An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 1


UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG


GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: An toàn lao độngvệ sinh công nghiệp

NGHỀ : Công nghệ ô tô TRÌNH ĐỘ: Cao đẳng

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm ......... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng)


Đà Nẵng, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU


An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp là 2 lĩnh vực khoa học kỹ thuật đời sống hàm chứa nội dung tri thức lớn: tri thức về an toàn lao động là cơ sở khoa học để người lao động nâng cao khả năng phòng tránh những mối nguy hiểm, rủi ro tai nạn có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất và tri thức về vệ sinh công nghiệp là chi tiết hóa những tác hại của môi trường lao động, môi trường sống có thể gây nguy hại, làm ảnh hưởng, suy giâm đến sức khỏe người lao động, thậm chí gây ra bệnh tật hiểm nghèo, với tư cách của một lĩnh vực khoa học dời sống xã hội có tính ứng dụng thực tiễn cao, phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống an lành của con người. Cuốn Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được viết theo tinh thần đó.

Là giảng viên lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhất là việc giảng dạy bộ môn liên quan đến kiến thức về hóa thực phẩm và an toàn, vệ sinh lao động; tác giả biên soạn cuốn giáo trình này chuẩn theo mục tiêu chung về giáo dục nghề nghiệp mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Có thể nói khối lượng kiến thức về lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khá rộng lớn với không ít vấn đề chưa có sự thống nhất về quan điểm, với nhiều nội dung còn bỏ ngỏ, tác giả của Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đã chọn lựa để đưa vào cuốn sách những kiến thức phù hợp, giúp cho người sử dụng hiểu biết được những khái niệm, nội dung cơ bản, từ đó hướng suy nghĩ vào những nội dung cần trao đổi, nhằm tích lũy những kiến thức quan trọng, cốt lõi cho bản thân, làm cơ sở cho việc vận dụng hiệu quả trong quá trình lao đồng sản xuất và đời sống hàng ngày.

Cuốn sách gồm 4 chương, mỗi chương là một nội dung đề cập về từng vấn đề cụ thể như: mục đích, ý ngĩa của công tác Bảo hộ lao động; vệ sinh, an toàn trong quá trình lao động sản xuất vv…. Nhìn tổng thể, cuốn Giáo trình đã bao quát toàn bộ các nội dung cơ bản của việc đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất.

Là người nghiên cứu và giảng dạy, Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Xin cảm ơn lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện để Tôi hoàn thành cuốn giáo trình này./.

Đà Nẵng, ngày .....tháng..... năm……

biên: Nguyễn Hữu Xuân


MỤC LỤC


Tiêu đề

Trang

- Tuyên bố bản quyền

02

- Lời giới thiệu

03

- Mục lục

04

- Chương 1: Những vấn đề chung về công tác bảo hộ và an toàn

vệ sinh lao động

07

1.1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất, nhiệm vụ của công

tác bảo hộ lao động

07

1.2. Khái quát về công tác bảo hộ lao động

12

1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao

động

19

- Chương 2: Vệ sinh lao động

22

2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động

22

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iôn hoá và bụi đến sức khoẻ người lao động trong sản xuất, gia công cơ

khí.

24

2.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động

30

2.4. Ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc

36

2.5. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió

44

2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác

49

- Chương 3: Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy

51

3.1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn

51

3.2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy

56

- Chương 4: Kỹ thuật an toàn lao động

58

4.1. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí

58

4.2. Kỹ thuật an toàn điện

63

4.3. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ

72

4.4. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy, nổ

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 1


4.5. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

86

4.6. Bài tập 1: Thực hành cấp cứu người bị điện giật

94

4.7.Bài tập 2: Nêu những trình tự cứu người khi bị điện

96

- Danh mục tài liệu tham khảo

100


GIÁO TRÌNH MÔN HỌC


Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Mã môn học: MH07

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Môn học an toàn và vệ sinh công nghiệp được bố trí khi học sinh học xong các môn học chung

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.. Là môn học giúp cho học sinh trong tất các môn học, mô đun sau này.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học:



xuất


nạn.

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày chính xác các điều quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản


+ Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động.

+ Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn.

+ Mô tả được một số phương pháp sơ cứu và cấp cứu khi đồng nghiệp bị tai


+ Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương

tiện khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động.

- Về kỹ năng: Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, sơ cứu, cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc các quy định về kỹ thuật an toàn – môi trường công nghiệp

Nội dung của môn học:


CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ VÀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG



động;

Giới thiệu:

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.

1.2. Khái quát về công tác bảo hộ lao động.

1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao động.

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Về Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm, mục đích và ý nghĩa về công tác bảo hộ lao động;

+ Giải thích được những nội dung cơ bản về Pháp luật bảo hộ lao động;

+ Phân tích được các điều kiện lao động và nguyên nhân gây ra tai nạn.

- Về Kỹ năng:

+ Phân biệt được trách nhiệm, quyền của người sử dụng lao động và người lao


+ Thực hiện được việc khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc

tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động và an toàn, vệ sinh lao động khi hành nghề.

Nội dung chính:

1.1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất, nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

1.1.1.1. Khái niệm bảo hộ lao động (BHLĐ)

BHLĐ là khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải thiện điều kiện lao động, nhằm:

- Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.


1.1.1.2. Mục đích của công tác BHLĐ

- Bảo đảm cho người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất.

- Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động.

- Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lực lao động.

1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác BHLĐ

a) Ý nghĩa chính trị

- BHLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác BHLĐ làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.

- Ngược lại, nếu công tác BHLĐ không tốt, điều kiện lao động không được cải thiên, để xáy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

b) Ý nghĩa xã hội

- BHLĐ là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động, là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.

- BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 18/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí