có hiện tượng gọi là sự biến đổi ý nghĩa của biểu tượng. Nghĩa là, dù có nguồn gốc từ các biểu tượng văn hóa, khi thức hiện chức năng thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học, biểu tượng ngôn từ được cấu tạo lại, tổ chức lại trong mối quan hệ với các nhân tố của quá trình giao tiếp đặc biệt như một hoạt động sáng tạo. Các nhà văn, nhà thơ dựa trên những mối quan hệ hoặc bổ sung, hoặc tương phản, hoặc đẳng cấu để tổ chức các tín hiệu thẩm mĩ hướng tới việc khắc hoạ nổi bật hình tượng nghệ thuật, cũng từ đó mà thể hiện một lối tư duy nghệ thuật riêng, một phong cách sáng tạo riêng.
Như vậy, sự thống nhất giữa hai bình diện của một tác phẩm nghệ thuật - hình tượng nghệ thuật và nghĩa hàm ngôn của nó - có thể hoặc là đương nhiên, sẽ dẫn đến sự hình thành biểu tượng (hoặc là ẩn kín, hoặc là bộc lộ). Ở mức giới hạn của quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật
như: ẩn dụ, phúng dụ, tỉ dụ, dụ ngôn, ngụ ngôn, các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nhân vật, ngôn từ, v.v... đều có thể trở thành biểu tượng. Song, quá trình "biểu tượng hoá" có thực hiện được hay không là còn tuỳ thuộc vào các điều kiện sau: Độ đậm đặc mang tính khái quát cao trong tác phẩm nghệ thuật; Ý đồ của tác giả có muốn hướng tới sự "biểu tượng hoá" trong tác phẩm hay không; Văn cảnh tác phẩm, khi “nghĩa hàm” của các hình tượng tự bộc lộ, không theo ý định của tác giả (điều này còn bị quy định bởi lôgíc tâm lý của tuyến nhân vật và sự phát triển về mặt tình huống trong tác phẩm); Văn cảnh văn học - nghệ thuật được quy định bởi thời đại và văn hoá (tính lịch sử và tính nghệ thuật trong tác phẩm).
Ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ văn học là “kho tàng” bảo lưu những giá trị văn hóa của một dân tộc. Do đó, nghiên cứu về biểu tượng, không thể không xem xét trong mối quan hệ với ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ ca. Giá trị thực sự của biểu tượng được xác lập không chỉ ở bình diện văn hóa nói chung trong đời sống cộng đồng mà còn định hình và biến đổi trong sự điều chỉnh, tiếp nhận của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể.
Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ. Thơ hay không chỉ phụ thuộc vào ý thơ - những điều nảy ra trong trí óc khi suy nghĩ, không chỉ phụ thuộc vào ngôn từ, lời chữ vần vè mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua những hình tượng có sự tìm tòi sáng tạo mà người ta vẫn thường gọi là biểu tượng. Theo "Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học" của tác giả Nguyễn Thái Hoà thì "biểu tượng văn học là những biểu tượng trong sáng tạo văn học tức là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện" [19.28]. Như vậy, biểu tượng được hình thành với phương thức sử dụng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Với cách thức "một hình ảnh cụ thể mà nói lên một sự gì trừu xuất hay vắng mặt", biểu tượng có nhiều dạng thức khác nhau: biểu trưng, biểu hiện, dấu hiệu... Tuy luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được
vĩnh hằng hoá nhưng biểu tượng không trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng mà nó là một thực thể sống động luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Biểu tượng được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người mà đời sống con người lại không bao giờ bớt phức tạp , cho nên biểu tượng vì thế cũng không bao giờ đơn giản. Những phức tạp của đời sống dội vào tâm tư con người những suy tưởng không cùng để rồi từ đó chúng lại được dồn nén vào hệ thống biểu tượng. Đó chính là con đường tất yếu của đời sống và cũng là xu hướng tồn tại và phát triển tất yếu của biểu tượng thơ ca.
