Đánh Giá Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hđgdmt Cho Hs Ở Trường Tiểu Học


Bảng 2.21. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học


STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ tác động

1

2

3

4

TB

TH

1

Hệ thống các văn bản

3,3

16,7

71,3

87

3,05

6


2

Sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của

các cấp quản lí chuyên môn (Sở giáo dục, Phòng giáo dục)


0,0


9,3


73,3


17,3


3.18


5


3

Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương (UBND, các ban ngành, hội

đoàn thể)


0,7


12,0


76,0


11,3


2,98


7

4

Năng lực quản lí đội ngũ CBQL, nhân

sự quản lí nhà nước trên lĩnh vực GD

0,0

6,7

78,7

14,7

3,30

4


5

Trình độ của đội ngũ nhà giáo trong

hoạt động GDMT cho HS trong trường TH


0,0


2,0


86,0


12,0


3,35


3


6.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan

trọng của hoạt động GDMT cho HS của LLGD


0,0


2,7


74,7


22.7


3,50


2

7

Cơ chế quản lí hoạt động GDMT cho

HS tại nhà trường tiểu học

0,0

1,3

74,7

24,0

3,59

1


8

Nhận thức đúng đắn về tầm quan

trọng của hoạt động GDMT cho HS của PHHS


0,0


11,3


68,0


20,7


2,50


8

9

Hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá

HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học

0,0

16,7

71,3

12,0

2,08

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 17

Bảng 2.21 cho thấy:

Các đối tượng khảo sát đều xác định và đánh giá 9 yếu tố nêu ở bảng 2.23 đều có ảnh hưởng đến kết quả quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng có thể chia thành 3 nhóm:


+ Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều (rất lớn) đến quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, với mức điểm TB từ 3,30 – 3,59, đó là: (1) cơ chế quản lí hoạt động GDMT cho HS ở trường TH; (2) Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDMT cho HS LLGD; (3) Trình độ của đội ngũ nhà giáo trong hoạt động GDMT cho HS trong trường TH; (4) Năng lực quản lí của đội ngũ CBQL, nhân sự của các cơ quan quản lí Nhà nước về GD&ĐT.

+ Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, với mức điểm TB từ 2,98 – 3,18, đó là: (5) Sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí chuyên môn (Sở giáo dục, Phòng giáo dục); (6) Hệ thống các văn bản; (7) Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương (UBND, các ban ngành, hội đoàn thể)

+ Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng ít (không nhiều) đến quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, với mức điểm TB từ 2,08 – 2,50, đó là (8) Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDMT cho HS của PHHS; (9) Hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá HĐGDMT.

Điều này cho thấy, các yếu tố chủ quan được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quản lí, bởi nhận thức đúng đắn thì sẽ là kim chỉ nam cho hành động. Nếu CBQL và GV nhận thức HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS tiểu học là thực sự quan trọng, thực sự cần thiết thì họ sẽ có sự đầu tư cho công tác giáo dục cũng như công tác quản lí đối với HĐGDMT cho học sinh ở trường học. Đồng thời, ngoài nhận thức, thì năng lực quản lí và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo cũng là yếu tố quyết định hiệu quả giảng dạy, hiệu quả quản lí HĐGDMT cho HS. Bởi, nếu chỉ có nhận thức không cũng chưa đủ, mà cần có năng lực và trình độ để biến nhận thức thành hành động đúng đắn.

Ngoài 9 yếu tố mà chúng tôi đưa ra, qua phỏng vấn GV, chúng tôi thu nhận thêm, đó là: tài liệu hỗ trợ giảng dạy GDMT, vì theo họ, hiện nay tài liệu hướng dẫn, tham khảo về GDMT có vai trò quan trọng đối với GV vì đây là nguồn tài liệu để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động GDMT cho HS. Yếu tố về cảnh quan sư phạm, sân bãi nhà trường


cũng ảnh hưởng đến HĐGDMT cho HS ở trường. Yếu tố đưa GDMT thành một môn học độc lập cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP. Đà Nẵng

2.6.1. Ưu điểm

(1) Về thực trạng HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Hầu hết CBQL và đội ngũ GV đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đưa các nội dung GDMT vào nhà trường và xác định GDMT là một trong những nội dung giáo dục góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Các trường tổ chức tốt các hoạt động xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, nhiều trường đã xây dựng thành công mô hình Trường học xanh. Hoạt động GDMT cho HS tại các trường tiểu học được triển khai và thực hiện bám sát theo Bộ tài liệu hướng dẫn về giáo dục BVMT năm 2008 của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ GV đã xác định được mục tiêu GDMT, nội dung GDMT thông qua các môn học, thông qua HĐGDNGLL. Từ đó, có sự lựa chọn hình thức và phương pháp thích hợp.

(2) Về thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN

Thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được đánh giá ở 6 nội dung. Qua thực tế khảo sát cho thấy: Hiệu trưởng các trường đã thực hiện công tác quản lí HĐGDMT theo hướng quản lí nội dung, bao gồm quản lí về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDMT, quản lí các điều kiện GDMT và công tác phối hợp. Ở mỗi nội dung quản lí đều có những mặt mạnh cần được duy trì, tiếp tục phát huy và những mặt hạn chế cần có biện pháp tác động cải thiện. Kết quả cụ thể như sau:

- Về nhận thức của đội ngũ CBQL và GV đối với việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học: CBQL, GV đều xác định công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học là rất cần thiết.

- Về quản lí mục tiêu HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học: Hiệu trưởng đã xác định và nắm rõ mục tiêu chung của GDMT đối với HS cấp TH và mục tiêu GDMT


cụ thể qua các môn học Tiếng Việt, Khoa học, Tự nhiên – Xã hội, Lịch sử - Địa lí và qua HĐGDNGLL. Từ đó, hiệu trưởng đã tổ chức quản lí mục tiêu GDMT đúng theo quy định của các cấp.

- Về quản lí nội dung GDMT cho HS ở trường tiểu học: Hiệu trưởng đã triển khai nội dung GDMT cho HS tiểu học đến đội ngũ GV, NV nhà trường theo Bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2008.

- Về quản lí hình thức, phương pháp GDMT cho HS ở các trường tiểu học: Hiệu trưởng cũng đã xác định được 2 hình thức GDMT cho HS đó là lồng ghép, tích hợp qua các môn học và HĐGDNGLL; nhà trường đã xác định và lựa chọn phương pháp GDMT cho HS phù hợp với từng hình thức GDMT trong nhà trường.

- Về quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học được hiệu trưởng quan tâm với mức độ thường xuyên ở một số nội dung như thực hiện kiểm tra thông qua dự giờ, thăm lớp định kì, đột xuất; thông qua việc tổ chức các hoạt động GDNGLL.

- Về quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học: Hiệu trưởng các trường đã xác định được các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDMT, có sự phân công con người phù hợp với năng lực và sử dụng tương đối hợp lí.

- Về quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học: Đa số các trường xác định công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học là cần thiết. Hiệu trưởng các trường cũng đã xác định được các LLGD cần phối hợp.

2.6.2. Hạn chế

(1) Về thực trạng HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP. Đà Nẵng

Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP Đà Nẵng cũng còn một số hạn chế như: CBQL và đội ngũ GV chưa quan tâm đúng mức đến HĐGDMT; chưa cập nhật nội dung GDMT đảm bảo tính mới, tính thời sự; Hình thức tổ chức HĐGDMT chủ yếu qua các môn học, chưa quan tâm GDMT qua hoạt động GDNGLL, nhất là hoạt động trải nghiệm; ít sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục nêu gương, thực địa, thảo luận nhóm; công tác kiểm tra, đánh giá của


GV chủ yếu thực hiện lồng ghép qua các môn học.

(2) Về thực trạng QLHĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP. Đà Nẵng

Ở mỗi nội dung quản lí đều có những mặt mạnh cần được duy trì, tiếp tục phát huy và những mặt hạn chế cần có biện pháp tác động cải thiện. Kết quả như sau:

- Về nhận thức của đội ngũ CBQL và GV đối với việc quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học: mức độ quan tâm chưa cao, chưa tương quan với việc xác định quản lí HĐGDMT là rất cần thiết. Điều đó cho thấy cần phải có biện pháp tác động để đội ngũ CBQL và GV quan tâm nhiều hơn đối với HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.

- Về quản lí mục tiêu cho HS ở trường tiểu học: qua khảo sát cho thấy mặc dù Hiệu trưởng đã tổ chức xác định rõ mục tiêu GDMT thông qua 2 hình thức, song việc thực hiện đạt kết quả chưa cao. Việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt mục tiêu GDMT cho HS và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu GDMT cho HS chưa được Hiệu trưởng quan tâm đúng mức.

- Về quản lí nội dung GDMT cho HS ở trường tiểu học: qua khảo sát cho thấy nội dung GDMT còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tế môi trường hiện nay; tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy, giáo dục môi trường còn hạn chế, nhất là các tài liệu môi trường chưa mang tính thời sự, thực tiễn của địa phương, quốc gia và thế giới. Vì vậy, cần có biện pháp nhằm điều chỉnh, bổ sung những bất cập về nội dung GDMT hiện nay.

