Quy Ước Xử Lí Thông Tin Thực Trạng Hđgdmt Và Quản Lí Hđgdmt


Bảng 2.2. Quy ước xử lí thông tin thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT



Điểm

quy ước

Định

khoảng

Mức độ

cần thiết

Mức độ

quan tâm

Mức độ

thực hiện

Kết quả

thực hiện

Mức độ

tác động

4

3,25 - ≤ 4

Rất cần thiết

Rất quan tâm

Rất thường

xuyên

Tốt

Rất nhiều

3

2,5-≤ 3,25

Cần thiết

Quan tâm

Thường

xuyên

Khá

Nhiều

2

1,75 - ≤ 2,5

Ít cần thiết

Ít quan tâm

Ít khi

Đạt

Ít

1

1 - ≤ 1,75

Không cần

thiết

Không quan

tâm

Không bao

giờ

Chưa đạt

Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 12

* Đọc thông tin đối với giá trị Sig trong Kiểm định Paired Samples Test

Đây là dạng kiểm định sự khác nhau về trị 2 trung bình tổng thể là “Mức độ thực hiện” và “Kết quả thực hiện”

Đặt giả thuyết Ho: Không có sự khác nhau về trị trung bình tổng thể “Mức độ thực hiện” với “Kết quả thực hiện”, tức là khác biệt giữa 2 trung bình là bằng 0.

1) Nếu sig > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết Ho. Nghĩa là trung bình 2 tổng thể là bằng nhau, không có sự khác biệt.

2) Nếu sig < 0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết Ho. Nghĩa là có khác biệt trung bình 2 tổng thể. Đồng thời giá trị tới hạn dưới và Giá trị tới hạn trên của khoảng ước lượng với độ tin cậy 95% (Lower; Upper) không chứa 0.

3) Đánh giá độ tin cậy của các câu hỏi khảo sát (Phụ lục 7)

Bảng 2.3. Độ tin cậy của câu hỏi 3, 6, 7


Câu

Số mẫu (300)

N

%

Độ tin cậy

Cronbach's Alpha

N (số biến)

3

Hợp lệ

300

100,0

,988

70

Không hợp lệ

0

0,0

6

Hợp lệ

300

100,0

,992

60

Không hợp lệ

0

0,0

7

Hợp lệ

300

100,0

,847

9

Không hợp lệ

0

0,0


Nhận xét từ bảng 2.3:

- Biến quan sát từ 3.1a đến 3.35.b đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cao hơn 0,3. Hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.988 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

- Biến quan sát từ 6.1a đến 6.30b đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cao hơn 0,3. Hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.992 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

- Biến quan sát từ 7.1 đến 7.9 đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) cao hơn 0,3. Hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.847 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

2.2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn.

*Mẫu phỏng vấn

Mẫu phỏng vấn CBQL, GV nhà trường: 04 CBQL và 08 GV tại 4 loại hình trường học xanh (Trường đã được công nhận THX, trường đang xây dựng THX, trường chưa xây dựng THX, trường đã xây dựng THX và đang chờ kết quả). Mỗi trường 01 CBQL và 02 GV.

Mẫu phỏng vấn CBQL Phòng GD&ĐT: 02 người tại 02 quận, huyện (Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà)

Mẫu phỏng vấn LLGD ngoài nhà trường (PHHS, địa phương, doanh nghiệp): Phỏng vấn 2 PHHS là trưởng Hội CMHS của 2 trường, 2 lãnh đạo phòng TN - MT 2 quận, huyện (Hải Châu và Ngũ Hành Sơn) và 2 doanh nghiệp (1 phó giám đốc và 1 chuyên viên phụ trách truyền thông) thuộc Công ty cổ phần Môi trường ĐN.

Mẫu phỏng vấn nhóm học sinh: 4 nhóm thuộc 4 loại hình trường học xanh (Trường đã được công nhận THX, trường đang xây dựng THX, trường chưa xây dựng THX, trường đã xây dựng THX và đang chờ kết quả). Mỗi nhóm 06 HS thuộc khối lớp 3,4,5; mỗi khối 02 HS, được chọn một cách ngẫu nhiên.

* Mô tả công cụ bộ câu hỏi phỏng vấn:

+ Phụ lục 2 – Phỏng vấn nhóm HS với bộ câu hỏi gồm 6 câu.

+ Phụ lục 3 – Phỏng vấn CBQL, GV, CBQL phòng GD&ĐT quận, huyện với


bộ câu hỏi gồm 2 phần (HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN và Quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường Tiểu học tại TPĐN), mỗi phần 5 câu.

+ Phụ lục 4 – Phỏng vấn Lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp và PHHS, bao gồm 5 câu.

* Tiến hành phỏng vấn:

+ Để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn, người nghiên cứu liên hệ trực tiếp qua điện thoại với CBQL, GV nhà trường, với lãnh đạo phòng GD&ĐT quận, với lãnh đạo phòng Tài nguyên - Môi trường quận và Xí nghiệp Môi trường TPĐN; liên hệ gián tiếp với nhóm học sinh và PHHS thông qua Ban giám hiệu nhà trường để sắp xếp thời gian thuận tiện nhất cho người phỏng vấn. Tại buổi phỏng vấn, người nghiên cứu giới thiệu lại mục đích của đề tài nghiên cứu và cam kết chỉ sử dụng số liệu phỏng vấn cho mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác. Người được phỏng vấn được mời ký vào bản cam kết đồng ký tham gia trả lời phỏng vấn và có thể rút tên không tham gia đề tài nghiên cứu nếu thấy không phù hợp.Người nghiên cứu cũng xin phép được ghi âm trong quá trình phỏng vấn để đảm bảo sự chính xác của thông tin được trả lời.

* Xử lí số liệu phỏng vấn

+ Sau cuộc phỏng vấn, các đoạn băng ghi âm sẽ được người nghiên cứu nghe lại (3 lần) và ghi chép/đánh máy lại trước khi tiến hành xử lí thông tin. Mặt khác, người nghiên cứu xử lí số liệu phỏng vấn bằng cách dùng bút màu dạ quang để tô màu các ý kiến trong các biên bản phỏng vấn. Những trả lời trùng nhau giữa những người được phỏng vấn theo các vấn đề sẽ được tô màu giống nhau để thống kê tần số về sự đồng thuận, các ý kiến khác nhau sẽ được tô các màu dạ quang khác nhau. Để đảm bảo tính khách quan trong tìm kiếm và chia nhóm các trả lời phỏng vấn, người nghiên cứu mời một đồng nghiệp hỗ trợ xử lí độc lập một bộ biên bản phỏng vấn. Nếu các trả lời từ 2 bộ biên bản được phân nhóm khác nhau thì người nghiên cứu và đồng nghiệp cùng thảo luận, thống nhất. Cụ thể: Nếu câu trả lời khác nhau thì sẽ xem xét với ý kiến phỏng vấn của CBQL phòng GD&ĐT để tìm ra điểm chung; câu nào có điểm chung gần nhất thì người nghiên cứu ghi nhận. Nếu không tìm được điểm


gần giống thì trong một vài trường hợp, người nghiên cứu sẽ trình bày cả 2 ý kiến trái chiều.

+ Khi trình bày số liệu phỏng vấn, để đảm bảo tính bảo mật và ẩn danh của người trả lời phỏng vấn, mẫu phỏng vấn sẽ được mã hóa như sau:

- 4 CBQL nhà trường được mã hóa từ CBQLNT 1 đến CBQLNT 4

- 8 GV nhà trường được mã hóa từ GV 1 đến GV 8

- 2 CBQL Phòng GD&ĐT được mã hóa từ CBPGD1 đến CBPGD 2

- 2 PHHS được mã hóa từ PHHS1 đến PHHS4

- 2 lãnh đạo Phòng THMT được mã hóa từ CBMT1 đến CBMT2

- 2 lãnh đạo doanh nghiệp được mã hóa từ DN1 đến DN2

- 4 nhóm học sinh được mã hóa từ NHS1 đến NHS4

2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

*Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu kế hoạch HĐGDNGLL, kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường, hồ sơ sổ sách, giáo án của GV, kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS của 2 trường tiểu học thành phố Đà Nẵng (01 trường đã đạt Trường học xanh, 01 trường chưa xây dựng Trường học xanh). Nghiên cứu báo cáo năm học của Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng.

*Cách thức tiến hành: Liên hệ với lãnh đạo Sở, Hiệu trưởng nhà trường bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua điện thoại, mail) để xin các báo cáo, kế hoạch năm học (Sở, trường), kế hoạch, hồ sơ giáo án của nhà trường, của GV. Sau đó, NCS tiến hành đọc, nghiên cứu và phân tích, thu thập thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình khảo sát và đánh giá thực trạng.

2.3. Thực trạng hoạt động GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng mức độ cần thiết của giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học là một trong những nội dung giáo dục cần được quan tâm trong nhà trường nhằm giúp trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về môi trường; hình thành ý thức, kĩ năng, thái độ đối với môi trường;


góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống. Với ý nghĩa đó, phần lớn CBQL, GV đều cho rằng cần thiết phải giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học. Điều này được thể hiện qua bảng khảo sát.

Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của việc GDMT cho HSTH


Mức độ cần thiết

CBQL

GV

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết

83

83,0

175

87,5

Cần thiết

9

9,0

25

12,5

Ít cần thiết

8

0

0

0

Không cần thiết

0

0

0

0

Trung bình

3,72

3,86

Kiểm định hai mẫu độc lập

0,1 > 0,05

Từ kết quả thu về ở bảng 2.4 cho thấy, phần lớn CBQL và GV đều đánh giá việc GDMT cho HS ở trường tiểu học là rất cần thiết. Và không có sự khác biệt trong đánh giá mức độ cần thiết giữa CBQL và GV tiểu học.

Qua phỏng vấn với CBQL, GV nhà trường, CBQL phòng GD&ĐT, PHHS cũng như lãnh đạo Phòng TNMT, doanh nghiệp, 100% đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng việc GDMT cho học sinh tiểu học là rất cần thiết bởi theo họ đây là cấp học nền tảng, nếu hành vi được hình thành và rèn luyện ngay từ những ngày còn nhỏ sẽ trở nên bền vững hơn khi người đó trưởng thành.

Với mức kiểm định hai cặp mẫu có sig = 0.1 > 0.05 điều đó cho thấy rằng sự cần thiết của việc GDMT cho HSTH của CBQL và GV là như nhau.

2.3.2. Thực trạng mức độ quan tâm của CBQL và GV đối với HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học

Theo kết quả thu được ở trên, đại đa số đối tượng được khảo sát Bảng 2.4 và phỏng vấn đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học với kết quả thu về là 3,72 (CBQL) đến 3,86 (GV). Và kết quả HĐGDMT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện. Song, mức độ quan tâm của CBQL và GV đối với HĐGDMT cho HS ở trường TH cũng hết sức quan trọng. Bất kì hoạt động giáo


dục nào trong nhà trường, nếu được các đối tượng quản lí giáo dục quan tâm thì việc triển khai thực hiện sẽ mang lại hiệu quả và ngược lại. Vì vậy, khi xác định việc GDMT là cần thiết cho HSTH thì vấn đề quan tâm hay không quan tâm đối với HĐGD này trong nhà trường là việc cần được lưu ý.

Bảng 2.5. Mức độ quan tâm của việc GDMT cho HSTH


Mức độ quan tâm

CBQL

GV

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Rất quan tâm

42

42,0

28

14,0

Quan tâm

36

36,0

96

48,0

Ít quan tâm

22

22,0

65

33,0

Không quan tâm

0

0

11

6,0

Trung bình

2,8

2,7

Kiểm định hai mẫu độc lập

0,14 > 0,05

Kết quả từ bảng 2.5 cho thấy, các đối tượng được khảo sát về đánh giá mức độ quan tâm của CBQL và GV tiểu học đối với HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học chỉ đạt mức điểm TB từ 2,7 – 2,8, nằm ở mức độ Quan tâm. Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV về nội dung này.

Như vậy, mặc dù cho rằng GDMT cho HS ở trường TH là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, mức độ quan tâm của CBQL và GV cho HĐGDMT chưa được quan tâm đúng mức. Qua phỏng vấn CBQL nhà trường, cả 4 CBQL đều cho rằng nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề GDMT cho HS, tuy nhiên do khối lượng công việc và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường quá nhiều, nhất là các hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hằng tuần, hằng tháng của Hội đồng Đội nên việc quan tâm chưa thường xuyên, liên tục. Đối với GV, tất cả cho rằng GV quan tâm đến HHĐGDMT cho HS, song chưa thường xuyên, chủ yếu trong các tiết dạy có lồng ghép, tích hợp. CBQLPGD 1 trao đổi: “Một trong những lí do của mâu thuẫn trên là phần lớn các trường tập trung cho hoạt động dạy học văn hóa, dạy học các môn học theo khung chương trình quy định đối với cấp học TH, vì vậy sự quan tâm lồng ghép, tích hợp HĐGDMT cho HS có quan tâm nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. CBQLPGD 2 cùng khẳng định sự


quan tâm của nhà trường với vấn đề này còn hạn chế, dù xác định mục tiêu GDMT cho HS là mục tiêu rất cần thiết, rất quan trọng.

Qua nghiên cứu kế hoạch năm học 2018 – 2019 của BGH 2 trường (01 trường đã đạt Trường học xanh, 01 trường chưa xây dựng Trường học xanh), kế hoạch giáo dục cá nhân và giáo án (văn hóa, HĐGDNGLL) của một số GV, kế hoạch hoạt động Đội của Tổng phụ trách và sổ họp tổ chuyên môn, nhận thấy: Kế hoạch của cả 2 trường chỉ tập trung triển khai nhiệm vụ chuyên môn là chủ yếu, có nội dung giáo dục môi trường nhưng trong kế hoạch tháng, tuần thì không có nội dung này. Nhìn chung, các trường chỉ thực hiện GDMT qua lồng ghép, tích hợp theo bộ tài liệu do Bộ GD&ĐT cung cấp. Trong họp tổ chuyên môn, chủ yếu tập trung định hướng, phân tích, trao đổi các nội dung giảng dạy bộ môn văn hóa, năng khiếu theo đặc trưng từng bộ môn, việc GDMT cho HS ít được nhắc đến trong cuộc họp. Đối với kế hoạch hoạt động Đội thì được xây dựng theo chủ điểm từng tháng, nên nội dung GDMT không thể hiện thường xuyên trong kế hoạch, tùy từng trường chọn một buổi sinh hoạt dưới cờ để tuyên truyền, phát động phong trào BVMT.

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh ở trường tiểu học

Việc xác định đúng mức độ thực hiện mục tiêu của HĐGDMT cho học sinh tiểu học là vô cùng cần thiết, quan trọng. Bởi GDMT là một HĐGD trong nhà trường nên có mục tiêu cụ thể nhất định, nó cùng với các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc thực hiện mục tiêu của HĐGDMT sẽ giúp nhà giáo dục lựa chọn được nội dung và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp, đạt kết quả mong đợi.

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu GDMT



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

Kiểm định hai mẫu liên hệ


Mục tiêu giáo dục môi trường

3,33

3,22

,000

1

GDMT nhằm trang bị những kiến thức

về môi trường

3,30

3,22

,028



2

Giáo dục trẻ ý thức quan tâm đến những vấn đề liên quan đến môi trường, ý thức

trách nhiệm trong việc BVMT.


3,45


3,28


,000


3

Phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi

trường, kỹ năng ứng xử tích cực với những vấn đề môi trường.


3,23


3,08


,000

4

Hình thành cho học sinh một số thói quen

BVMT phù hợp với lứa tuổi

3,33

3,31

,466

Kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Các đối tượng khảo sát (CBQL, GV) đều đánh giá cao mức độ thực hiện các mục tiêu của HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học với điểm TB đạt từ 3.23 trở lên. Điều đó cho thấy, trong quá trình tổ chức HĐGDMT cho HS ở trường TH, đa số GV đã xác định và thực hiện rất thường xuyên các mục tiêu GDMT. Đối với mục tiêu 1 và 4 được các đối tượng khảo sát đánh giá cao hơn mục tiêu 2 và 3. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không đáng kể, cho thấy các mục tiêu được các nhà giáo dục xác định tương đối đồng đều và rất thường xuyên.

- Về kết quả thực hiện: cũng giống mức độ thực hiện, các đối tượng khảo sát đánh giá khá tốt kết quả thực hiện các mục tiêu GDMT cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Hầu hết các mục tiêu đều đạt ở mức độ Khá (mục tiêu 1, 3) với mức điểm TB là 3,08 – 3,22 và mức độ tốt (mục tiêu 2, 4) với mức điểm TB là 3,28– 3,31.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các đối tượng được khảo sát đánh giá tương đồng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở 4 mục tiêu. Mục tiêu 2 và 4 được xác định thường xuyên hơn mục tiêu 1 và 3. Kết quả thực hiện mục tiêu 2 và 4 cũng được đánh giá đạt kết quả cao hơn mục tiêu 1 và 3. Giữa mức độ và kết quả có sự khác biệt với Sig = 0,00. Điều này cho thấy, mặc dù nhà trường xác định được mục tiêu GDMT, có thực hiện, triển khai nhưng kết quả chưa tương ứng. Mức độ thực hiện có điểm TB là 3.33 đạt ở mức rất thường xuyên thực hiện, nhưng kết quả thực hiện có điểm TB là 3,22 đạt ở mức Khá.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024