Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phong Trào Chống, Phá Ấp Chiến Lược Ở Miền Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước

quy mô hơn và thâm độc hơn. Nếu Dinh điền chỉ tập trung những người kháng chiến cũ, những người miền Bắc di cư vào hệ thống khu tập trung ở nơi hẻo lánh, vùng rừng núi xa xôi; Khu trù mật chủ yếu tập trung dân vào những vùng có vị trí chiến lược quan trọng ở đồng bằng, cạnh các trục đường giao thông, căn cứ quân sự để dễ kiểm soát và ngăn chặn sự nổi dậy của quần chúng; Ấp chiến lược thì nặng về quân sự, được tiến hành xây dựng rộng rãi trên khắp miền Nam để dồn tất cả những người nông dân miền Nam vào các trại tập trung được lập ra trong mỗi thôn, ấp và gắn với văn hóa làng xã cổ truyền, từ vùng núi đến các vùng nông thôn đồng bằng, xung quanh các đô thị, thậm chí ở cả một số vùng thuộc trung tâm đầu não của chính quyền VNCH. Mỗi ACL thực sự là một “pháo đài quân sự”, bao bọc xung quanh là ba lớp hàng rào tre và hệ thống dây kẽm gai. Giữa hai hàng rào là hào rộng 2 mét, sâu 1 mét 50 có cắm chông và gài mìn. Muốn vào trong ấp phải vượt qua ba hàng rào và hai hào sâu. Bốn góc ACL có bốt gác, tối đến các cửa ra vào đều đóng kín. Các ACL xung yếu đều có đồn lính đóng bên cạnh. Mỗi ACL đều có Ban trị sự, đứng đầu là ấp trưởng, ấp phó.

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Namthì ấp chiến lược thực chất là:

Khu dồn dân ở nông thôn miền Nam do Mỹ và chính quyền Sài Gòn lập ra từ năm 1961, nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng, “tát nước bắt cá” để thực hiện chính sách bình định của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ấp chiến lược mang tính chất cứ điểm phòng vệ của chính quyền Sài Gòn chống phong trào nổi dậy và chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt”. Ấp chiến lược được xây dựng theo những tiêu chuẩn thống nhất: xếp các hộ thành từng nhóm có trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ lẫn nhau (ngũ gia liên bảo); tổ chức thanh niên vũ trang bảo vệ ấp; mọi sinh hoạt đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt; bên ngoài có hàng rào bao quanh, cổng ra vào được canh gác ngày đêm, có hầm hào chiến đấu để chống các cuộc tấn công của du kích; quản lý bằng biện pháp tổng hợp: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là hàng đầu. Mỹ - Diệm coi chương trình xây dựng ấp chiến lược là quốc sách, là xương sống của chiến tranh đặc biệt [51, tr.15].

Theo quan điểm và cách nhìn nhận của các chiến lược gia Mỹ, trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thì việc dồn dân lập ACL được coi là biện pháp chiến lược cơ bản nhất, là mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm kiểm soát vùng nông thôn rộng lớn, phá hoại hậu phương, căn cứ địa và tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Do đó, Mỹ và chính quyền VNCH muốn giành những ưu tiên cho việc tổ chức ACL ở nông thôn. Chính Ngô Đình Diệm đã khẳng định: “Nông thôn, nông dân là vấn đề căn bản của quốc gia, xã ấp còn, quốc gia còn, xã ấp mất, quốc gia mất” [27, tr.46]. Trong công văn số 07682- BNV/CTI8M ngày 15 – 12 – 1961 của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa chỉ rõ: “Danh từ Ấp chiến lược bao gồm nhiều phương diện: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Người dân ở ấp chống sự chia rẽ, chống sự chậm tiến, chống cộng sản, hấp thu nền văn minh mới. Vai trò của Ấp chiến lược là làm thế nào cho người dân ý thức được sự tự bảo vệ lấy họ và thống nhất ý chí kiến quốc” [49].

Ngày 03 – 02 – 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 11 - TTP lập ra “Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược”. Từ tháng 04 – 1962, Mỹ và chính quyền VNCH thống nhất đưa chương trình ACL lên tầm “quốc sách”, là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cần phải được thực hiện trên toàn miền Nam, có vai trò tạo cơ sở, nền tảng cho sự củng cố, phát triển của chính quyền và quân đội VNCH để chống lại hoạt động chiến tranh du kích của quân và dân miền Nam. Ngày 19 – 04 – 1962, Quốc hội VNCH thông qua Quyết nghị số 1214 - CT/LP Tán trợ Quốc sách Ấp chiến lược và Ủng hộ toàn diện sách lược Ấp chiến lược. Từ đó “chương trình ấp chiến lược” được nhanh chóng triển khai trên khắp miền Nam. Mỹ và chính quyền VNCH chọn Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ) và Vĩnh Long (Tây Nam Bộ), làm nơi thí điểm thực hiện chương trình ACL để từ đó nhân rộng ra toàn miền Nam. Đối với Quảng Ngãi, cố vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo xây dựng ACL và chính quyền VNCH chọn ấp Kim Sa (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) làm nơi thí điểm lập “ấp chiến lược kiểu mẫu” để từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ.

Sau sự kiện nhóm tướng lĩnh trong quân đội VNCH, đứng đầu là tướng Dương Văn Minh làm cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm (01 – 11 – 1963), ấp chiến lược không còn là “quốc sách” nhưng vẫn có vai

trò quan trọng trong các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và chính quyền VNCH với tên mới là ấp tân sinh.

Ấp tân sinh thực chất là:

“Bộ phận ưu tiên hàng đầu trong chính sách “bình định” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (trong những năm cuối của “Chiến tranh đặc biệt”), mục đích vẫn như ấp chiến lược nhưng biện pháp mị dân xảo quyệt hơn với hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt kiểu ấp chiến lược được thay thế bằng tổ chức tuần tra bên ngoài của lực lượng vũ trang” [51, tr.15].

Như vậy, ấp chiến lược (hay ấp tân sinh) đều là một bộ phận quan trọng trong chính sách bình định nông thôn của Mỹ và chính quyền VNCH, đều được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Trong giai đoạn Mỹ thực hiện kế hoạch Staley - Taylor (1961 – 1963), “quốc sách ấp chiến lược” được xem là một biện pháp tổng lực trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự đến xã hội, tâm lý, gián điệp nhằm mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở hạ tầng, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Để chủ động đối phó với âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc gom dân vào ACL, quân và dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống và phá ACL với quyết tâm “Một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch. Phong trào chống, phá ACL ở mỗi vùng, miền tuy có khác nhau về quy mô, diễn biến nhưng đều hướng đến mục tiêu là góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng vùng, miền mà phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam diễn ra ở nhiều nơi với nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh đa dạng, phong phú.

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ phận của phong trào chống, phá ACL trên toàn miền Nam, góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chỉ thị của TW Đảng, TW Cục miền

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 3

Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã trực tiếp lãnh đạo quân dân địa phương phát động phong trào chống, phá ACL trên quy mô rộng khắp, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có những nét tương đồng với phong trào chống, phá ACL ở các vùng miền khác trên toàn miền Nam, đồng thời cũng có những nét riêng mang tính đặc thù. Bởi vậy mà lâu nay, mảng đề tài này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu thuộc các nhóm sau:

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

* Trong nước

Có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ít nhiều đều có đề cập đến phong trào chống, phá ACL, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Công trình này đã trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến của Đảng, trong đó có chủ trương, biện pháp để chống lại âm mưu, thủ đoạn dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 1965. Công trình cũng đã làm rõ một số vấn đề cơ bản của phong trào chống, phá ACL, đánh giá vai trò, ý nghĩa của phong trào:

“Ở miền Nam, chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng trên cả ba vùng chiến lược, các hình thức vũ trang, đấu tranh chính trị, ba mũi giáp công trên các chiến trường cũng phát triển mạnh làm cho quốc sách ấp chiến lược bị phá sản, các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” giảm hiệu lực. Chiến lược tiến công tổng hợp của nhân dân miền Nam đã phát huy hiệu lực rất lớn trong việc chống phá “quốc sách” ấp chiến lược” [9, tr.55].

