Thực Trạng Áp Dụng Chế Độ Chủ Quản, Từng Bước Tách Quyền Chủ Sở Hữu Ra Khỏi Quyền Quản Trị Doanh Nghiệp Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Trong

sản khác của công ty trong phạm vi số vốn nhà nước có tại công ty. Quy định chuyển sang chế độ quản lý công ty, giao quyền quyết định đồng thời đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

2.4.2 Nhận xét

Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 là một bước tiến lớn trong việc xóa bỏ dần cơ chế chủ quản của các Bộ ngành nhà nước đối với doanh nghiệp và tăng thêm nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp nhà nước được tự chủ kinh doanh, được sử dụng nguồn vốn, quỹ một cách linh hoạt, được khấu hao tài sản cố định, sử dụng phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn, được tự chủ trong việc huy động vốn đã đầu tư và không bị hạn chế mức huy động vốn miễn là tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, có cơ chế hạch toán kinh doanh giống như các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước được quyền thay đổi cơ cấu tài sản cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; được cầm cố, thế chấp, cho thuê, chuyển nhượng, bán tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Lần đầu tiên pháp luật thừa nhận giá trị sử dụng đất vào vốn của công ty.

- Doanh nghiệp có quyền tự quản lý, đầu tư nhưng phải có trách nhiệm đối với việc đầu tư không có hiệu quả hay gắn trách nhiệm với việc kinh doanh thua lỗ, làm mất vốn. Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ gắn quyền quản lý tài chính với nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp. Nhà nước cũng đã chuyển từ quản lý tài sản hiện vật sang quản lý về mặt giá trị đối với các tài sản, quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp trên phương diện là bảo toàn và phát triển vốn.

- Nhà nước bãi bõ nhiều quy định hạn chế quyền tự chủ kinh doanh như : khống chế mức, tỷ lệ chi về quảng cáo, tiếp thị, giao dịch, tiếp khách, tiền thưởng tiết kiệm chi phí, thưởng sáng kiến nâng cao năng suất ;

phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý những tài sản quan trọng và quyết định góp vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ; quy định tổng mức dư nợ vốn vay huy động không được vượt quá vốn điều lệ…

Tuy nhiên một số vấn đề lớn về cơ chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được đề cấp như cơ chế bảo toàn vốn, quyền tài sản của doanh nghiệp, chế độ quản lý doanh thu, chi phí, cơ chế xử lý tài chính, tài sản khi chuyển đổi sở hữu, cơ chế chia phần lợi nhuận còn lại cho người lao động theo cống hiến và theo cổ phần chưa được cụ thể hóa. Nhà nước bổ nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong doanh nghiệp tạo ra sự phụ thuộc hành chính vào cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản dễ dàng can thiệp được vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời cũng có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác khi mà doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra với vị trí then chốt, nòng cốt trong nền kinh tế, là chỗ dựa kinh tế, là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung một cách có hiệu lực, có hiệu quả. Khi thực hiện các hoạt động công ích do Nhà nước trực tiếp giao cho hoặc thông qua đấu thầu, doanh nghiệp nhà nước cũng phải hạch toán kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đã ký với Nhà nước như các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác mà không thực hiện theo nguyên tắc “thu đủ, chi đủ” trên cơ sở thực thu, thực chi như trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước kia.

2.4.3 Nghị định số 133/2005/NĐ-CP 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


46http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2005/200510/200510200003/lawdocume

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 8

nt_view

Ngày 20/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2005/NĐ-CP quy định về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước bao gồm công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty nhà nước. Việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước như sau: Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu hoặc ủy quyền, phân cấp cho các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập; một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập. Quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu

- Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ.

- Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn

điều lệ.

- Quyết định việc đầu tư, góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết theo

phân cấp; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, thuê, cho thuê.

- Quy định chế độ tài chính, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

- Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương, phụ cấp lương đối với chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

- Quy định chế độ đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.‌


III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ CHỦ QUẢN, TỪNG BƯỚC TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG MỘT SỐ NGÀNH.

1. Nội dung chếế đđchủquản của cơơ quan quản lý nhà nưưc đđi với các doanh nghiệp nhà nưưc.

1.1 Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001 47 và Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 48

Ngày 25/12/2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật tổ chức Chính phủ để quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế của Chính phủ. Để triển khai thực hiện các quy định của luật này, ngày 05/11/2002 Chính phủ đã có nghị định số 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ và cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ. Các văn bản pháp quy này là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại mỗi doanh nghiệp. Chính phủ có nhiệm vụ là thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân. Các nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác quản lý nền kinh tế đó là: (1) Quản lý nền kinh tế quốc dân; (2) Quyết định chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa: (3) Xây dựng dự án chiến lược hoặc quy hoạch phát triển; (4) Lập dự toán ngân sách nhà nước;



47http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2001/200112/200112250002/lawdocument_vie

w


48http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2002/200211/200211050001/lawdocume

nt_view

(5) Quyết định chính sách về tài chính tiền tệ và tiền lương; (6) Quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân; (7) Bảo vệ môi trường; (8) Họat động kinh tế đối ngoại.

