Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tình Hình Chung Về Giáo Dục Của Thành Phố Đà Nẵng


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC‌

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình chung về giáo dục của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Sau hơn 15 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và hơn 10 năm trở thành đô thị loại 1, Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt bậc về tốc độ phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghiệp. Song song với quá trình phát triển đó, Đà Nẵng đã phải đối mặt với khá nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề môi trường như tình trạng ô nhiễm môi trường một số khu vực ở mức đáng báo động, các điểm nóng về môi trường tại các khu công nghiệp, không gian công cộng, mảng kiến trúc xanh trong đô thị dần mất đi và môi trường tự nhiên cũng bị ảnh hưởng theo; các vấn đề về nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, gây mất cân bằng về sinh thái; quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo sự gia tăng dân số gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí.

Trước thực trạng đó, Đà Nẵng đã xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột quan trọng trong mục tiêu để phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững. Năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”, một chủ trương có tầm quan trọng và quyết


định cho sự bền vững về môi trường trước những thách thức mang tính toàn cầu. Đề án cũng xác định rõ các giải pháp thực hiện như sau: (1) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia từ các sở, ban, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng tiến độ, triển khai thực hiện Đề án. (2) Tăng cường quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường và quản lí đô thị. (3) Xây dựng thể chế chính sách nhằm triển khai thực hiện thành công thành phố môi trường (4) Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên toàn thành phố. (5) Đào tạo nguồn nhân lực: (6) Huy động vốn thực hiện Đề án. (7) Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. (8) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án.

Để thực hiện thắng lợi đề án “Xây dựng Đà Nẵng thành thành phố môi trường”, UBND thành phố đã ban hành quyết định số 9083/2014 về Bộ tiêu chuẩn “Trường học xanh” và quy trình xét chọn, công nhận “Trường học xanh” đối với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây cũng vừa là cơ sở, vừa là điều kiện để các trường tiểu học tổ chức HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học đạt mục tiêu đề ra.

Về lĩnh vực GD&ĐT, Đà Nẵng là một trung tâm giáo dục và đào tạo của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Mạng lưới trường lớp năm học 2018 - 2019 tiếp tục phát triển theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học theo Đề án quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT đến năm 2020. Đến đầu năm học 2018 - 2019, trên địa bàn thành phố có 15 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề; 178 trường học ở cấp phổ thông, trong đó trung học phổ thông có 29 trường (có 9 trường ngoài công lập), trung học cơ sở có 59 trường (có 3 trường ngoài công lập), tiểu học có 106 trường (trong đó có 07 trường tư thục), hai trường Phổ thông cơ sở, Mầm non có 325 trường (có 126 trường MN tư thục, dân lập); có 3 Trung tâm GDTX thành phố. Chất lượng giáo dục có sự chênh lệch giữa khu vực trung tâm và ngoại ô đã khiến cho các trường trong trung tâm trở nên quá tải. Từ năm học 2013 - 2014, Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết quy định đến năm 2016 - 2017, 100% các trường tiểu học phải tổ chức học hai


buổi/ngày, nếu có khả năng mới được tiếp nhận học sinh ngoại tuyến (Cổng TTĐT TP Đà Nẵng).

Theo báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố đã được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa, phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn theo Đề án quy hoạch ngành GD&ĐT đến năm 2020. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra với tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Thành phố tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS tại 56/56 xã, phường trong đó có 55/56 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập cấp trung học.

Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó tập trung biên soạn lại chương trình, nội dung dạy học theo tình hình cụ thể của mỗi đơn vị; chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành; tổ chức phân loại học sinh yếu kém có nguy cơ bỏ học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh là dân tộc thiểu số.. .để có kế hoạch phụ đạo kịp thời. Thành phố cũng đã triển khai có hiệu quả việc dạy và học Ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong các cấp học của thành phố giai đoạn 2012-2020”. Theo đó, thành phố đã triển khai dạy đại trà cho 100% học sinh lớp 6 chương trình tiếng Anh 10 năm.

Bên cạnh kết quả đạt được, ngành GD&ĐT của TPĐN cũng còn một số hạn chế như công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vẫn còn hạn chế; cơ sở hạ tầng cho giáo dục dù đã có nhiều thay đổi song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tế; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy chậm phát triển và thiếu đồng bộ. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân còn vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm gây nhiều bức xúc trong dư luận ( Sở GD & ĐT, 2018 – 2019).

Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có tác động đến lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học nói riêng. Với các chủ trương đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, đảm bảo xây dựng trường học theo hướng xanh – sạch – đẹp, đảm bảo đủ phòng học cho tổ chức 100% HSTH được học 2


buổi/ngày cùng với chủ trương xây dựng thành phố Đà Nẵng – Thành phố môi trường, xây dựng Trường học xanh đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cho hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lí HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học.

2.1.2. Thực trạng giáo dục cấp tiểu học thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1. Quy mô cơ cấu

Thành phố Đà Nẵng có 6 quận và 1 huyện với tổng số 106 trường, trong đó số trường công lập là 99 trường, số trường tư thục là 07 trường. Hiện có 105 trường Tiểu học riêng biệt và 2 trường chung với THCS. Số trường trên 30 lớp là 32. Số trường tổ chức dạy học ngày 2 buổi là 100% trường. Đến cuối năm học, toàn thành phố có tổng số học sinh tính đến tháng 5 năm học 2018 – 2019 là 2556 lớp với 95250 học sinh. Có 100% các trường TH thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Trong đó, tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày là 97,78%; có 06 quận, huyện đạt tỉ lệ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày, riêng quận Liên Chiểu đạt tỷ lệ 79,3% HS học 2 buổi/ngày. (Phụ lục 17 – Biểu đồ 2.1. Quy mô trường lớp cấp tiểu học thành phố Đà Nẵng và Biểu 2.2. Tỉ lệ học sinh TH học 2 buổi/ngày).

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phấn đấu thực hiện kế hoạch giáo dục, nội dung chương trình, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học:

+ Các trường thực hiện giảng dạy theo QĐ số 16/2006/BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó chú trọng nội dung giảm tải ở các khối lớp. Thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học.

+ 100% số trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy, đưa nội dung dạy lồng ghép: giáo dục môi trường, an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, giáo dục kĩ năng sống… vào các môn học.

+ Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Nhà trường chủ


động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lí HĐGD kỹ năng sống và HĐGD ngoài giờ chính khóa.

+ Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho giáo viên, học sinh. Tổ chức diễn đàn để học sinh đóng góp xây dựng trường, lớp.

+ Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHDĐT) tiếp tục được duy trì và đảm bảo. Thành phố có 7/7 đơn vị quận/huyện đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHDĐT mức độ 1. Tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 97 % trở lên. Các quận, huyện đã quan tâm đến việc tiếp nhận học sinh khuyết tật học hòa nhập và đã triển khai thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập. (Phụ lục 17 – Biểu đồ 2.4. Chất lượng giáo dục cấp Tiểu học thành phố Đà Nẵng).

2.1.2.3. Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên

Theo thống kế số liệu hệ công lập năm học 2018 – 2019, Giáo dục tiểu học TP. Đà Nẵng tính đến 5/2019 có 4926 CBQL, GV, NV, trong đó cán bộ quản lí là 221 người với 100% đạt trình độ trên chuẩn; giáo viên là 4039 người với 85% đạt trình độ trên chuẩn và 100% đạt chuẩn.

Các trường tiểu học chịu sự quản lí và chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn bởi các Phòng GD & ĐT quận, huyện. Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT, các trường chủ động lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, vận dụng linh hoạt các phương pháp đổi mới trong dạy học, đổi mới công tác quản lí giúp giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân trong việc triển khai nhiệm vụ năm học, trong công tác tự học tự rèn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng đổi mới. Đội ngũ CBQL tiểu học được trao quyền chủ động và trực tiếp chịu trách nhiệm trong quản lí, chỉ đạo hoạt động dạy học và giáo dục. Nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. (Phụ lục 17 – Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ định biên giáo viên/lớp cấp tiểu học thành phố Đà Nẵng).


2.1.2.4. Về cơ sở vật chất và tỉ lệ thiết bị dạy học

Tổng số phòng học của các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố là 425 phòng. Các trường đều có phòng vi tính, có phòng dạy trình chiếu, tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. Khu hành chính và số phòng làm việc đảm bảo cho hoạt động quản lí và làm việc cho toàn Hội đồng sư phạm.

Tuy nhiên, để đảm bảo tăng tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày, nhiều trường đã tận dụng phòng học chức năng làm phòng học. Vì vậy, nhà trường không còn phòng chức năng (Tin học, Nghệ thuật, tiếng Anh...) để tổ chức các môn năng khiếu. (Phụ lục 17 – Biểu đồ 2.6. Số liệu phòng học cấp Tiểu học thành phố Đà Nẵng).

