Thực Trạng Quản Lí Kiểm Tra, Đánh Giá Hđgdmt Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Tại Thành Phố Đà Nẵng


hình thức, phương pháp GDMT của GV thông qua soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, việc tổ chức các HĐGDNGLL được đánh giá kết quả thực hiện ở mức Khá với mức điểm TB từ 3,24. Riêng nội dung Xác định và xây dựng các phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL được xác định là không thực hiện với mức điểm đánh giá TB = 1,55 thì kết quả thực hiện tương ứng là chưa đạt với mức điểm TB = 1,53.

Cũng qua bảng kết quả, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự khác biệt với Sig < 0,05. Nội dung 1,2,4 và 5 không có sự khác biệt giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Nội dung 3 thì có sự khác biệt rõ rệt với mức độ thực hiện là ít thường xuyên nhưng kết quả thực hiện là Khá.

Qua phỏng vấn CBQLPGD 1 cho biết “Hầu hết các trường đều quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, trong đó có HĐGDMT. Tuy nhiên, như trên đã nói, do GDMT không phải là môn độc lập nên việc tập huấn, bồi dưỡng cũng như kiểm tra đánh giá sẽ không được các trường thực hiện thường xuyên, liên tục như các môn học chính khóa trong nhà trường”. CBQLPGD 2 cũng đồng ý với CBQLPGD 1 và cho biết thêm “để việc tập huấn, bồi dưỡng này thực sự có hiệu quả thì các cấp lãnh đạo Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT cần cho biên soạn lại nội dung GDMT mới, trên cơ sở đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL và giáo viên”.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, họ cho biết: “Ban giám hiệu thường xuyên yêu cầu GV xác định các hình thức, phương pháp GDMT phù hợp với từng nội dung, từng hoạt động. Và nhà trường cũng đã tổ chức các buổi tập huấn cho GV nắm vững hình thức, phương pháp GDMT cho HS. Mặc dù việc tập huấn không được thực hiện thường xuyên nhưng đem lại hiệu quả cao nhất”.

Qua phỏng vấn GV, tất cả đều cho biết: BGH luôn yêu cầu GV phải xác định cụ thể hình thức, phương pháp GDMT cho HS và tổ chức kiểm tra nội dung này thông qua việc dự giờ, kiểm tra giáo án. Tuy nhiên hiệu quả không cao vì thực tế hình thức, phương pháp GDMT không thể tách rời với hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, nhất là khi GDMT được dạy lồng ghép, tích hợp qua các tiết học, bài học. GV 3,4,5 cho biết thêm: Họ còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức


và phương pháp GDMT cho HS và mong muốn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về PP, hình thức GDMT do các cấp tổ chức.

2.4.6. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí kiểm tra, đánh giá GDMT cho HS ở trường tiểu học


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí kiểm tra, đánh giá

2,76

3,22

,000

1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra

2,19

3,19

,001

2

Phổ biến, công khai kế hoạch kiểm tra

3,21

3,20

,070

3

Xây dựng tiêu chí đánh giá GDMT và

phổ biến trong HĐSP

2,05

3,11

,001

4

Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất

thông qua dự giờ, thăm lớp

3,18

3,22

,056

5

Thực hiện kiểm tra định kì, đột xuất

thông qua kiểm tra hồ sơ sổ sách

3,13

3,15

,075


6

Kiểm tra thông qua việc tổ chức các hoạt

động về GDMT dưới hình thức ngoại khóa, HDGDNGLL

3,06

3,05

,083


7

Tổ chức nhận xét, tổng kết khen thưởng

cá nhân, tập thể có thành tích tốt, và rút kinh nghiệm

2,10

3,16

,041

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 16

Bảng 2.18 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ thực hiện Phổ biến, công khai kế hoạch kiểm tra; Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất thông qua dự giờ, thăm lớp; Thực hiện kiểm tra định kì, đột xuất thông qua kiểm tra hồ sơ sổ sách;


Kiểm tra thông qua việc tổ chức các HDGDMT dưới hình thức ngoại khóa, HĐGDNGLL là thường xuyên với mức điểm TB từ 3,06 – 3,21. Điều này cho thấy, nhà trường đã quan tâm đến quản lí công tác kiểm tra đánh giá. Tuy vậy, việc kiểm tra, đánh giá chưa tạo thành động lực thúc đẩy bởi nhà trường chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐGDMT thường xuyên; chưa thường xuyên tổ chức nhận xét, tổng kết khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra; Xây dựng tiêu chí đánh giá GDMT và phổ biến trong HĐSP chưa thực hiện chưa thường xuyên với mức điểm TB từ 2,05 – 2,19.

- Về kết quả thực hiện: Tất cả các nội dung của quản lí kiểm tra, đánh giá đều được đánh giá đạt kết quả thực hiện ở mức Khá.

Cũng theo bảng khảo sát, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự khác biệt. Đối với nội dung Xây dựng kế hoạch kiểm tra tuy chưa được thực hiện thường xuyên nhưng kết quả thực hiện đạt mức Khá. Các nội dung 2, 3, 4, 5 được đánh giá kết quả thực hiện là Khá (tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên). Các nội dung còn lại (1, 3, 7) có kết quả thực hiện ở mức Khá mặc dù mức độ thực hiện là Chưa thường xuyên. Điều đó có nghĩa dù ít thực hiện nhưng có đem lại hiệu quả. Vì thế, Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn, thực hiện thường xuyên hơn các nội dung 1, 3, 7 thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT trong nhà trường.

Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQLPGD, cả 2 đều có chung một nhận xét như sau: Nhà trường có xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐGDMT và kế hoạch này được nằm trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường theo học kì, năm học. Ban giám hiệu thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính định tính, chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể trong đánh giá nội dung GDMT; việc kiểm tra diễn ra chưa thường xuyên, chưa liên tục và thường chỉ tập trung đánh giá kiến thức, chưa chú trọng đến đánh giá hành vi, kĩ năng.

Qua phỏng vấn CBQL và GV, tất cả đều cho rằng: Nhà trường quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, triển khai


trong HĐSP, tiến hành kiểm tra định kì, đột xuất và sau mỗi lần kiểm tra đều có nhận xét, góp ý cho cá nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ dừng lại với HĐGDMT thông qua tiết dạy trên lớp, chưa kiểm tra HDGDMT được tổ chức ngoài giờ lên lớp. Mặt khác, nhà trường cũng chưa quan tâm đến khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích trong việc thực hiện HĐGDMT cho HS tại nhà trường.

2.4.7. Thực trạng quản lí các điều kiện HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí điều kiện HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 2.19.

Bảng 2.19. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí các điều kiện GDMT cho HS ở trường tiểu học


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí các điều kiện

2,80

3,03

,010

1

Quan tâm đến việc phân công, sử dụng

con người phù hợp với năng lực.

3,12

3,19

,029

2

Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ

2,23

3,03

,066

3

Phân bố thời gian dành cho HĐGDMT

3,04

3,10

,047

4

Phân bố kinh phí dành cho HĐGDMT

2,37

2,96

,258

5

Hỗ trợ csvc, thiết bị và đồ dùng dạy học

cho HĐGDMT

3,07

3,11

,131

Hoạt động GDMT muốn đạt kết quả mong đợi cần có các điều kiện hỗ trợ. Qua kết quả điều tra bảng 2.19 cho thấy, công tác quản lí các điều kiện cho HD GDMT tại các trường TH chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó thể hiện cụ thể trên kết quả thu về từ khảo sát:

- Về mức độ thực hiện: các đối tượng khảo sát đánh giá việc HT quan tâm đến phân công, sử dụng con người phù hợp với năng lực; Hỗ trợ CSVC, thiết bị và đồ


dùng dạy học cho HĐGDMT; Phân bố kinh phí dành cho HĐGDMT được nhà trường thực hiện thường xuyên, với mức điểm TB từ 3,03 – 3,12. Việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ và phân bổ thời gian cho HĐGDMT được đánh giá mức độ thực hiện là Chưa thường xuyên, với mức điểm TB từ 2.23 – 2.37.

- Về kết quả thực hiện: Tất cả 5 nội dung của quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN đều được đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ Khá.

Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự khác biệt với Sig < 0,05. Sự khác biệt thể hiện rõ ở nội dung 2,3,4. Ở nội dung 1, 5, 6 có kết quả thực hiện tương ứng với mức độ thực hiện. Cả 3 nội dung này trùng về thứ hạng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Mức độ thực hiện ở mức thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức Khá. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy giữa việc dành kinh phí cho HĐGDMT ít được quan tâm nhưng mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc hỗ trợ trang thiết bị, hỗ trợ csvc, tài liệu giảng dạy thì được đánh giá tương đối cao. Điều đó đặt ra vấn đề là nhà trường sẵn sàng hỗ trợ cho GV những điều kiện csvc, trang thiết bị hiện có tại nhà trường. Vấn đề mua sắm, cải tạo thêm ngoài hiện trạng có sẵn là khó khăn, hay nói cách khác là ít được quan tâm do nguồn kinh phí hạn hẹp.

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cho rằng cần có các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDMT cho học sinh tiểu học. CBQLPGD 2 cũng nêu ra một số các điều kiện như sau: “CBQL cần nắm vững những chủ trương, chính sách của các cấp về GDMT để từ đó đề ra kế hoạch phù hợp với nhà trường; cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng sân chơi, bãi tập, các khu vườn sinh thái cho HS vui chơi, trải nghiệm; bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động GDMT nhất là các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan để HS có thêm những kĩ năng”.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, tất cả đều cho rằng: việc quản lí các điều kiện phục vụ, hỗ trợ cho HĐGDMT tại các đơn vị trường học còn hạn chế. Điều này do phần kinh phí hoạt động tại các trường TH (không có nguồn học phí). Trong khi đó hoạt động chuyên môn và hoạt động GD khác khá nhiều nên việc cân đối nguồn


kinh phí trong HĐGDMT rất ít. Chính vì thế dẫn đến việc đầu tư CSVC, trang bị tài liệu, ĐDDH và các phương tiện hỗ trợ GDMT không đạt kết quả cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng HĐGDMT cho HS tại trường TH.

Qua phỏng vấn GV, cả 8 GV đều có chung một ý kiến, đó là: Các điều kiện hỗ trợ HĐGDMT trong nhà trường còn nhiều hạn chế về phương tiện, trang thiết bị cũng như nguồn tài liệu tham khảo; việc tập huấn bồi dưỡng không thường xuyên; kinh phí và thời gian dành riêng cho HĐGDMT chưa được quan tâm đúng mức; sân chơi, bãi tập chật hẹp… chính vì thế ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động GDMT cho HS tại nhà trường.

2.4.8. Thực trạng quản lí công tác phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lí công tác phối hợp HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.20. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quản lí công tác phối hợp HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Quản lí công tác phối hợp

2,73

2,78

,091

1

Xây dựng kế hoạch phối hợp trong hoạt

động GDMT.

2,10

2,17

,017

2

Xác định các nội dung cần phối hợp

trong GDMT

3,19

3,23

,231

3

Xác định trách nhiệm của từng LLGD

tham gia GDMT

3,17

3,19

,561

4

Xây dựng cơ chế phối hợp trong GDMT

2,09

2,13

,149

5

Huy động sự tham gia của các LLGD

trong GDMT

3,13

3,21

,029


Bảng 2.20 cho thấy: Qua bảng số liệu trên, cho thấy nhà trường đã có nhận thức khá tốt về xác định đúng ý nghĩa của công tác phối hợp, thực hiện việc huy động các LLGD tham gia vào hoạt động GDMT cho HSTH, tuy nhiên mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở từng nội dung có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể:

- Về mức độ thực hiện: Trong 5 nội dung của quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học được đưa ra khảo sát ở bảng, trong đó có 3 nội dung (2, 3 và 5) được các đối tượng khảo sát xác định là thực hiện ở mức độ thường xuyên với mức điểm TB là 3,13 – 3,19. Với nội dung 1 và 4 mức độ thực hiện là chưa thường xuyên, với mức điểm TB là 2,09.

- Về kết quả thực hiện: nội dung 2 (Xác định các nội dung cần phối hợp trong GDMT), nội dung 3 (Xác định trách nhiệm của từng LLGD tham gia GDMT) và nội dung 5 (Huy động sự tham gia của các LLGD trong GDMT) được đánh giá mức độ thực hiện là Khá, với điểm TB là 3,19 đến 3,23. Nội dung 1 (Xây dựng kế hoạch phối hợp GDMT) và nội dung 4 (Xây dựng cơ chế phối hợp trong HĐGDMT) được đánh giá là Đạt với mức điểm TB từ 2,13 – 2,17.

Cũng qua bảng khảo sát, cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện không có sự khác biệt với Sig = 0,09. Tuy nhiên, từng nội dung quản lí công tác phối hợp có sự chênh lệch. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của nội dung 1, 2 và 4 không có sự khác biệt. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của nội dung 3 và 5 có sự khác biệt. Điều này cho thấy, Hiệu trưởng thường xuyên thực hiện nội dung 3 và 5 tại đơn vị nhà trường, song kết quả thực hiện không tương xứng.

Qua phỏng vấn CBQL nhà trường và CBQL PGD, tất cả đều có chung một ý kiến: để quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, hầu hết các trường đều có huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, nhưng kết quả chưa cao. CBQL 1 và 4 nói thêm: Nhà trường có quan tâm đến việc huy động các LLDG trong công tác phối hợp GDMT, xác định được trách nhiệm của Nhà trường – Gia đình trong phối hợp. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch chưa được quan tâm nên ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí HĐGDMT nói riêng và hoạt động quản lí nhà trường nói chung.


Trao đổi với CBQL phòng Tài nguyên Môi trường và lãnh đạo doanh nghiệp, tất cả đều cho rằng để GDMT cho HS đạt được mục tiêu đề ra cần có sự phối hợp giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường. CBQLPTNMT 1 cho biết “Cần xác định việc truyền thụ kiến thức về GDMT, hình thành thái độ, thói quen và rèn luyện kĩ năng đối với các vấn đề về môi trường không chỉ gói gọn trong phạm vi trường học, với các LLGD trong nhà trường mà cần có sự tham gia của gia đình, địa phương, các tổ chức xã hội. Trong đó, cần xác định vai trò của gia đình, của bố mẹ là rất quan trọng, góp phần cùng với nhà trường và xã hội hình thành nhân cách cho HS; vai trò của các doanh nghiệp làm công tác quản lí nhà trường về môi trường, phòng Tài nguyên môi trường và các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì sự phát triển bền vững là cần thiết trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường về nội dung tuyên truyền, kinh phí tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động trải nghiệm tại các nhà máy, các khu rừng…cũng như phối hợp trong việc tổ chức thu gom rác thải, xử lí vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà trường. Từ đó, họ khẳng định cần quan tâm đến công tác phối hợp các LLGD để công tác GDMT cho HS đạt hiệu quả cao hơn”.

Qua phỏng vấn GV, họ cũng khẳng định nhà trường có quan tâm đến công tác phối hợp với LLGD ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục, trong đó có HĐGDMT. Trên thực tế, nhà trường cũng nhận được sự hỗ trợ từ PHHS, chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS tại nhà trường. Tuy nhiên, theo họ, việc phối hợp này chưa thường xuyên, mang tính sự vụ, sự việc nên hiệu quả mang lại chưa cao. GV 2 cho biết thêm: “Việc chưa tận dụng hết các nguồn lực bên ngoài nhà trường cho HĐGD nói chung và HĐGDMT cho HS nói riêng là một thiệt thòi cho nhà trường, cho HS”.

2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

Công tác quản lí muốn đạt được kết quả thì ngoài việc xác định đúng nội dung quản lí và chức năng quản lí, nhà quản lí còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu xác định được mức độ ảnh hưởng, tác động của từng yếu tố đến hiệu quả quản lí sẽ giúp nhà quản lí chỉ đạo, điều hành đạt mục tiêu đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024