- Về quản lí hình thức, phương pháp GDMT cho HS ở các trường tiểu học: Việc tổ chức lấy ý kiến HĐSP về các hình thức và nhóm phương pháp chưa được thực hiện, nhà trường chưa quan tâm đến hình thức và phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL. Trên thực tế, GDMT nếu được tổ chức theo hình thức trải nghiệm với các nhóm phương pháp nêu gương, thực địa sẽ giúp HS nắm bắt nhanh hơn, sâu hơn về các vấn đề môi trường mà các em được trực tiếp tham gia. Vì vậy, trong công tác quản lí, hiệu trưởng cần quan tâm hơn đến việc lựa chọn hình thức và phương pháp GDMT cho HS thông qua HĐGDNGLL.

- Về quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu


học: nhà trường chưa xây dựng kế hoạch GDMT độc lập; việc kiểm tra đánh giá chủ yếu được thực hiện thông qua lồng ghép vào các môn học liên quan; sau mỗi đợt kiểm tra, nhà trường chưa tổ chức sơ kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể trong việc thực hiện kế hoạch HĐGDMT. Vì vậy, để quản lí công tác kiểm tra, đánh giá đạt kết quả thì cần có biện pháp can thiệp cụ thể như xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐGDMT, xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; quan tâm đến công tác sơ tổng kết và khen thưởng.

- Về quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học: sự phân bổ kinh phí cho HĐGDMT còn hạn chế; công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL và GV về GDMT chưa được quan tâm.

- Về quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học: Hiệu trưởng các trường chưa xác định được trách nhiệm cụ thể cho từng LLGD, chưa thực hiện có kết quả việc tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS.

*Nguyên nhân của hạn chế: Trước hết là nhận thức của đội ngũ CBQL, GV đối với HĐGDMT chưa đồng nhất, chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lí nhà trường bị chi phối bởi nhiều hoạt động giáo dục nên thời gian, kinh phí và sư quan tâm đến HĐGDMT chưa đảm bảo; Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đối với HĐGDMT chưa thường xuyên; Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với HĐGDMT chưa được chú trọng đúng mức; Các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDMT còn hạn hẹp. Tất cả những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học.

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí trong đó giữ vai trò then chốt là hiệu trưởng phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lí hoạt động GDMT cho học sinh vừa phát huy những kết quả đã đạt được, vừa tìm cách khắc phục những hạn chế như đã trình bày ở trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung cho HS các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 được trình bày với 2 nội dung chính đó là thực trạng hoạt động giáo dục môi trường và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

Để xác định thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đã tổ chức khảo sát với 300 đối tượng là CBQL, GV, NV tại 8 trường tiểu học, TP Đà Nẵng. Khảo sát được tiến hành với PP điều tra bằng bảng hỏi để thu nhận thông tin định lượng kết hợp với phỏng vấn CBQL cấp Phòng, CBQL nhà trường, GV, HS và lãnh đạo địa phương, PHHS để thu nhận thông tin định tính. Từ kết quả khảo sát, cho thấy HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng đã đạt được những kết quả như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ở từng nội dung quản lí, vẫn còn những hạn chế, bất cập như: quản lí nội dung chưa sát với thực tiễn GDMT tại địa phương, khu vực và quốc tế; quản lí hình thức phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL chưa đem lại hiệu quả; chưa xây dựng kế hoạch và tiêu chí quản lí kiểm tra, đánh giá; chưa tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường; việc phân bổ các nguồn lực cho HĐGDMT còn hạn chế. Kết quả khảo sát thu về trên địa bàn là những điểm mới về thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGTMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN, là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TP Đà Nẵng trong Chương 3.


Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI TP ĐÀ NẴNG‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn quản lí HĐGDMT cho HS, để nâng cao hiệu quả của GDMT, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng trên nguyên tắc hướng đến mục tiêu về GDMT của cấp học, tác động tích cực lên toàn bộ quá trình quản lí HĐGDMT. Các biện pháp phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lí HĐGDMT cho HS, đồng thời các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, có khả năng áp dụng vào quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng.

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lí HĐGDMT được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, được thể hiện trong mục tiêu giáo dục tổng thể, mục tiêu giáo dục các môn học cụ thể và mục tiêu của HĐGDMT trong trường tiểu học. Mục tiêu giáo dục cấp tiểu học được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Giáo dục như sau: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản”. Chính vì thế, các biện pháp quản lí giáo dục cần phải tập trung giáo dục tất cả các mặt nhân cách của HS.

Các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS được xây dựng cần đảm bảo các mục đích sau: truyền thụ tri thức về GDMT cho HS, xây dựng ở HS thái độ, hành vi và kĩ năng ứng xử với môi trường, từ đó hình thành thói quen tích cực và chủ động ứng xử trước các vấn đề, các tình huống về môi trường mà các em bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động GDMT trước hết là một hoạt động giáo dục trong nhà trường, nó mang tính hệ thống, bởi nó chỉ được hình thành khi đảm bảo các yếu tố, các điều kiện cấu thành. Khi xây dựng các biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS cần tác động đến trình độ bảo vệ

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024