Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ

Với phương châm luôn mang lại những sản phẩm dịch vụ tiện ch đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, MBBank đã không ngừng nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

MBBank đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

MBBank huy động vốn từ các TCKT và cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau.

Nguồn vốn huy động từ các TCKT thông qua mạng lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính (CIB), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và KHCN đã đem lại hiệu quả. Các hình thức huy động vốn của MBBank rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của KHDN và KHCN.

Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tư vấn tài chính của MBBank và các công ty thành viên đã mang lại cho MBBank một sự ổn định lớn về nguồn vốn.

MBBank rất chú trọng tới việc huy động vốn từ dân cư. Đây là một hoạt động giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh của MBBank. Thông qua việc huy động tiền gửi của KHCN, MBBank triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho HCN và đang nhận được sự tin tưởng ngày càng cao từ đối tượng khách hàng này.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

MBBank cung cấp các khoản vay cho các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; khoản vay tín chấp hoặc có TSĐB; cho vay theo nhiều đồng tiền,… MBBank đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế quốc phòng, dân sinh trọng điểm thông qua các hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, MBBank triển khai rất nhiều hoạt động tài trợ tín dụng cho khách hàng là các Tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các hộ kinh tế cá thể cũng như các cá nhân để vay trả góp, phục vụ đời sống hoặc kinh doanh.

Để có thể tài trợ tín dụng tốt nhất cho KHDN, MBBank đã thiết lập một hệ thống các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hỗ trợ tích cực như là: Tài trợ dự án các ngành năng lượng, dầu khí, cảng biển,…; Cho vay theo món/ hạn mức tín dụng tài trợ vốn lưu động; Cho vay chiết khấu theo bộ chứng từ xuất khẩu; Cho vay theo hạn mức thấu chi; Bao thanh toán trong nước; Cho vay cổ phần hóa;…

Để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của KHCN, MBBank đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện một hệ thống sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, thuận lợi và tiện ích phục vụ HCN như: Cho vay mua xe trả góp; Cho vay du học, xuất khẩu lao động; Cho vay mua nhà chung cư, đất dự án; Cho vay chứng khoán; Cho vay ứng tiền bán chứng khoán; Cho vay cổ phần hóa; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay hạn mức thấu chi; Cho vay tín chấp;…

Đối tượng KHCN được phân khúc và đánh giá phù hợp với chiến lược phát triển của MBBank. Việc cấp tín dụng cho KHCN được xem xét trên nguyên tắc thận trọng, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ khi cho vay và khách hàng phải đáp ứng đủ điều kiện về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, tư cách đạo đức,… theo quy định của MBBank.

2.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng

MBBank cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,… Hoạt động này đã mang lại một nguồn thu lớn trong tổng thu nhập cho MBBank và cho đến nay vẫn an toàn, hiệu quả, không xảy ra các rủi ro đáng kể nào.

2.1.3.4. Dịch vụ thanh toán

Thanh toán trong nước

MBBank cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống ATM, hệ thống ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các ngân hàng khác để tham gia mạng lưới thanh toán của họ. Cụ thể, MBBank cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước, dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch với việc nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng, dịch vụ trả lương qua tài khoản.

Thanh toán quốc tế

Hệ thống mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới đã giúp cho hoạt động thanh toán của MBBank được nhanh chóng và chính xác, được các đối tác đánh giá cao. Các dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng đang cung cấp bao gồm: Thanh toán hàng đổi hàng; Chuyển tiền ra nước ngoài; Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam; Nhờ thu theo phương thức trả ngay (D/P) hoặc trả chậm (D/A) với vai trò là ngân hàng thu tiền, ngân hàng chuyển chứng từ; Thư tín dụng xuất khẩu với vai trò ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng xác nhận; Thư tín dụng xuất khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; và Phát hành bảo lãnh quốc tế.

2.1.3.5. Dịch vụ thẻ

MBBank ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm thẻ, từ thẻ thanh toán nội địa đến thẻ thanh toán toán quốc tế. Để phục vụ đắc lực cho các giao dịch bằng thẻ tại máy POS, ATM hay các giao dịch qua internet, MBBank đã kết nối thành công với hệ thống thẻ Smartlink và là thành viên chính thức của Master.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

MBBank được đánh giá là một trong những ngân hàng có quy mô lớn trong hệ thống ngân hàng với khả năng huy động vốn cao và ổn định đã giúp MBBank kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy gặp phải nhiều khó khăn nhưng MBBank đã nỗ lực đưa ra những chính sách làm gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng.

Tình hình huy động vốn của NHTMCP Quân đội qua ba năm 2010, 2011 và 2012 được thể hiện qua bảng số liệu ở trang tiếp theo.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2011Năm 2012Chênh lệch
2011/20102012/2011
Số tiềnTỉ
trọng (%)
Số tiềnTỉ
trọng (%)
Số tiềnTỉ
trọng (%)
Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt tỉ lệ (%)Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt tỉ lệ (%)
Tổng NV huy động65.74110089.549100117.74710023.80836,2128,19831,49
I. TG theo kỳ hạn          
1. Không kỳ hạn20.08730,5524.54727,4135.57630,214.46022,2011,02944,93
2. TG < 12 tháng45.58969,3564.91572,4972.00561,1519.32642,397,09010,92
3. TG >= 12 tháng650,10870,1010.1668,642233,8510,07911585,06
II. TG theo thành phần KT          
1. TG của tổ chức kinh tế42.30464,3559.01665,9076.71665,1516.71239,5017,70029,99
2. TG của cá nhân23.43735,6530.53334,1041.03134,857.09630,2810,49834,38
III. Theo loại tiền gửi          
1. VND49.29864,3466.85374,6691.47277,6917.55535,6124,61936,83
2. Ngoại tệ (quy đổi)16.44335,6622.69625,3426.27522,316.25338,033,57915,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 6

(Nguồn báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2010 – 2012)

Xét về quy mô

Qua bảng 2.2 ta thấy MBBank có quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng tương đối ổn định. Đồng thời trong các năm 2010, 2011 và 2012, giữa bối cảnh khủng hoảng tài chính và cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, nguồn huy động vốn có mức tăng trưởng cao và liên tục. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 65.741 tỷ đồng; năm 2011 đạt mức 89.549 tỷ đồng, tăng 28.808 tỷ đồng tương ứng 36,21% so với năm 2010; năm 2012 đạt 117.747 tỷ đồng, tăng 28.198 tỷ đồng tương ứng 31,49% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng hơn và uy tín của ngân hàng ngày một được nâng cao. Để đạt được kết quả như trên thì ngay từ đầu năm 2012, MBBank đã tập trung thực hiện các giải pháp huy động vốn như: thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống, ban hành chính sách huy động phù với từng đối tượng vùng/miền/phân khúc khách hàng,…

Xét về cơ cấu

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi theo kỳ hạn có sự biến động lớn qua các năm. Trong năm 2010 và 2011, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

Năm 2010, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 30,55 , sang đến năm 2011 tỷ trọng này là 27,41% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 69,35 vào năm 2010, năm 2011 có tỷ trọng 72,39%. Nhưng sang đến năm 2012 ngân hàng đã có sự chuyển dịch cơ cấu huy động nguồn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Do trong năm 2012, ngân hàng đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu sử dụng thẻ ATM hay thẻ thanh toán với mức chi phí ưu đãi. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn có tính ổn định không cao, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của người gửi. Vì vậy, ngân hàng đã tập trung gia tăng cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn mà không phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như các chi phí liên quan. Bên cạnh đó, MBBank đã xây dựng nhiều chương trình và triển khai tích cực như: “Tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “Tiết kiệm MB, vui hè rộn rã”, “Tiết kiệm MB, tri ấn lộc vàng”,… Nhờ vậy mà tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ 65 tỷ đồng vào năm 2010 và 87 tỷ đồng vào năm 2011 đã tăng lên thành 10.166 tỷ đồng tương ứng với 8,64% tổng nguồn vốn huy động năm 2012, giúp MBBank tiết kiệm được chi phí , gia tăng lợi nhuận trong năm này. Do vậy, ngân hàng cần tiếp tục duy trì các chính sách đang có, mở rộng, phát triển các chính sách mới để thu hút khách hàng hơn nữa, duy trì uy tín của ngân hàng.

Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế:

Vốn huy động từ khách hàng là nguồn huy động cốt lõi và có tính chất ổn định nhất, chiếm tỷ trọng chi phối tổng nguồn vốn huy động của MBBank. Nguồn vốn huy động từ các TCKT thông qua mạng lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối CIB, SME và KHCN đã đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Trong cơ cấu huy động từ khách hàng, huy động từ các TCKT chiếm trọng lớn trên 60%, còn lại là huy động từ cá nhân. Tiền gửi của các TCKT năm 2010 chiếm tỷ trọng 64,35% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm tỷ trọng là 65,90 và năm 2012 tương ứng là 65,15% tổng nguồn. Bên cạnh đó, tiền gửi từ các cá nhân có số dư năm 2010 là 23.437 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,65% tổng nguồn, số dư năm 2011 là 30.533 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,10% và số dư năm 2012 là 41.031 tỷ đồng tương ứng với 34,85% tổng nguồn vốn huy động. Tuy tiền gửi từ các cá nhân chiếm tỷ trọng không cao như tiền gửi từ các TCKT nhưng lại là một cấu phần giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của MBBank. Trong hoàn cảnh hiện nay, các TCKT đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên tiền gửi từ đối tượng này giảm nhẹ, chủ yếu các TCKT chỉ gửi tiền có kỳ hạn dưới 12 tháng để thêm thu nhập. Trong khi đó, nguồn vốn từ dân cư là rất lớn và dồi dào, đối tượng này thường gửi tiền có kỳ hạn trên 12 tháng. Hơn nữa, tiền gửi của các TCKT biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nên nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn này là rất cao. Vì vậy ngân hàng cần có các chính sách hiệu quả hơn để huy động nguồn vốn từ các đối tượng cá nhân. Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã bốn lần điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 14%, xuống các mức 13%, 12 , 11 và 9 . Để duy trì nguồn vốn ổn định và tăng trưởng, MBBank đã thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn, ban hành chính sách huy động vốn phù hợp, tổ chức các chương trình, sản phẩm huy động hấp dẫn, tích cực phát triển KHDN quân đội, ngoài quân đội...

Cơ cấu theo loại tiền gửi:

Có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa nguồn tiền huy động từ nội tệ và từ ngoại tệ.

Tiền gửi VND năm 2012 là 91.472 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,69 (năm 2011 tỷ trọng là 74,66 , năm 2010 chiếm tỷ trọng 64,34 ), tăng về số tuyệt đối là 24.619 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,83 so với năm 2011. Mặc dù lượng tiền gửi ngoại tệ tăng nhưng tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ lại giảm qua các năm. Tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng là 35,66 năm 2010 và chiếm 25,34 năm 2010 và chiếm 22,31% tổng nguồn năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, NHNN đã hạ trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống 2 /năm nên tỷ trọng tiền gửi bằng USD giảm. Hơn nữa, lãi suất huy động tiền gửi bằng VND cao hơn lãi suất huy động tiền gửi bằng USD nên nguồn vốn huy động  bằng VND chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của lạm phát, các đồng ngoại tệ tăng giá, đặc biệt là USD vì vậy mà lượng tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng lên.

Như vậy, qua việc phân tích ở trên ta thấy MBBank đã sử dụng các hình thức huy động vốn rất đa dạng, linh hoạt, hiệu quả cao tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng vay. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng cần phải đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, và có biện pháp duy trì tăng trưởng huy động từ khách hàng lâu dài.

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động cho vay)

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 19/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí