Đổi Mới Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Trong Nhà Trường Thpt

kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng PTNL học sinh.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn cần được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trường, đơn vị.Trên cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể, ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo các tổ trưởng tổ chuyên môn về kế hoạch và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường.

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, cùng xây dựng kế hoạch chuyên môn triển khai trên lớp/nhóm học sinh và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học có sự tham dự của thành viên tổ nhằm cùng nhau xem xét điểm mạnh và điểm yếu của việc triển khai kế hoạch dạy trên từ đó rút kinh nghiệm chung cũng như đề xuất biện pháp khắc phục.

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tập trung vào các chuyên đề xây dựng, thiết kế và tổ chức các hoạt động câu lạc bộ theo hướng phát triển năng lực thể thao, kỹ năng vận động và hát triển cho học sinh. Cần tập trung vào những vấn đề GV còn gặp khó khăn hiện nay như: Vấn đề sử dụng hợp lý sách giáo khoa trong dạy học, vấn đề cải tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, xây dựng và dạy học các chủ đề liên môn, cải tiến, làm đồ dùng dạy học, KTĐG học sinh, ứng dụng CNTT vào dạy học, viết SKKN...

Sinh hoạt chuyên môn về xây dựng và thiết kế nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh. Tập trung theo hướng tổ chức các hình thức hoạt động câu lạc bộ thẻ thao học sinh yêu thích, hình thức tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể và lao động công ích,… Đồng thời tổ chức trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên trong cùng tổ chuyên môn về kinh nghiệm thiết kế và tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn là một phần của nội dung nhiệm vụ và kế hoạch chung của đơn vị được đưa vào hằng năm. Có quy định cụ thể của nhà trường về tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhóm giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp/khối lớp. Trên thực tế giáo dục thể chất cho học sinh không chỉ thực hiện thông qua

dạy môn Thể dục, giáo dục thể chất được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trong nhà trường phong phú, khoa học như: thời khóa biểu, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động lao động, thể dục thể thao và hoạt động vui chơi giải trí,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị liên tịch, xác định yêu cầu, mục đích của việc phân công nhiệm vụ cho GV trong năm học, định hướng những ưu tiên nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực. Giao cho các TTCM trực tiếp chỉ đạo việc phân công giảng dạy, chủ nhiệm, các HĐGD NGLL và HĐHN thông qua tổ phó và các nhóm trưởng bộ môn đề xuất và thông qua ý kiến với GVBM. Trên cơ sở đề xuất của TCM, Hiệu trưởng họp ban lãnh đạo và các TTCM để ra quyết định cuối cùng việc phân công nhiệm vụ cho GV theo mục tiêu chung của nhà trường và mục tiêu dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

Hiệu trưởng cần tổ chức tập huấn cho các TTCM ngay từ đầu năm học về các nội dung sau:

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 12

+ Công tác xây dựng kế hoạch; tạo điều kiện cho họ đóng góp ý kiến và hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường nói chung và nhiệm vụ dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực nói riêng, trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường, sẽ làm cơ sở cho việc chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch cá nhân, đồng thời làm cơ sở để các TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ bộ môn theo định hướng phát triển năng lực.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là đánh GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

+ Các nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ, công tác kiểm tra nội bộ tổ.

Hiệu trưởng tiến hành giao ban thường xuyên hàng tuần có sự tham gia của các TTCM, trên cơ sở giao ban Hiệu trưởng nắm bắt thông tin về hoạt động của TCM dạy môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực và các hoạt động chuyên môn khác của nhà trường, qua đó có các chỉ đạo kịp thời và thống nhất để các TTCM trực tiếp chỉ đạo hoạt động của TCM thực hiện theo kế hoạch và có những điều chỉnh kế hoạch HĐCM phù hợp với hoạt động phát triển năng lực cho học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo đảm bảo cho tất cả GV có cơ hội tham gia vào quá trình SHCM dựa trên NCBH, dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS, tạo cho họ

được nâng cao năng lực chuyên môn kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau. dự giờ. Điều này sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đảm bảo cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ, Sở GD & ĐT đến các phó hiệu trưởng, các TTCM, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện.

Sắp xếp thời gian để thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đầu năm cho đội ngũ TTCM và GV trong toàn trường.

Giáo viên hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn. Tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH, phân tích hoạt động học của HS và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện đổi mới SHCM.

Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.

Hỗ trợ, cải thiện môi trường làm việc, tạo môi trường làm việc hợp lý. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đúng người, đúng lúc.

3.2.4. Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường THPT

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất dưới các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng thu hút người học tích cực tham gia và tham gia hiệu quả tích cực để qua đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, phát triển năng lực thể chất cho học sinh (nhận thức và có kỹ năng thể dục thể thao khỏe mạnh, thái độ đúng đối với hoạt động giáo dục thể chất).

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới hình thức giáo dục thể chất thông qua dạy học môn thể dục. Dạy học môn thể dục không cứng nhắc buộc mọi học sinh phải đạt cùng một thành tích đối với một lĩnh vực thể thao mà các em không có lợi thế. Chỉ thiết kế mục tiêu năng lực, nhận thức cơ bản để giúp người học đạt đến không nhất thiết yêu cầu tất cả các em

đạt một mức thành tích. Điều chính là các em có kỹ năng, nhận thức về vai trò của việc rèn luyện thể lực là cần thiết trong cuộc sống của các em. Có thể thông qua các hình thức hoạt động thể lực khác để các em được phát triển năng lực và phẩm chất vận động cá nhân.

Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ học sinh yêu thích các môn thể thao. Tham gia các câu lạc bộ này người học được rèn luyện kỹ năng vận động, phẩm chất vận động gắn với việc luyện tập môn thể thao các em yêu thích đồng thời phát triển thể lực mạnh khỏe cho các em.

Tổ chức các hoạt động tập thể như: Hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động tập thể định kỳ/tuần học nhằm giúp học sinh được rèn luyện các phẩm chất vận động cần thiết.

Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao mang tính chất tập thể định kỳ, khuyến khích và khích lệ người học tham gia thông qua việc triển khai đồng bộ các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Có cơ chế, khích lệ và khuyến khích người học tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác giữa các HS. Khai thác tiềm năng trí tuệ của tập thể HS biến tập thể học sinh thành môi trường học tập thuận lợi trong đó học sinh vừa hợp tác vừa tranh đua vừa tự khẳng định mình.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng yêu cầu và hướng dẫn các tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất phương pháp dạy các tiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhất là các bài hay, bài khó của môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, cơ sở vật chất và nhất là kinh phí) để các tổ, nhóm tổ chức các chuyên đề, SHNK, mời các chuyên gia, giáo viên cùng bộ môn ở trường khác đến giảng dạy và trao đổi, truyền đạt, rút kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng cách đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

Hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ tư duy và hoàn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của HS.

Yêu cầu giáo viên dạy môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần chuẩn bị tốt cho từng tiết dạy, từng bài dạy; cần phối hợp có hiệu quả các

phương pháp dạy học. Luôn quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của học sinh. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật - nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy.

Hiệu trưởng quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên dạy môn GDTC, tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, KTĐG. Tổ chức cho giáo viên tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các trường điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

Hiệu trưởng chỉ đạo tốt các đợt Hội giảng - Hội học, bồi dưỡng giáo viên dạy GDTC tham gia hội thi GV giỏi cấp tỉnh. Coi đây là trọng tâm để cùng xây dựng, thực hiện việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có động viên, khen thưởng những giáo viên có thành tích trong đổi mới PPDH kịp thời.

Động viên, khuyến khích các thành viên các tổ chuyên môn GDTC tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới, thực hiện và áp dụng các sáng kiến về giảng dạy, tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá mang tính đặc trưng bộ môn.

Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên xây dựng cho học sinh phương pháp học và tự học một cách tích cực, hiệu quả:

- Tổ chức cho học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập, cung cấp cho các em những kinh nghiệm tự học, nhân rộng điểm hình tiên tiến, kích thích phong trào hăng say tự học, tự rèn luyện sức khỏe của người học theo định hướng phát triển năng lực.

- Giáo viên GDTC cần tăng cường tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho học sinh tích cực động não, suy nghĩ trong giờ học. Tổ chức tốt học tập chính khóa kết hợp với ngoại khoá, có thể vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn, so sánh phát triển năng lực tư duy, học đi lý thuyết trên lớp đi đôi với thực hành ngoài sân bãi.

- Quan tâm hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là một trong những biện pháp đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo cho học sinh thói quen xây dựng cách tự học, tự rèn, chuẩn bị cho giờ học ở trường; giúp học sinh mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động giáo dục ở giờ học trên lớp.

- Từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp học tập trung, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của mỗi học sinh. Điều này sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng trước hết làm công tác tuyên truyền cho mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ yêu cầu phải đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh, kiến thức sâu rộng, có nghệ thuật sư phạm và nắm chắc yêu cầu đổi mới.

Giáo viên GDTC được đào tạo bài bản, toàn diện để vừa có kiến thức sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống sư phạm, có khả năng cảm hóa HS, biết định hướng phát triển năng lực toàn diện cho HS theo mục tiêu giáo dục.

Học sinh tích cực, tự giác học tập, có đủ sách, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. Đây là yếu tố then chốt để đem lại kết quả cao cho hoạt động dạy học môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp nhằm hoàn thiện cách thức đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh, đồng thời phát hiện năng lực cũng như xu hướng phát triển năng lực của người học để có biện pháp hỗ trợ học sinh phát triển năng lực thể chất phù hợp.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

* Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá, cách thức kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDTC cho học sinh.

- Đánh giá việc thực hiện nội dung, KHGD của các tổ bộ môn, giáo viên.

- Đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường như:

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ giáo viên và CBQL nhà trường.

+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học…

* Đổi mới về nội dung đánh giá. Đánh giá không chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng của học sinh. Việc đánh giá trong quản lý tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh còn bao gồm cả việc đánh giá về hứng thú thái độ của học sinh khi tham gia vào loại hình hoạt động này, những tác động trực tiếp và gián tiếp như (tính tập thể, tạo cảm xúc tốt tốt đẹp cho các em về bạn bè và mái trường mà các em được học tập rèn luyện,…), điều này ảnh hưởng gì đến sự cố gắng và quyết tâm của các em trong quá trình phấn đấu cho tương lai của các em.

Đánh giá được xu hướng tham gia và hưởng ứng các hoạt động giáo dục thẻ chất hiện hành được tổ chức trong phạm vi nhà trường

Đánh giá được mức độ và tác dụng của từng hoạt động đối với quá trình rèn luyện và học tập của các em.

- Qua kiểm tra đánh giá, giúp cho việc động viên, khen thưởng kịp thời những GV dạy môn GDTC có thành tích cao trong giảng dạy, HS có thành tích cao trong học tập nhằm thúc đẩy việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh, hạn chế được những lệch lạc, thiếu sót, khẳng định thương hiệu của nhà trường.

Đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần tập chung vào các hướng sau:

- Đánh giá thường xuyên, đánh giá theo từng chủ đề, để thu được thông tin phản hồi giúp điều chỉnh kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực học sinh.

- Đánh giá học sinh diễn ra trong suốt quá trình dạy học thông qua các đơn vị kiến thức, quan sát, hay cách trả lời câu hỏi mà GV đưa ra,… xem đánh giá như một PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đánh giá thành tích học tập của HS theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của môn học, hoạt động giáo dục GDTC theo định hướng phát triển năng lực HS ở mỗi lớp và sau cấp học phải:

+ Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng (theo hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, từng hoạt động giáo dục, từng lớp; yêu cầu cơ bản đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo hướng tiếp cận năng lực) của HS theo cấp học.

+ Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra môn GDTC.

- Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra coi, chấm và nhận xét HS trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS trong môn GDTC.

- Sau hoạt động kiểm tra đánh giá môn học GDTC là tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật; Kỉ luật, khen thưởng phải công khai, minh bạch, khách quan có giá trị với cá nhân, tập thể và phải được thông báo rộng rãi cho mọi học sinh, PHHS biết và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định theo định hướng phát triển năng lực, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, từ đó mỗi CBQL, GV thực hiện một cách tự giác, chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các quy định cụ thể về KTĐG với sự thống nhất cao của tập thể sư phạm, trong đó cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV và HS chủ động trong KTĐG, GV dạy học môn GDTC có thể sử dụng nhiều phương pháp ĐG khác nhau hướng đến mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người người học.

- Hiệu trưởng phải gương mẫu đi đầu và kiên trì tổ chức hướng dẫn GV dạy môn GDTC thực hiện đổi mới KTĐG. Đánh giá sát, đúng trình độ, năng lực sư phạm và sự phù hợp về PPDH theo định hướng phát triển năng lực, KTĐG của từng giáo viên GDTC, từ đó kịp thời động viên, khen thưởng GV, HS có thành tích trong giảng dạy và học tập.

- Hiệu trưởng đầu tư kinh phí, chăm lo các điều kiện, phương tiện cho hoạt động đổi mới KTĐG, sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính cho hoạt động dạy học nói chung, KTĐG môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022