Quan Điểm Về Đảm Bảo An Sinh Xã Hội Gắ N Với Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Nước Ta Giai Đoạn Đến Năm 2020

- Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đóng góp đáng kể vào TTKT, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ASXH. [115,2010,tr.351]

4.1.2.2.2. Khó khăn, thách thức

- Mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện vẫn đang phát triển theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu. Tham gia TTKT vẫn chủ yếu là vốn và lao động, tài nguyên. Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) còn rất nhỏ. Từ đó, vấn đề việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao bị hạn chế.

- Chất lượng của các yếu tố đầu vào tạo nên tăng trưởng rất thấp: vốn hạn hẹp lại bị sử dụng thiếu hiệu quả, lao động năng suất thấp lại kém kỹ năng, trình độ công nghệ thấp xa so với các nước trong khu vực, đã làm hạn chế tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Tất nhiên, dẫn đến vấn đề đảm bảo ASXH sẽ còn khó khăn trong một nền kinh tế có quy mô nhỏ bé, chất lượng tăng trưởng thấp.

- Các cơ chế, chính sách chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua. Khoảng trống đó chính là do cơ chế và thể chế còn thiếu đồng bộ, chính sách, luật pháp chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, làm cho thị trường trong nước và mối quan hệ kinh tế với bên ngoài bị hạn chế, chưa sống động, chưa tạo ra động lực phát triển mới trong các tầng lớp dân cư. Sự chia sẻ của thị trường đối với đảm bảo ASXH bị hạn chế.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhiều nguyên nhân chủ quan khác nên số lượng doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa trong thời gian qua rất nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định cuộc sống và giảm nghèo. Ngân sách nhà nước bị hạn chế nên việc đầu tư cho ASXH bị ảnh hưởng nhiều. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm nghèo gặp nhiều khó khăn, người nghèo khó tìm được việc làm hoặc công ăn việc làm không ổn định dẫn đến thu nhập bấp bênh.

- Trong thời gian tới tác động của biến đối khí hậu toàn cầu đến Việt Nam ngày càng lớn. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên

cứu biến đổi khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 độ C và mực nước biển có thể dâng lên 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Còn theo văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) mực nước biển ở Việt Nam dâng cao từ 3- 15cm vào năm 2010, dự báo dâng từ 15- 19cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt nhập mặn vào năm 2005. Bởi vậy, một Chiến lược và Chương trình quốc gia chủ động phòng, tránh biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường đã và đang được thực hiện, trong đó việc thực hiện chính sách đảm bảo ASXH gắn với TTKT có ý nghĩa rất quan trọng và trong dài hạn.

4.1.3. Xu hướng, đặc điểm an sinh xã hôi

trong thời gian tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Do nhận thức về nghèo đói đa chiều hơn, tiếp cận ASXH được nâng lên theo hướng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tối thiểu (ăn, mặc, học tập, chăm sóc sức khỏe , nhà ở , đi lại , giao tiếp , văn hóa… ) của người dân trên cơ sở xây dựng chuẩn nhu cầu mức sống tối thiểu và sàn ASXH nên đối tượng của ASXH là rất lớn có thể phải

đối mặt với thách thức về nguồn lực đảm bảo ASXH và hệ thống dịch vụ ASXH. Hộ nghèo, nhóm yếu thế có xu hướng tập trung rõ rệt vào vùng "lõi nghèo"

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 20

như nông thôn, vùng nông thôn khó khăn, vùng miền núi và bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là tập trung vào một số xã, huyện đặc biết khó khăn ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, vùng bãi ngang ven biển và ở một số nhóm đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ, người nhập cư...Đó là những địa bàn và đối tượng khó giảm nghèo làm cho việc đảm bảo ASXH gắn với TTKT sẽ gặp nhiều khó khăn, chi phí đảm bảo ASXH sẽ tăng lên và tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại dần, mở rộng độ bao phủ

143

của ASXH cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, động lực cho XĐGN, đảm bảo ASXH cho giai đoạn trước đến giai đoạn này không còn tác dụng mạnh mẽ như trước nữa. Vì vậy, cần phải tìm các động lực mới theo hướng nâng cao năng lực thị trương và đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo, đảm bảo ASXH gắn với TTKT bền vững, với phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn mới...

Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm, nhất là ở nông thôn, cũng như tái nghèo có thể tăng; đối tượng TGXH sẽ nhiều hơn do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển KTTT, cơ hội của người nghèo, nhóm xã hội yếu thế về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều...

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập vẫn có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất có thể tăng lên trên 10 lần vào năm 2015. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối rất lớn, nhất là rơi vào nhóm người có thu nhập thấp, yếu thế trong xã hội (khoảng 20 % dân số) và trở nên khó khăn hơn. Độ sâu của nghèo đói sẽ khá cao, do sự tụt hậu tương đối về thu nhập bình quân và mức sống của nhóm hộ nghèo, nhóm yếu thế so với chuẩn nghèo

Có thể nói rằng, yêu cầu bảo đảm ASXH sẽ gia tăng trong những năm tới ở Việt Nam, bởi ba tác nhân chính đi kèm quá trình TTKT. Thứ nhất, tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới sẽ làm lợi chủ yếu cho những trung tâm kinh tế của đất nước . Trong một khoảng thời gian nhất định , chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn , giữa lao động có tay nghề và lao động giản đơn sẽ gia tăng . Những vùng, địa phương có bộ máy hành chính kém hiệu quả và những thủ tục kinh doanh khó khăn cũng sẽ tụt hậu, do khu vực tư nhân ở đó sẽ kém năng động hơn, tạo ít việc làm hơn. Thứ hai, xu hướng phân cấp gia tăng cũng đào sâu thêm khoảng cách giàu nghèo giữa những vùng giàu và vùng nghèo. Do nguồn thu của địa phương sẽ

có tỷ trọng lớn hơn trong chi tiêu công nên những địa phương giàu sẽ có khả năng

chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội so với những địa phương nghèo khác. Thứ ba, không kém phần quan trọng là những chi phí cá nhân phải chi trả cho y tế và giáo dục ... cũng sẽ gia tăng do dựa nhiều hơn vào các lực lượng trên thị trường. Xu hướng này đã xuất hiện trong những năm gần đây và có nhiều khả năng

sẽ còn tiếp tục. Mặc dù nó có thể không ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản nhất, nhưng có thể khơi sâu sự bất bình đẳng trong sử dụng những dịch vụ cao cấp hơn như giáo dục đại học và điều trị phức tạp trong y tế...

4.2. Quan điểm về đảm bảo an sinh xã hội gắ n với tăng trưởng kinh tế ở nước ta giai đoạn đến năm 2020

Vấn đề đảm bảo ASXH gắn với TTKT trong giai đoạn mới cần phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo và có tính định hướng sau: [115,2010,tr 357- 359]

Thứ nhất, coi đảm bảo ASXH gắn với TTKT là mục tiêu của phát triển bền vững. Các chính sách đảm bảo ASXH phải được đặt trong tổng thể chính sách xã hội, ngang tầm với chính sách TTKT. Mỗi bước TTKT phải gắn với đảm bảo ASXH; đồng thời đảm bảo ASXH phải phù hợp với khả năng của nền kinh tế, tạo động lực cho TTKT và phát triển bền vững.

Trong xã hội Viêṭ Nam mới, đảm bảo ASXH vì phát triển con người như là trung tâm của sự phát triển bền vững đất nước, là mục tiêu cao cả của TTKT và phù hợp với xu hướng phát triển chung, tiến bộ của xã hội đương đại. Trong đó, hạt nhân, có tính chất đột phá là phát triển nguồn lực con người (nguồn nhân lực) đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

TTKT là điều kiện và tiền đề mở rộng cơ hội và đảm bảo các nhu cầu cơ bản

cho moi

người dân , nhất là nhu cầu ASXH. Ngược lại, mở rộng cơ hội và đảm bảo

các nhu cầu cơ bản , kể cả nhu cầu ASXH của mọi người dân tác động trở lại , tạo động lực mới và tạo nền ổn định xã hội, môi trường cho TTKT bền vững.

Bởi vậy, chính sách đảm bảo ASXH cho mọi người dân trong tổng thể chính sách xã hội quốc gia không phải là cái đuôi, phần "phụ thêm", đi sau chính sách phát triển và TTKT mà phải có sự kết hợp hài hòa, song hành và ngang tầm với chính sách phát triển và TTKT trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, không coi nhẹ mặt nào. Đầu tư cho đảm bảo ASXH cũng chính là đầu tư cho phát triển sẽ là yếu tố quan trọng , tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy TTKT và phát triển bền vững đất nước.

Thứ hai, đảm bảo ASXH gắn với TTKT phải trên cơ sở mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tham gia và thụ hưởng đầy đủ các thành quả tăng

trưởng và phát triển kinh tế , đá p ứ ng nhu cầu đờ i sống về vật chất và tinh thần của con ngườ i, phòng ngừa và khắc phục các rủi ro trong kinh tế thị trường và các rủi ro xã hội khác; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.

Các chính sách kinh tế - xã hội , chính sách TTKT nói chung, một mặt, khi

được hoac̣ h điṇ h phải tiếp cân trên cơ sở quyêǹ con người và v ì mục tiêu phát triển

con người, không loại trừ nhóm yếu thế, thông qua chính sách thúc đẩy hòa nhập xã hội trong phát triển.

Mặt khác, các chính sách đảm bảo ASXH khi hoac̣ h điṇ h cũng theo cách

tiếp cân

́i, trên cơ sở đảm bảo quyền con người ; có tính hệ thống gắn kết chăṭ che

hơn, theo hướng đa tầng , linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau ; hình thành hệ thống

ASXH dưa

trên môt

chuẩn thống nhất đươc

xác điṇ h theo nhu cầu mứ c sống tối

thiểu và giải quyết các nguyên nhân đa chiều phù hợp với khả năng của nền kinh tế do kết quả TTKT đem lại nhằm đảm bảo phòng ngừa , giảm thiểu và khắc phục được các rủi ro xã hội cho mọi người , tiến tới bao phủ toàn dân ; nhất là hướng vào

mở rộng cơ hội và thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của mọi người

dân và thúc đẩy hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, trước hết là nhóm có nguy cơ cao bị loại trừ xã hội (người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người

khuyết tật, người nhiêm HIV/AIDS...).


Thứ ba, đảm bảo ASXH gắn với TTKT phải được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ và phát triển hệ thống ASXH đa tầng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng và vì con người.

Đây là quan điểm định hướng hành động quan trọng đòi hỏi phải được quán triệt và thể hiện rõ trong xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm, hàng năm phù hợp với các giai đoạn phát triển của cả nước.

Đồng thời, quan điểm này cũng phải được quán triệt sâu sắc trong hoạch định chiến lược, pháp luật, chính sách và chương trình đảm bảo ASXH trong mối quan hệ chặt chẽ với TTKT.

Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu đáp ứng về ASXH càng đa dạng và tăng lên thì càng cần phải phát triển hoàn chỉnh hệ thống ASXH quốc gia đa tầng, linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ chặt chẽ với TTKT nhằm đáp ứng nhu cầu ASXH ngày càng tăng của mọi người, có khả năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro trong KTTT và rủi ro xã hội khác.

Thứ tư, Nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách TTKT gắn với đảm bảo ASXH và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

Quan điểm này yêu cầu thực hiện chính sách đảm bảo ASXH gắn với TTKT phải có sự kết hợp hợp lý giữa vai trò của Nhà nước với sử dụng các biện pháp thị trường và huy động nguồn lực xã hội, coi trọng sự nỗ lực an sinh của mỗi người dân (đối tác công - tư), phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và cơ sở nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp hướng vào mục tiêu đảm bảo ASXH cho mọi người dân trong kinh tế thị trường.

Nhà nước có vai trò chủ đạo, nòng cốt, nhưng không theo cơ chế bao cấp như trước đây. Phát huy vai trò của thị trường nhưng không thị trường hóa với bất cứ giá nào. Vai trò của cộng đồng, xã hội phải được coi trọng trên cơ sở phát huy dân chủ, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, "lá lành đùm lá rách"...

Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo ASXH gắn với TTKT

trong tiến trình hôi

nhâp

quốc tế toà n diên

và sâu rôn

g hơn.


Tăng cường hợp tác quốc tế lĩnh vực đảm bảo ASXH gắn với TTKT là xu thế khách quan trong tiến trình hội nhập phải trên cơ sở nắm vững luật chơi, phân tích những cơ hội và thách thức, tìm ra giải pháp để phát huy cơ hội, biến thách thức thành cơ hội với tình thần chủ động, phát huy tối đa nội lực của nước ta.

Phải chủ động , tích cực và có trách nhiệm trong quan hệ hợp tác song

phương, đa phương và phi chính phủ về đảm bảo ASXH gắn với TTKT, khai thác thế mạnh về vốn con người , nguồn nhân lực, nhất là Việt Nam đang trong thời kỳ

cơ cấu "dân số vàng", tập trung ưu tiên cùng côṇ g đồng quốc tế giả i quyết các vấn

đề ASXH bức xúc , nhất là về viêc

làm và giảm thất nghiệp , giảm nghèo bền vững ,

thúc đẩy hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, bảo vệ và chăm sóc trẻ em , mở rộng cơ hội cho mọi người dân tiếp cập các dịch vụ xã hội cơ bản....