Năm 2015, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho ra mắt bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gồm 9 tập (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015) trong đó có Tập 3 trình bày chi tiết âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”; quá trình đấu tranh của quân dân miền Nam, trong đó có phong trào chống, phá ACL. Trong công trình này, bên cạnh việc tái hiện một số chiến thắng quan trọng của quân và dân miền Nam như Ấp Bắc (1963), An Lão, Dương Liễu – Đèo Nhông (1964), Ba Gia (1965),…các tác giả đã phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và rút ra những bài học kinh nghiệm giúp người đọc có thể tiếp cận một cách rõ nhất về phong trào chống, phá ACL ở miền Nam. Công trình đã có những phân tích sâu sắc sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra đường lối, phương pháp cách mạng sáng tạo, xử lý các tình huống một cách kịp thời, nhạy bén cùng với việc chuẩn bị lực lượng chủ động, tích cực, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận với phương châm “bốn bám” trong phong trào chống, phá ACL ở miền Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng [52].

Cuốn Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam: Sự lựa chọn lịch sử (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015) do Nguyễn Thị Việt Nga biên soạn đã trình bày rõ nét bối cảnh lịch sử khi Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”; chủ trương của Thường vụ TW Cục miền Nam và Khu ủy V, Khu ủy VI trong việc tích cực phát động phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Thắng lợi của phong trào đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [85].

Về sự lãnh đạo của Đảng, Khu ủy V trong phong trào chống, phá ACL có thể kể đến công trình Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước (Tập 1) do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2011. Bộ sách này đã tập hợp và hệ thống lại các văn kiện để bạn đọc có thể thấy được diễn biến của chiến tranh qua từng giai đoạn, thấy được Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã có những nhận định, chủ trương và đề ra những quyết định sáng suốt đối với phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng [60].

Về sự lãnh đạo của TW Cục miền Nam, Khu ủy VI trong phong trào chống, phá ACL của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể kể đến công trình Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu (được in lại trong Tổng tập Trần Văn Giàu (2006), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Công trình này đã dành một phần nói về một số vấn đề liên quan đến ACL, đường lối chỉ đạo của TW Cục miền Nam, phương cách quân dân miền Nam chống chính quyền và quân đội VNCH càn quét, dồn dân, lập ACL. Công trình cho thấy:

“Đấu tranh chống phá ấp chiến lược là một cuộc đấu tranh hết sức phức tạp và hết sức gay go, gồm các hình thức quân sự, chính trị và binh vận. Đồng bào miền Nam tổng hợp các hình thức đó lại trong khái niệm “ba mũi giáp công” … Một điều đáng chú ý là phong trào chống gom dân, phá ấp chiến lược tuy quyết liệt, thường là đẫm máu nhưng không phải vì thế mà huy động ít người hơn trước; trái lại, phong trào đã đoàn kết được rộng rãi hơn trước, chẳng những huy động được nông dân mà còn lôi cuốn được cả những người thuộc tầng lớp trên tham gia” [67].

Cuốn Chung một bóng cờ (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái bản năm 2015) do Trần Bạch Đằng chủ biên, đã minh chứng rõ nét về vai trò lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự sáng tạo của phương châm “hai chân, ba mũi”, góp phần tích cực trong việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam. Trong công trình này, có bài viết của Nguyễn Phụng Minh - nguyên Khu ủy viên Khu V, đã khái quát những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Khu V, trong đó có phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) [63].

Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Nam Trung Bộ có đề cập đến phong trào chống, phá ACL có thể kể đến các công trình lịch sử Khu VI (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995). Công trình đã khắc họa rõ nét cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của quân và dân Khu VI trong kháng chiến chống Mỹ. Trong công trình này cũng đã dành một phần nêu bật quá trình đấu tranh chống, phá ACL của quân dân Khu VI. Qua đó khẳng định phong trào đã góp

phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [56].

Về phong trào chống “bình định”, Hà Minh Hồng với công trình Nam Bộ (1945 – 1975) - Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008) đã đưa ra một số nhận xét về những nét nổi bật trong phong trào chống, phá ACL:

“Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, cách đánh thì vô cùng phong phú sáng tạo, một biểu hiện rõ rệt nhất của việc phong trào đã đi vào quần chúng, thật sự là phong trào quần chúng. Chống phá ấp chiến lược ở nông thôn còn kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ở thành thị, phong trào ở đô thị có những cao trào dồn dập diễn ra ngay các sào huyệt của địch, tạo thuận lợi không nhỏ cho nông thôn chống phá ấp chiến lược hiệu quả” [77, tr.57].

Công trình Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn, gồm 4 tập (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015); trong đó Tập 2 do tác giả Nguyễn Huy Thục chủ biên, đã tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến phong trào chống, phá ACL ở miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965, trong đó có các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua công trình này cho thấy tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng có mối quan hệ chặt chẽ về điều kiện, gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phá bình định của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam. Thắng lợi quân sự càng lớn thì đấu tranh chống, phá ACL và thế kìm kẹp của địch ở các địa phương càng thu được nhiều kết quả … và chính từ thực tế chiến đấu cam go, sinh tử đó, phương châm “bốn bám”, phương thức kết hợp “hai chân”, “ba mũi” trong đấu tranh chống bình định, phá ACL, giải phóng dân, giữ vững và mở rộng địa bàn giải phóng được hình thành [53].

Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày khá toàn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965). Trong giai đoạn 1954 – 1965, công trình đã nêu bật một số chủ trương chống phá bình định của Đảng. Phân tích và làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH; đồng thời điểm qua

một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân miền Nam, trong đó có phong trào chống, phá ấp chiến lược (1961 – 1965) [146].

Công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của Hội đồng Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là công trình được biên soạn công phu và tương đối hoàn chỉnh về các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở vùng đất Nam Bộ. Trong công trình này, tập thể tác giả có đề cập đến phong trào chống, phá ACL trên toàn miền Nam với nhiều sự kiện phong phú, trong đó có địa bàn Nam Trung Bộ [72]. Những sự kiện lịch sử trong công trình này là phương tiện tra cứu quan trọng trong việc nghiên cứu phong trào chống, phá ACL ở Nam Trung Bộ. Đây là một công trình quý giá mà tác giả tham khảo cả về sự kiện, nội dung và phương pháp luận khi thực hiện luận án của mình.

Công trình Chiến tranh nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997) của Bộ Quốc phòng, trong đó có chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn Khu V đã phản ánh rõ nét phong trào đấu tranh sôi nổi của quân dân Khu V chống lại âm mưu càn quét, lấn chiếm, dồn dân lập khu dinh điền, khu trù mật, ấp chiến lược, ấp tân sinh của Mỹ và chính quyền VNCH. Nội dung công trình cũng cho thấy lúc đầu phong trào có tính chất tự phát, sau đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của TW Đảng, Đảng bộ các địa phương nên phong trào đã phát triển mạnh mẽ, quyết liệt và trở thành một phong trào đấu tranh rộng khắp trên tất cả các địa bàn trọng điểm của Khu V, giành được nhiều thắng lợi [54].

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ACL có thể kể đến các công trình đang được lưu giữ tại Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Tp. Hồ Chí Minh). Đó là các luận văn khoa học của học viên Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng hòa về ACL như: Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự “Quốc sách ấp chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế Quốc gia” của tác giả Nguyễn Viết Danh (Học viện Quốc gia Hành chánh, 1963) [64] và luận văn tốt nghiệp Cao học hành chánh: “Thử lượng giá các cuộc cải tổ hành chánh xã ấp từ năm 1964 đến nay” của tác giả Võ Văn Phận (Học viện Quốc gia Hành chánh, 1969) [92]. Đây là những luận văn

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí