Thực Trạng Việc Thực Hiện Nội Dung Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học


Qua phỏng vấn đối với CBQLPGD, cả 2 người đều cho rằng các trường, các giáo viên đều xác định được mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học thông qua việc giáo dục tích hợp, lồng ghép vào các môn học hoặc thông qua HĐGDNGLL. Tuy nhiên, CBQLPGD 2 nói thêm giữa việc xác định đúng mục tiêu với mức độ thực hiện cũng như kết quả không phải lúc nào cũng đạt kết quả mong đợi. Vì thế, việc xác định mục tiêu GDMT cho HS ở trường chỉ đạt ở mức khá bởi phần lớn giáo viên quan tâm nhiều đến mục tiêu bài học chính khóa hơn mục tiêu GDMT lồng ghép, tích hợp.

Qua kết quả phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 người đều thống nhất giáo viên nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu GDMT cho HS trong từng hoạt động cụ thể. Song trên thực tế các mục tiêu nhỏ đan xen nhau, nên GV đôi lúc chưa xác định cụ thể, rành ròi từng mục tiêu.

Qua kết quả phỏng vấn GV thì họ cũng nhận thấy bản thân luôn có ý thức xác định mục tiêu khi tổ chức HHĐGDMT cho HS. Tuy nhiên mục tiêu này thường được lồng ghép trong mục tiêu chung của bài học có nội dung tích hợp GDMT. Khi HĐGDMT được tổ chức thông qua HĐGDNGLL thì mục tiêu về GDMT sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Qua nghiên cứu giáo án một tiết Khoa học lớp 4, chúng tôi chỉ thấy giáo viên ghi một ý nhỏ trong nội dung bài giảng là tích hợp GDMT nhằm giúp cho HS hiểu thêm về vai trò của cây xanh đối với môi trường… Như vậy thì mới chỉ xác định và thực hiện mục tiêu 1 và 2 (cung cấp kiến thức là chính), việc hình thành thói quen và kĩ năng chưa được chú trọng. Từ đó, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc soạn giáo án có nội dung tích hợp GDMT đảm bảo cả 4 mục tiêu GDMT cho HS.

2.3.4. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

Bất kì một hoạt động giáo dục nào trong nhà trường cũng phải có nội dung cụ thể. Đối với HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, Bộ GD&ĐT đã xác định 4 nội dung cơ bản là cung cấp kiến thức, giáo dục tình cảm, rèn luyện kĩ năng và hình thành hành vi, thói quen đối với các vấn đề, các tình huống về môi trường xung quanh. Vì


vậy, cần đánh giá về mức độ và kết quả thực hiện các nội dung GDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung HĐGDMT


STT

Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Nội dung GDMT

3,41

3,32

,001

1

Cung cấp cho HS những kiến thức sơ đẳng

về môi trường, về sử dụng các tài nguyên hiệu quả và các biện pháp BVMT

3,30

3,28

,600

2

Giáo dục cho HS tình cảm đối với thiên nhiên; có thái độ đúng đắn và có trách

nhiệm đối với MT

3,52

3,36

,000

3

Rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết trong việc quan sát, đánh giá và ứng xử

trước các vấn đề MT

3,26

3,21

,151

4

Hình thành cho học sinh một số hành vi BVMT như có thói quen vứt rác đúng chỗ; sử dụng tiết kiệm nước và các nguồn năng

lượng…

3,55

3,44

,001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 13

Dựa vào bảng khảo sát 2.7 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Qua kết quả khảo sát cho thấy nhà trường thông qua các hình thức hoạt động đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nội dung giáo dục môi trường theo quy định của Bộ GD&ĐT dành cho cấp tiểu học. Việc cung cấp cho HS những kiến thức sơ đẳng về môi trường, về sử dụng các tài nguyên hiệu quả và các biện pháp BVMT được thực hiện rất thường xuyên với mức điểm TB là 3,41. Kết quả thực hiện ở từng nội dung GDMT (4 nội dung) có sự khác nhau nhưng không đáng kể, cả 4 nội dung đều được đánh giá đạt mức độ thực hiện rất thường xuyên.

- Về kết quả thực hiện: Qua kết quả khảo sát cho thấy kết quả thực hiện nội dung GDMT được các đối tượng đánh giá đạt ở mức điểm TB là 3,32. Kết quả thực hiện các nội dung: Cung cấp cho HS những kiến thức sở đẳng về môi trường, về sử dụng các tài


nguyên hiệu quả và các biện pháp BVMT; Giáo dục cho HS tình cảm đối với thiên nhiên; có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm đối với MT; Hình thành cho học sinh một số hành vi BVMT như có thói quen vứt rác đúng chỗ; sử dụng tiết kiệm nước và các nguồn năng lượng…; Rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết trong việc quan sát, đánh giá và ứng xử trước các vấn đề MT đạt mức điểm từ 3,26 đến 3,55. Như vậy cả 4 nội dung GDMT đều được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy: mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự khác biệt với Sig = 0,001. Tuy nhiên, ở từng nội dung GDMT, giữa mức độ và kết quả thực hiện có sự khác nhau. Cụ thể: nội dung 1 và 3 không có sự khác biệt. Còn nội dung 2 và 4 có sự khác biệt giữa mức độ và kết quả thực hiện.

Thực tế có rất nhiều nội dung GDMT được giảng dạy cho học sinh tiểu học, song qua phỏng vấn, thu được các kết quả sau:

Qua phỏng vấn HS, cả 4 nhóm đều xác định các em được các thầy cô giảng dạy và cho tham gia các hoạt động GDMT. Khi hỏi các nội dung GDMT nào các con được học, thì các nhóm HS nêu được tên các nội dung, các chủ đề hoặc các hoạt động do trường tổ chức. Phần lớn các em chưa phân biệt được đâu là nội dung kiến thức, đâu là thái độ, đâu là kĩ năng. Các nội dung về MT được 4 nhóm HS trả lời phần lớn giống nhau, bao gồm các nội dung sau: vệ sinh trường lớp, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước; bảo vệ nguồn nước xanh, trồng cây; sử dụng và làm sản phẩm tái chế.

Qua phỏng vấn CBQLPGD 1 và 2 đều cùng ý kiến: các trường tiểu học thực hiện nội dung GDMT cho HS theo bộ tài liệu hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT không xây dựng thêm nội dung GDMT cho các đơn vị trường học. Hằng năm, các Phòng GD&ĐT đều đưa nội dung GDMT cho HS trong phương hướng nhiệm vụ năm học của Cấp tiểu học, Theo CBQLPGD 2 cho biết: “trong quá trình kiểm tra dự giờ đột xuất, hoặc dự giờ khảo sát giáo viên dạy giỏi, Phòng GD&ĐT đều quan tâm đến nội dung tích hợp, lồng ghép GDMT đối với các bài có liên quan và đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc theo 4 quyển hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, ít có sự sáng tạo thêm”.


Qua phỏng vấn CBQL và GV nhà trường, thu được kết quả đồng nhất như sau: Nội dung GDMT được nhà trường thực hiện theo đúng Bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2005. Trong nhiều năm thực hiện, họ cho rằng Bộ tài liệu này có nhiều điểm không còn phù hợp với xu thế môi trường quốc tế, quốc gia và địa phương. Họ mong muốn Bộ GD&ĐT xây dựng lại Bộ tài liệu mới phù hợp với tình hình thực tiễn.

Qua nghiên cứu giáo án 1 tiết dạy Khoa học lớp 4 có lồng ghép nội dung GDMT của 2 lớp học tại 2 trường TH, thu về kết quả như sau: GV có khai thác nội dung GDMT cho HS thông qua tiết dạy và dành thời gian từ 3 -5 phút cho nội dung GDMT; nội dung GDMT gần gũi với thực tế, đó là giáo dục các em biết cách giữ gìn môi trường nơi công cộng, đáp ứng mục tiêu bài học. Song GV chưa chú ý cung cấp kiến thức mở rộng về GDMT cho HS, nội dung kiến thức về GDMT chỉ gói gọn trong phạm vi bài học, theo định hướng chung của Bộ GD&ĐT, GV chưa có sự sáng tạo; GV chủ yếu cung cấp kiến thức về GDMT, ít quan tâm đến thái độ, hành vi của HS. Từ đó, cho thấy hiệu trưởng cần khuyến khích GV trong việc lựa chọn nội dung GDMT theo hướng mở rộng và phù hợp với thực tiễn địa phương, khu vực và thế giới.

2.3.5. Thực trạng việc sử dụng hình thức giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục là những cách thức, phương thức mà nhà giáo dục lựa chọn để khai thác nội dung, đáp ứng mục tiêu đề ra. Đối với HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học, Bộ GD&ĐT xác định có hai hình thức tổ chức: lồng ghép, tích hợp qua các tiết dạy, bài dạy hoặc thông qua HĐGDNGLL. Hình thức GDMT thông qua HĐGDNGLL có phạm vi tương đối rộng, nó có thể là hoạt động dưới cờ, trong giờ sinh hoạt lớp, trong giờ chơi, sinh hoạt bán trú, hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, nhà trường… Ở mỗi hình thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Và việc lựa chọn hình thức tổ chức phụ thuộc vào nội dung, vào điều kiện cụ thể. Đối với HĐGDMT không là một môn riêng biệt, vì vậy nó chủ yếu được giảng dạy tích hợp, lồng ghép. Tuy nhiên, làm thế nào để việc lồng ghép không cứng nhắc, máy móc cũng là một vấn đề cần được các nhà quản lí quan tâm. Chính vì thế việc đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các hình thức trong HĐGDMT cho


HS là cần thiết, nhằm giúp giáo viên cũng như nhà quản lí điều chỉnh việc dạy học và chỉ đạo của mình.

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện hình thức tổ chức HĐGDMT



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Hình thức GDMT

2,99

2.97

,444

1

Tổ chức các chuyên đề GDMT cho HS

2,01

2,02

,826

2

GDMT thông qua hoạt động tham quan,

dã ngoại

2,07

2,11

,191

3

Lồng ghép. tích hợp nội dung GDMT

vào môn học

3,53

3,49

,169

4

Lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào

các tiết sinh hoạt chủ nhiệm

3,42

3,44

,528

5

Lồng ghép nội dung GDMT trong sinh

hoạt dưới cờ, trong giờ chơi.

3,39

3,34

,104

6

Lồng ghép nội dung GDMT trong giờ ăn,

giờ nghỉ, giờ sinh hoạt

3,24

3,22

,246

7

Lồng ghép nội dung GDMT thông qua

các hoạt động văn thể mỹ, lao động…

3,23

3,20

,126

Dựa vào bảng 2.8 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Hầu hết các hình thức giáo dục môi trường đều được triển khai sử dụng trong GDMT cho học sinh. Qua kết quả khảo sát cho thấy, các hình thức GDMT như lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào tiết dạy; Lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm; lồng ghép nội dung GDMT trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (chào cờ, ra chơi…) được đánh giá là sử dụng rất thường xuyên, đạt TB từ 3.39 trở lên. Các hình thức 6 và 7 mức độ thực hiện ở mức thường xuyên đạt điểm 3,23 và 3,24. Có 2 hình thức 1 và 2 mức độ thực hiện là ít khi thực hiện như hình thức tổ chức chuyên đề về GDMT cho HS, hình thức tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại, đạt điểm TB là 2, 01 và 2,07.


Qua phỏng vấn đối với 4 nhóm HS, chúng tôi cũng thu được kết quả gần với kết quả khảo sát. Đối với 4 nhóm HS, các em đều xác định các hình thức như đã nêu ở trên đều được các thầy cô giáo sử dụng trong HĐGDMT. Song, hình thức được sử dụng thường xuyên là hình thức tích hợp vào tiết dạy, vào tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới cờ. Hình thức dã ngoại hay tổ chức các chuyên đề thì chỉ có 1 - 2 lần trong một năm học. Riêng nhóm HS 3 thì các em cho rằng các em còn thường xuyên được các thầy cô lồng ghép nội dung GDMT trong giờ ăn, giờ nghỉ, giờ sinh hoạt vui chơi.

Với các CBQLPGD, họ cũng cho rằng các trường đều sử dụng hầu hết các hình thức, song không phải lúc nào cũng thường xuyên, liên tục. Do đặc trưng của HĐGDMT nên phần lớn các trường vận dụng hình thức lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan (vì mang tính bắt buộc theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD& ĐT). CBQLPGD 1 cho biết: “Các trường TH trong những năm gần đây, đã quan tâm đến công tác xã hội hóa trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, vì thế, các trường đã có nhiều hoạt động trải nghiệm dưới hình thức dã ngoại nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng về bảo vệ môi trường nói riêng”.

- Về kết quả thực hiện: Phần lớn CBQL, GV, NV đánh giá khá cao kết quả của việc sử dụng các hình thức: Lồng ghép nội dung GDMT trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; lồng ghép nội dung GDMT trong sinh hoạt dưới cờ, trong giờ chơi; lồng ghép nội dung GDMT thông qua các hoạt động văn thể mỹ, lao động, hoạt động xã hội do trường tổ chức; lồng ghép.tích hợp nội dung GDMT vào tiết dạy; Lồng ghép trong các hoạt động của Đội với mức điểm TB > 3,34. Đây là kết quả thực hiện các hình thức GDMT đạt mức độ Tốt. Đối với hình thức lồng ghép nội dung GDMT trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ sinh hoạt và lồng ghép nội dung GDMT thông qua hoạt động văn thể mỹ, lao động được đánh giá kết quả thực hiện là Khá với điểm TB > 3,19. Như vậy, cho thấy HĐGDMT cho HS tại các trường tiểu học sẽ đạt hiệu quả cao khi được tổ chức thông qua lồng ghép với các hoạt động GDNGLL.

Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng hình thức GDMT thông qua sinh hoạt chuyên đề, dã ngoại tham quan, GDMT trong giờ ăn, giờ nghỉ của học sinh tại các


trường TH chưa được phát huy và chưa thu được hiệu quả cao. Kết quả thực hiện của 2 hình thức này đạt điểm TB từ 2,01 – 2,07 – mức độ Đạt.

Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các hình thức GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng là không có sự khác biệt với Sig = 0,44. Đối với từng hình thức GDMT thì mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cũng không có sự khác biệt. Điều đó cho thấy hình thức 3,4,5 đạt mức độ thực hiện là rất thường xuyên thì kết quả thực hiện là Tốt; hình thức 6,7 đạt mức độ thực hiện là thường xuyên thì kết quả thực hiện là Khá và hình thức 1,2 ít thực hiện nên kết quả đạt mức độ Đạt.

Qua trao đổi, phỏng vấn với 2 CBQLPGD, cho rằng việc tổ chức chuyên đề về GDMT chưa được nhà trường chú trọng, chủ yếu giảng dạy lồng ghép vào các môn học là chính. Nhà trường chưa thực sự chú trọng tổ chức GDMT qua hình thức tham quan dã ngoại do điều kiện kinh phí hạn hẹp, quỹ thời gian hạn chế. CBQLPGD 1 cho biết thêm “Việc GDMT trong giờ ăn, giờ nghỉ của học sinh chưa đạt hiệu quả cao vì thời gian này chủ yếu do nhân viên quản lí phụ trách nên họ chỉ quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao là lo cho học sinh ăn hết suất, ngủ đúng giờ. Giờ sinh hoạt chuyên môn có quá nhiều việc phải giải quyết liên quan đến lớp chủ nhiệm nên giáo viên cũng được quan tâm thật sự đến việc GDMT cho các em”.

Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL 1 và 2 cho rằng: Hình thức GDMT được nhà trường lựa chọn linh hoạt phù hợp với từng hoạt động GDMT cụ thể. Song, do điều kiện về diện tích, về kinh phí, nên nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm. Đa số GV được phỏng vấn và CBQL 3 và 4 thì cho rằng việc tổ chức chuyên đề riêng về GDMT cho đội ngũ GV chưa được chú trọng, chủ yếu là lồng ghép trong buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Qua nghiên cứu kế hoạch HĐGDNGLL của 2 nhà trường, chúng tôi thấy cả 2 trường đều có kế hoạch dã ngoại, song chủ yếu cho các em tham quan các di tích lịch sử, ít chú trọng đến mục tiêu GDMT. Kế hoạch hoạt động Đội của nhà trường thì có một buổi tuyên truyền dưới trường (tổ chức dạng chuyên đề) hoạt động GDMT cho học sinh toàn trường. Như vậy, nhà trường có tổ chức các chuyên đề GDMT cho HS,


tổ chức GDMT thông qua tham quan, dã ngoại; tổ chức GDMT trong các hoạt động GDNGLL được thực hiện mỗi học kì 1 lần với sự tham gia của HS theo từng khối lớp. Song, việc tổ chức lồng ghép GDMT thông qua các hoạt động văn thể mĩ, lao động, hoạt động xã hội… do nhà trường tổ chức được thực hiện hằng tháng nhưng chưa thể hiện rõ nội dung và mục tiêu GDMT.

2.3.6. Thực trạng việc thực hiện các phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

Bất kì hoạt động giáo dục nào cho học sinh trong nhà trường muốn đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc xác định nội dung và hình thức tổ chức, thì việc lựa chọn phương pháp để triển khai thực hiện đạt hiệu quả giáo dục là cần thiết.

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện phương pháp GDMT



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Phương pháp GDMT

2,97

2,97

1,000

1

Phương pháp thuyết trình (giảng giải, kể

chuyện)

3,15

3,15

1,000

2

Phương pháp đàm thoại (hỏi đáp, trao đổi)

3,23

3,20

,174

3

Phương pháp trực quan (sử dụng phương

tiện trực quan)

3,20

3,15

,110

4

Phương pháp thực hành (luyện tập, rèn luyện)

3,19

3,20

,843

5

Phương pháp giải quyết vấn đề (động não, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống)

2,97

2,98

,833

6

Phương pháp thảo luận nhóm

3,07

3,13

,074

7

Phương pháp thực địa

2,96

3,00

,201

Dựa vào bảng 2.9 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: kết quả khảo sát cho thấy tất cả các phương pháp đều được giáo viên thực hiện trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Song mức độ thực hiện có sự khác nhau giữa các phương pháp. Không có một phương pháp nào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024