4.3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội gắ n kết hợp lý với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020

Đề tài này tập trung khuyến nghị các giải pháp đảm bảo ASXH trong điều kiện TTKT, chú ý mối quan hệ tác động qua lại, nhưng chủ yếu nghiêng về đảm bảo ASXH. Cách tiếp cận các giải pháp đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở nước ta giai đoạn đến năm 2020 là phải đặt trong tổng thể bài toán kinh tế - xã hội và đa chiều. Do đó, muốn giải quyết vấn đề này đạt mục tiêu và hiệu quả cao cần phải thực hiện một số nguyên tắc và áp dụng các giải pháp đồng bộ, chú ý tính đột phá. Cụ thể như sau:

- Tăng cường cam kết trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH gắn với TTKT.

- Giải quyết mối quan hệ công - tư: Nhà nước tập trung giải quyết vấn đề trợ giúp xã hội, người lao động phải có sự đóng góp theo nguyên tắc đóng hưởng, theo nguyên tắc thị trường lao động. Nhấn mạnh vai trò của các tổ chức xã hội, các hiệp hội, địa phương và doanh nghiệp.

- Thiết kế hệ thống ASXH trong gắn kết chặt chẽ với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng luỹ tiến, đảm bảo TTKT vì người nghèo, có lợi cho người nghèo (người nghèo được hưởng lợi nhiều hơn từ kết quả TTKT).

4.3.1. Lựa chọn mô hình và hệ thống ASXH phù hơp và hội nhập quốc tế.

với kinh tế thị trường

Hệ thống ASXH của một quốc gia phụ thuộc vào mô hình phát triển và hệ thống kinh tế của quốc gia đó. Song vấn đề quan trọng nhất là mô hình phát triển và hệ thống kinh tế đó phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa TTKT và giải quyết các vấn đề ASXH trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội, vì con người và đảm bảo quyền con người. Việt Nam là nước đang phát triển thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, mô hình phát triển và hệ thống kinh tế Việt Nam lựa chọn là nền

KTTT định hướng XHCN với mục tiêu chiến lược là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với mô hình và hệ thống kinh tế này, cần phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống ASXH gắn với TTKT sao cho vừa sử dụng được các biện pháp thị trường, vừa đảm bảo an toàn cho mọi người và tạo cho mọi người có cơ hội lựa chọn trong phát triển. Hệ thống đó phải là một hệ thống thống nhất, đa tầng, linh hoạt và có thể hỗ trợ nhau, hướng tới đảm bảo bao phủ toàn dân, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội (không bị loại trừ xã hội).

Trong quá trình phát triển kinh tế , đảm bảo ASXH là nhiệm vụ hết sức quan

trọng và cần phải được quan tâm một cách thường xuyên , đăc

biêṭ phải đươc

xem

xét trong bối cảnh trình độ phát triển của đất nước , nhất là về kinh tế , TTKT. Nếu

chúng ta thực hiện mộ t chính sách ASXH vươt

quá khả năng của nền kinh tế thi

phát triển hê ̣thống đó sẽ khó có tính khả thi và nhất là khó phát triển trong dài hạn.

Và ngược lại, nếu không xây dưn

g đươc

các chính sách ASXH phù hơp

thì nó lai

làm cản trở cho tiến trình phát triển xã hôi

nói chung . Trong điều kiên

Viêṭ Nam

hiên

nay, mô hình hê ̣thống ASXH cần phải dưa

trên cơ cơ sở phát huy vai trò chủ

đạo của Nhà nước, sử dụng hiệu quả cơ chế thi ̣trường, với sư ̣ đóng góp của các bê n

tham gia, mở rôṇ g các dic̣ h vu ̣xã hôi cho nhóm yếu thế trong xã hội.

, trước hết là dic̣ h vu ̣xã hôi

cơ bản , trơ ̣ giúp

Mô hình hệ thống ASXH cho Viêṭ Nam được đề xuất bao gồm 5 trụ cột sau: (1). Chính sách thị trường lao động và việc làm. Tầng này có tính chất phòng

ngừ a, chủ yếu là hỗ trợ người lao động bị mất việc làm hoặc thất nghiệp thông qua

các chính sách TTLĐ chủ động hoặc thụ động để ổn định cuộc sống ở mức tối thiểu và giúp họ sớm trở laị TTLĐ (có việc làm).

(2). Bảo hiểm xã hội (bắt buôc

và tự nguyên

), bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất

nghiêp

và cá c hình thứ c bảo hiểm khá c . Đây là môt

trong những tầng tru ̣côt

quan

trọng nhất của hệ thống ASXH n hằm khắc phuc

những rủi ro cho moi

người dân ,

trước hết là người lao đôṇ g , trong các trường hơp

ốm đau , tai nan

, bêṇ h nghề

nghiêp̣ , thất nghiêp̣ , mất khả năng lao đôṇ g khi về già và chết….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023