Nghị định 86/2002/NĐ-CP còn quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, các cơ quan ngang Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đang được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của rất nhiều cơ quan chủ quản như là Thủ tướng, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dựa theo các quy định của Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001 về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế của Chính phủ và nghị định số 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ và cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, Chính phủ đã ban hành nghị định riêng đối với từng Bộ quản lý ngành và đối với từng doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế (các Tổng công ty 91). Mỗi Bộ quản lý ngành có nhiệm vụ, tổ chức bộ máy được quy định bởi từng Nghị định riêng biệt nhưng có một điểm chung đó là đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp có vốn nhà nước; mỗi Tổng công ty 91 được quy định nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như lịch sử phát triển của đơn vị đó.

Chế độ chủ quản đã tạo ra và duy trì sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh. Điều này đã dẫn đến hai vấn đề đó là: (1) Các cơ quan hành chính nhà nước mà cụ thể là cơ quan trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc doanh đã tập trung vào giải quyết các sự vụ cho doanh nghiệp mà không chú trọng đến vai trò, chức năng quản lý nhà nước của mình; (2) Các doanh nghiệp nhà nước đã không chủ động để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để khắc phục những nhược điểm này đã có nhiều những thay đổi trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, giảm

dần sự can thiệp của các Bộ quản lý ngành vào hoạt động của doanh nghiệp. Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những cách thức thực hiện để nhằm tách biệt rõ hơn nữa vai trò của chủ sở hữu với người quản lý kinh doanh doanh nghiệp.


Hình 5: Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay Chính phủ vẫn đang tích cực cơ cấu lại, bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ đi rất nhiều, giảm các Bộ kinh tế chuyên ngành và hình thành các Bộ kinh tế tổng hợp. Bộ Kinh tế tổng hợp thực hiện chức năng điều hành vĩ mô, Bộ Quản lý ngành thực hiện công tác là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, có Bộ thực hiện cả hai chức năng quản lý ngành và tổng hợp (ví dụ Bộ Công Thương).

1.2 Nghị định số 39/CP quy định về Điều lệ mẫu Tổng công ty nhà nước 49.


49 http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1995/199508/199508270001

Nhằm cụ thể hóa quyền quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã ban hành nghị định số 39/CP về việc xây dựng Điều lệ hoạt động và mô hình tổ chức, hoạt động của các Tổng công ty nhà nước. Theo quy định của nghị định các Tổng công ty có quyền “xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường”. Hội đồng quản trị của các Tổng công ty với tư cách là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu, có quyền và nghĩa vụ là “thông qua đề nghị của tổng giám đốc để trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của tổng công ty”. Nghị định 39/CP đã đưa ra các quy định đối với các vấn đề liên quan đến chiến lược, tới việc đầu tư lớn, liên doanh với nước ngoài hay hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật của của toàn tổng công ty.

Theo quy định của Nghị định 39/CP thì Hội đồng quản trị của Tổng công ty phải xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy chính việc xin ý kiến này đã tạo điều kiện cho sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động quản trị doanh nghiệp của các Tổng công ty. Các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp hành chính trực tiếp vào họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhưng lại không chịu trách nhiệm đối với các quyết định hành chính của mình, không có quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý này đối với những quyết định gây tổn hại cho doanh nghiệp.

2. BộCông thưươơng

Bộ Công thương là một Bộ mới được thành lập từ Quốc hội khóa XII trên cơ sở sát nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Ngày 27/12/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 189/2007/NĐ-CP 50qui định chức năng,


50 http://www.moi.gov.vn/LDocument/Detail.asp?id=2331&Lf=1

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Nghị định đã quy định Bộ Công thương thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hóa trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế – thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Công thương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như: (1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ; (2) Qui hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; (3) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ; (4) Chủ trì, thẩm định hoặc phê duyệt các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp mà thuộc phạm vi quản lý của Bộ… Các Vụ chuyên môn như kế hoạch và đầu tư, tài chính kế toán, hợp tác quốc tế… là cơ quan chức năng giúp Bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các ngành công nghiệp. Trong từng lĩnh vực, Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp như sau:

- Trong lĩnh vực tài chính kế toán: Tham gia với Bộ Tài chính trong việc giao vốn và các nguồn lực cho các Tổng công ty, đánh giá tài sản của các doanh nghiệp khi tiến hành thanh lý, nhượng bán…; có ý kiến về giá

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí