Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Doanh Nghiệp Xã Hội.

lợi nhuận hàng năm để nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu tiên khi thành lập, hoạt động, nhà đầu tư phải bỏ nhiều vốn đầu tư, cũng như chưa thể huy động tài trợ từ các nguồn lực khác, việc khởi sự kinh doanh còn nhiều khó khăn. Do đó, ngay từ đầu, lợi nhuận đã bắt buộc phải chia sẻ thì dẫn đến khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội trong những năm đầu thành lập.

Thứ ba, chưa có quy định cụ thể về chuyển đổi trực tiếp từ doanh nghiệp thông thường sang doanh nghiệp xã hội. Mặc dù tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong Nghị định số 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về biểu mẫu đối với đăng ký doanh nghiệp xã hội đều chưa quy định cụ thể hồ sơ thủ tục chuyển đổi giữa 2 mô hình này. Các văn bản hướng dẫn kể trên mới chỉ quy định cụ thể việc chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội.

Thứ tư, về cơ quan quản lý doanh nghiệp xã hội. Hiện tại, các doanh nghiệp xã hội được thành lập, quản lý bởi cơ quan đăng ký doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường khác. Mọi thủ tục hành chính đều được giải chung như các doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội lại có những đặc thù riêng, đặc biệt như tiếp nhận tài trợ, thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường… Do đó, việc quản lý chung bởi cùng 1 cơ quan có thể sẽ gây khó khăn.

Thứ năm, thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính, ở đây đề cập tới cả nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp và cả nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng cơ bản đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh và phát triển tổ chức nào. Đối với một số

doanh nghiệp xã hội nhu cầu về vốn càng cấp thiết hơn nữa, bởi họ là người đi tiên phong, khai mở thị trường trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với xã hội. Chi phí “giáo dục” khách hàng, “tạo lập” thói quen, thị hiếu mới thường vô cùng tốn kém. Đơn cử như lĩnh vực sản phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp xã hội phải bỏ rất nhiều nỗ lực để thực hiện truyền thông về tác dụng tích cực của sản phẩm đối với sức khỏe của khách hàng, thậm chí có doanh nghiệp xã hội còn tổ chức khám, tư vấn cho các khách hàng trong vai trò bệnh nhân. Các trường hợp tương tự như doanh nghiệp xã hội về dịch vụ bác sĩ gia đình tư vấn kiến thức y tế dự phòng và cải thiện nếp sinh hoạt... Trong khi đó, các doanh nhân xã hội thường xuất phát từ tầng lớp trí thức, trung lưu, nên thiếu vốn và yếu về khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính là những thách thức lớn mà các doanh nghiệp xã hội đều phải đối mặt.

Thứ sáu, thị trường vốn đầu tư xã hội tại Việt Nam còn non trẻ chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xã hội, đồng thời thiếu các doanh nghiệp xã hội vững mạnh đủ khả năng tiếp nhận vốn đầu tư xã hội. Thị trường vốn cho doanh nghiệp xã hội Việt Nam hiện chưa phát triển, thể hiện ở việc thiếu vốn và thiếu các hình thức và kênh cấp vốn phù hợp với doanh nghiệp xã hội phát triển ở các giai đoạn khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau. Cho đến năm 2012 mới chỉ có hai tổ chức NGO là Trung tâm CSIP và Trung tâm phát triển DNXH Tia Sáng là hai nơi có chương trình đầu tư vốn cho doanh nghiệp xã hội với tổng vốn đầu tư bằng tiền mặt vào khoảng 200,000 USD/năm. Đây là khoản vốn quá nhỏ bé so với nhu cầu của các doanh nghiệp xã hội hiện nay và mới chỉ là những đầu tư mang tính chất tạo vốn hạt giống, nhằm kích hoạt các ý tưởng và nâng cao năng lực chứ không phải vốn đầu tư đủ đáp ứng cho phát triển kinh doanh.

2.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội.

2.3.1. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời.

Mặc dù, đến khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, doanh nghiệp xã hội mới lần đầu tiên được chính thức công nhận nhưng trước đó đã có nhiều

loại hình doanh nghiệp và tổ chức có mục tiêu xã hội tương tự như doanh nghiệp xã hội được thành lập và hoạt động, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam với những tên gọi và hình thức khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản pháp quy ra đời năm 1998 lần đầu tiên chính thức khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách tại cộng đồng. Nhà nước đã có những bước đi tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tổ chức khác nhau thông qua việc tăng cường sức mạnh các tổ chức chính trị xã hội. Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/3/1992 về công tác quản lỹ khoa học đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy việc cá nhân thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và sau đó là Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức và hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thay thế Nghị định 177/1999/NĐ-CP đã đưa ra cơ sở cho việc thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Trong các Nghị định nói trên, vai trò của các tổ chức cộng đồng được đặc biệt chú trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên nước, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn này có 5 văn bản pháp luật quan trọng là cơ sở quản lý Nhà nước về các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Nghị định định 79/2003/NĐ-CP về quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã đã thể chế hóa sự tham gia của người dân địa phương, của các tổ chức ở cộng đồng, các tổ chức của người nghèo trong các hoạt động phát triển ở cấp xã. Luật Hợp tác xã thừa nhận HTX là tổ chức tình nguyện hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập. Luật Khoa học Công nghê thừa nhận các Hiệp hội chuyên ngành như các cơ quan dịch vụ độc lập. Nghị định 148/2007/NĐ-CP quy định về việc thành lập và hoạt động của các quỹ từ thiện và xã hội.

Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 6

Như vậy, trong giao đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời thì các vấn đề liên quan đến các tổ chức tương tự doanh nghiệp xã hội đã

được ghi nhận trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Nhu cầu cần thiết của việc ban hành khung pháp lý vững chắc cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.

2.3.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời.

Năm 2014 là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam khi lần đầu tiên các quy định về doanh nghiệp xã hội được luật hóa.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp xã hội còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Duy trì mục tiêu và điều kiện về chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ

chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

Việc thừa nhận này đã tạo nên bước ngoặt cho cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam. Nhưng cho đến nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 vẫn chưa có những quy định riêng quy định cụ thể về doanh nghiệp xã hội, vì vậy, vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam cũng chưa thực sự vững chắc.

2.3.3. Một số hạn chế của pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

Thứ nhất, về hình thức pháp lý và phân loại doanh nghiệp xã hội.

Hiện nay, phân tích quy định về doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp truyền thống, cũng như cách phân loại về doanh nghiệp xã hội cũng đã cho thấy những bất cập nhất định. Theo đó, việc quy định doanh nghiệp xã hội phải là doanh nghiệp là sự mâu thuẫn về bản chất của loại hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của Luật Thương mại thì doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh, tức chuyên thực hiện nhiệm vụ kinh doanh để mang về lợi nhuận cho thương nhân. Khái niệm kinh doanh trong kinh tế học được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tự, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, mục đích sinh lợi là đặc điểm nổi bật để phân biệt giữa doanh nghiệp và tổ chức nói chung. Mục đích này đã được đặt ra khi các

nhà đầu tư có ý tưởng thành lập doanh nghiệp. Như vậy, đã coi là doanh nghiệp thì mục đích kinh doanh, mục tiêu thu lợi nhuận là yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp xã hội cũng là tổ chức nhưng được thành lập nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và doanh nghiệp phải duy trì mục tiêu ày trong suốt quá trình hoạt động. Điều này có nghĩa là mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp xã hội hay nói cách khác, doanh nghiệp xã hội là tổ chức kinh doanh nhưng phi lợi nhuận. Đây là điểm mấu chốt để phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp truyền thống, yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư là một đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp xã hội. Do đó, một doanh nghiệp thông thường dù thực hiện trách nhiệm xã hội cao đến đâu cũng không thể là doanh nghiệp xã hội bởi sự khác biệt rất rò ràng về bản chất và mục đích của chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một phạm trù tiếp cận hoàn toàn khác. Theo đó, thì đối với bất kỳ doanh nghiệp cho dù là doanh nghiệp truyền thống, có mục đích tối ưu hóa lợi nhuận cũng đều có thể có trách nhiệm xã hội ít hay nhiều. Quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo ra sự mâu thuẫn trong nội hàm khái niệm doanh nghiệp xã hội, tính chất quan trọng nhất của doanh nghiệp xã hội là phi lợi nhuận không được làm nổi bật bởi bản thân khái niệm doanh nghiệp đã chứa đựng tính chất lợi nhuận.