2.1.2.5. Về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và Trường học xanh

Thực hiện Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành các tiêu chuẩn về trường chuẩn quốc gia cấp Tiểu học, tính đến cuối năm học 2018 – 2019, toàn thành phố có 25 đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện Quyết định số 9083/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành các tiêu chí và quy trình công nhận Trường học xanh đối với các trường tiểu học trên địa bàn TP. Đà Nẵng; các quận huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai đến các đơn vị trường học về việc đăng kí xây dựng Trường học xanh. Tính đến cuối năm học 2018 -2019 có 46/106 trường được công nhận Trường học xanh.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học thông qua khảo sát việc thực hiện các nội dung quản lí HĐGDMT (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kết quả) và chức năng quản lí HĐGDMT (Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…).

Mục đích khảo sát là thu thập thông tin nhằm xác định mức độ và đánh giá về thực trạng HĐGDMT và thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TP Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp cải thiện kết quả công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.


2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN, bao gồm: sự cần thiết và sự quan tâm của CBQL, GV đối với HĐGDMT cho HS, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá kết quả, các điều kiện tổ chức HĐGDMT, công tác phối hợp.

- Thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN, bao gồm: sự cần thiết và sự quan tâm của CBQL, GV đối với công tác quản lí HĐGDMT, thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, hình thức, PP, kiểm tra đánh giá kết quả, các điều kiện tổ chức HĐGDMT, công tác phối hợp trong HĐGDMT cho HS ở các trườg TH tại TPĐN; mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐGDMT.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành nghiên cứu thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN, người nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: PP điều tra bằng phiếu hỏi, PP phỏng vấn, PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động và PP xử lí số liệu …Trong đó, PP điều tra bằng phiếu hỏi dùng cho đối tượng là CBQL, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn TPĐN; PP phỏng vấn dành cho đối tượng CBQL, GV nhà trường, CBQL cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện, PHHS và các đơn vị làm công tác môi trường (Cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường quận/ huyện, cán bộ công ty môi trường thành phố). PP nghiên cứu sản phầm là các kế hoạch, báo cáo, hồ sơ sổ sách liên quan đến HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học của BGH, của giáo viên. Phương pháp xử lí số liệu trên phần mềm SPSS 20, chủ yếu thực hiện thống kê mô tả.

2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

* Mẫu điều tra bằng phiếu hỏi

Mẫu điều tra giáo dục gồm 300 người được lựa chọn theo lối phân tầng hệ thống, bao gồm 8 trường tiểu học, đó là các trường thuộc các nhóm trường sau: trường đã được công nhận Trường học xanh (THX) gồm trường Núi Thành, Bế Văn Đàn, trường đang xây dựng Trường học xanh gồm Lê Đình Chinh, Bùi Thị Xuân, trường chưa xây dựng trường học xanh gồm Trần Thị Lý, Hòa Phước, trường đã xây dựng và đang


chờ kết quả công nhận Trường học xanh gồm Tây Hồ, Nguyễn Quang Diệu. Mỗi nhóm là 02 trường. Thành phần của mẫu được mô tả như sau:

Bảng 2.1. Mô tả mẫu điều tra



STT

Loại hình trường

Số lượng

QL

Tỉ lệ

%

Số lượng

GV

Tỉ lệ %

Tổng

Tỷ lệ

%

1

Trường đã công nhận THX

26

26,0

53

26,5

79

26,3


2

Trường đã hoàn thành xây

dựng THX và đang chờ kết quả


23


23,0


51


25,5


74


24,7

3

Trường đang xây dựng THX

25

25,0

49

24,5

74

24,7

4

Trường chưa xây dựng THX

26

26,0

47

23,5

73

24,3


Tổng

100

100,0

200

100,0

300

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 11



vấn.

*Mô tả công cụ phiếu điều tra:

Công cụ khảo sát thực trạng gồm 2 loại: Phiếu thăm dò ý kiến, bộ câu hỏi phỏng


+ Nội dung phiếu thăm dò ý kiến (Phụ lục 1 – dành cho CBQL trường TH, phụ

lục 2 – dành cho giáo viên trường TH) bao gồm: Phần A: Thông tin cá nhân

Phần B: Thực trạng hoạt động GDMT cho HS tại các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng gồm 5 câu.

Phần C: Thực trạng quản lí hoạt động GDMT cho HS tại các trường Tiểu học tại thành phố Đà Nẵng gồm 5 câu.

*Xử lí số liệu phiếu điều tra bằng phiếu hỏi:

Xử lí thông tin từ điều tra bằng phiếu hỏi nhằm mục đích xác định thực trạng HĐGDMT và thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp cải thiện kết quả quản lí ở Chương 3.

*Giá trị khoảng cách (định khoảng) = (Maximum – Minimum)/n = (4-1)/n = 0,75

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024