Biểu tượng thơ ca với tư cách là một phương tiện đặc biệt của nghệ thuật mang trong bản thân mình những dấu hiệu đặc trưng của thể loại, cho ta thấy cách thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó thành sự phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và xúc cảm con người. Bất cứ một biểu tượng thơ ca nào cũng có những liên hệ nhất định với ý thức thẩm mĩ truyền thống. Sự chiếm lĩnh thế giới bên ngoài thông qua các biểu tượng như một phương thức có khả năng đem đến cho nhà thơ chủ quyền bộc lộ tư tưởng và tình cảm của cá nhân mình, kích thích nhà thơ diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm hồn mình, và mặt khác như là biểu hiện của quá t vận dụng các yếu tố nghệ thuật, để không ngừng mở rộng khả năng biểu đạt, sức sáng tạo của nhà thơ.
Trong một bài thơ, có những biểu tượng trong toàn bài nhưng cũng có những biểu tượng trong từng đoạn thơ, câu thơ. Biểu tượng trong toàn bài là biểu tượng xuyên suốt cả bài thơ thể hiện tư tưởng, nghệ thuật chủ đề của bài thơ còn biểu tượng trong từng đoạn thơ, dòng thơ, câu thơ là những biểu tượng có tính chất cụ thể, diễn đạt một ý thơ trọn vẹn và nhiều khi chúng có thể tách khỏi bài thơ, tự có số phận riêng của mình. Nếu một bài thơ không có biểu tượng chung trong toàn bài, không có những biểu tượng nhỏ trong từng đoạn, tình cảm cảm xúc lại không mãnh liệt thiết tha thì bài thơ đó không chỉ kém phần hương sắc mà còn khó có lý do để tồn tại.
Thi nhân sáng tạo nên những biểu tượng thơ ca để thể hiện tư tưởng và cảm xúc của mình. Những quan niệm về nhân sinh, thế sự, về thơ ca… và về chính bản thân cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đã làm cho mỗi người lựa chọn cho mình một biểu tượng này hay biểu tượng kia. Biểu tượng được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng được nhu cầu bộc lộ của nhà thơ
,thỏa măn với tư tưởng chủ đề, hợp với phong cách và phương pháp sáng tác. biểu tượng mang sắc thái riêng nên từng nhà thơ ngay từ đầu đã có chiều hướng quyết định cách chọn hình ảnh, tứ thơ. Biểu tượng sông nước đậm đà với Tế Hanh, biểu tượng trăng hiện lên trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng con đường trong thơ Tố Hữu, biểu tượng người lái tàu trong thơ Sóng Hồng, biểu tượng chim lượn trong thơ Chế Lan Viên, biểu tượng ngọn đèn trong thơ Chính Hữu, biểu tượng con nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư… Đối với từng nhà thơ, biểu tượng thời thơ ấu khá quan trọng và cũng lưu giữ lâu bền trong tâm hồn nhà thơ. : mái nhà, ngọn lửa, em bé, mẹ sự thương yêu, đùm
bọc…ác biểu tượng đó sẽ đi vào thơ. Các nhà thơ vùng than có nhiều biểu tượng hầm mỏ, xe than, khoan lỗ… Các nhà thơ vùng biển có nhiều biểu tượng về triều lên, cá thu, cá hồng… Các nhà thơ miền núi giàu biểu tượng mây trắng, vườn chanh, nắng mưa, gió bão. Các biểu tượng phát triển phong phú theo cuộc đời con người, theo các chuyến đi, các quá trình quan sát, theo tuổi đời, theo thời đại. Các biểu tượng in dấu ấn vào thơ để lại các tài sản chung cho nhân loại về sau.
Ngoài những đặc tính của biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ ca còn mang một số đặc là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một hệ thống những tín hiệu thẩm mĩ và biểu tượng nghệ thuật là một tiểu hệ thống, góp phần tạo nên những điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ, hoặc vô thức, hoặc hữu thức, đã đem vào tác phẩm của