Bên cạnh đó, về loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội lựa chọn chỉ có thể là các loại hình được Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp xã hội đều phải đăng ký hoạt động dưới một trong các hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân. Tức là các mô hình doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận khác. Nói cách khác, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ công nhận loại hình doanh nghiệp xã hội “không vì mục tiêu lợi nhuận” ở Việt Nam. Doanh nghiệp này có những điểm rất đặc thù về tổ chức và hoạt động, do đó, nếu áp dụng nguyên mẫu mô hình doanh nghiệp nói chung sẽ rất khó khăn trên thực tế. Bở

vì việc tổ chức và quản trị của các doanh nghiệp truyền thống được nhà làm luật thiết kế cho để đả bảo yếu tố tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Còn đối với doanh nghiệp xã hội thì phải cần yếu tố về hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên cách thiết kế mô hình hoạt động như vậy sẽ rất khó khăn trong việc bảo đảm tính chất căn bản của doanh nghiệp xã hội. Việc quy định như tại Luật Doanh nghiệp tuy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lý Nhà nước về doanh nghiệp, nhưng lại gây ra một sự xáo trộn lớn trong cộng đồng doanh nghiệp xã hội bởi lẽ có một số lượng các doanh nghiệp xã hội thực tế đang tồn tại dưới hình thức linh hoạt có tính tương tác cao như các HTX, các tổ chức NGO, trung tâm, hiệp hội, câu lạc bộ, quỹ... sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề về vốn, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động để chuyển đổi thành các công ty. Qúa trình này có thể gây gián đoạn cho các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp xã hội dẫn đến thiếu hụt về nguồn thu, đặc biệt là các khoản viện trợ. Tác động rò nét nhất là việc các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều đơn vị không chuyển đổi được đã phải giải thể hoạt động. Cũng chính vì vậy, các tổ chức hoạt động như các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay thường được tổ chức và hoạt động theo các quỹ, các trung tâm hơn là các loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp.

Thêm nữa, doanh nghiệp xã hội chịu ảnh hưởng rất lớn bởi xu hướng hoạt động xã hội của cá nhân sáng lập (các doanh nhân xã hội), việc gò bó doanh nghiệp xã hội dưới hình thức công ty sẽ giảm tính linh hoạt và khả năng sáng tạo, khả năng nắm bắt các nhu cầu của cộng đồng của các doanh nhân tâm huyết với việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Hệ quả của quy định này là làm hạn chế các sáng kiến xã hội, khả năng đóng góp cho xã hội và hạn chế quyền tự do lựa chọn phương thức kinh doanh của các Doanh nhân xã hội trong quá trình thực hiện mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng. [17]

Thứ hai, về hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội. Hiện tại, các doanh nghiệp xã hội được thành lập, quản lý bởi cơ quan

đăng ký doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường khác. Mọi thủ tục hành chính đều được giải chung như các doanh nghiệp thông thường mà chưa có một cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp xã hội. Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, cần có một cơ quan chuyên trách về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Cơ quan chuyên trách đó có thể đặt ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này có chức năng vừa hỗ trợ chính sách, vừa làm cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu xã hội và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng chính là cơ quan thực hiện các nghiên cứu, điều tra để tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra những quy định pháp lý phù hợp cho sự phát triển của hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

Thứ ba, về khung pháp lý cho doanh nghiệp xã hội.

Hiện tại, các quy định về doanh nghiệp xã hội mới được đề cập trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội. Mà chưa có một khung khổ pháp lý đồng bộ, quy định chi tiết về các hình thức pháp lý đa dạng, các điều kiện thành lập, hoạt động chuyển đổi các mô hình kinh doanh khác thành doanh nghiệp xã hội. Cũng chưa có những quy định liên hệ giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Các tổ chức tín dụng... để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, thống nhất cho doanh nghiệp xã hội phát triển. Một khung pháp lý riêng cho doanh nghiệp xã hội sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đặc thù cho doanh nghiệp xã hội để đảm bảo cho doanh nghiệp xã hội luôn thực hiện mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đã đặt ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022