Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Hoạt Động‌


mà không dùng vào bất kì mục đích khác. Tất cả các cuộc phỏng vấn này là tự nguyện theo trình tự: (1) Tác giả liên hệ với người phỏng vấn qua điện thoại/email để giới thiệu về đề tài nghiên cứu, (2) Nhận được sự đồng ý của đối tượng phỏng vấn, tác giả gửi email phiếu phỏng vấn; (3) Trao đổi những nội dung mà người tham gia phỏng vấn chưa hiểu rõ hoặc còn phân vân; (4) Nhận kết quả phỏng vấn qua email và gửi lời cảm ơn người tham gia phỏng vấn; (5) Mã hoá thông tin phỏng vấn trước khi xử lí kết quả.

g. Xử lí thông tin phỏng vấn

Việc phân tích được thực hiện thủ công bằng cách đọc nội dung văn bản phỏng vấn, nhóm các ý tưởng liên quan, ghi chú những ý kiến đưa vào các phần, các mục. Một số phát biểu tương đồng trong các nhóm khách thể được biên tập lại thành câu ngắn gọn, đủ nghĩa. Các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung cần thiết trong một số trường hợp được dẫn lại nguyên văn. (Stysko- Kunkowska, 2014).

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động‌

a) Mục đích

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng QLĐT GVTHPT tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể tại Trường ĐHSPTPHCM hiện nay, thông qua việc tìm hiểu các văn bản do nhà trường ban hành.

b) Đối tượng

Các văn bản liên quan đến những vấn đề thực trạng chưa được đánh giá rõ ràng thông qua việc điều tra bằng phương pháp phiếu hỏi như Quy chế đào tạo, các minh chứng về quá trình tuyển sinh, quá trình rà soát cập nhật CĐR, CTĐT, đánh giá kết quả đào tạo, về quản lí sinh viên tốt nghiệp.

c) Nội dung

Tập trung làm rõ các vấn đề chưa rõ trong kết quả điều tra bằng phiếu hỏi như thực trạng QLĐT tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể; đánh giá của các đối tượng về QLĐT GVTHPT tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể.


d) Phương pháp thực hiện

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xử lí kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, xác định các vấn đề cần tìm hiểu thêm; Bước 2: Xác định các văn bản, sản phẩm cần nghiên cứu; Bước 3: Liên hệ các đơn vị QLĐT để xin bản sao văn bản; Bước 4: Đọc và phân tích văn bản, trích lọc những nội dung liên quan vào luận văn nhằm giải thích sâu các nội dung chưa rõ ràng.

e. Thời gian thực hiện: 07/2019.

f. Xử lí thông tin

Trích dẫn những nội dung liên quan để giải thích rõ ràng hơn những điểm khác biệt phát sinh trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. So sánh với kết quả phỏng vấn nhằm nêu bật được thực trạng đào tạo và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.

2.3. Thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.3.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào‌

Thực trạng các yếu tố đầu vào trong đào tạo GVTHPT tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào trong ĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM

STT

Nội dung

CBQL

GV, CV

SV

TBC

Sig.

1

Thực trạng quá trình xác định nhu cầu khách hàng

1,97

1,88

1,86

1,87

0,27

2

Thực trạng quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT

2,73

2,68

2,70

2,70

0,87

3

Thực trạng quá trình tuyển sinh

2,60

2,78

2,72

2,71

0,74


4

Thực trạng quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo


2,23


2,23


2,18


2,19


0,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 9


STT

Nội dung

CBQL

GV, CV

SV

TBC

Sig.


5

Thực trạng quá trình đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo


2,07


2,10


2,04


2,06


0,39

6

Thực trạng quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo

1,90

1,88

1,96

1,93

0,24

a. Thực trạng quá trình xác định nhu cầu khách hàng

Bảng 2.1 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá trình xác định nhu cầu ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những cải tiến với điểm trung bình chung 1,75<ĐTB=1,87≤2,50, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 1,75<ĐTB=1,97≤2,50; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 1,75<ĐTB=1,88≤2,50; Sinh viên 1,75<ĐTB=1,86≤2,50. Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các nhóm đối tượng khảo sát bằng phương pháp One-Way ANOVA ở mức ý nghĩa 95% cho thấy sig.=0,27>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát. Ngoài ra, tất cả các đối tượng tham gia phòng vấn cho rằng trường chú trọng đến quá trình xác định nhu cầu khách hàng. Như vậy, quá trình xác định nhu cầu khách hàng trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM cần thực hiện các cải tiến.

b. Thực trạng quá trình rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trong đào tạo

Bảng 2.1 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình chung 2,50<ĐTB=2,70≤3,25, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 2,50<ĐTB=2,73≤3,25; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 2,50<ĐTB=2,68≤3,25; Sinh viên 2,50<ĐTB=2,70≤3,25. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,87>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.


CĐR và CTĐT GVTHPT của Trường ĐHSPTPHCM được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực. CĐR gồm (1) Yêu cầu về phẩm chất và năng lực chia làm 04 nhóm: Nhóm phẩm chất (Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân và Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp); Nhóm năng lực chung (Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin); Nhóm năng lực chuyên môn (năng lực chuyên ngành theo ngành đào tạo và Năng lực nghiên cứu khoa học); Nhóm năng lực nghề nghiệp (Năng lực hiểu người học; Năng lực phát triển chương trình; nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động dạy học; Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục; Năng lực đánh giá); (2) Vị trí, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp; (3) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.

CTĐT GVTHPT được cấu trúc từ 133-135 tín chỉ tuỳ theo ngành đào tạo. CTĐT được thiết kế dựa trên CĐR và có ma trận kết nối CĐR với CTĐT. Tuy nhiên, trong đề cương chi tiết học phần chưa có chuẩn đầu ra học phần nên chưa thể hiện rõ được mối quan hệ giữa học phần với tổng thể CTĐT và CĐR chung. Ngoài ra, CTĐT GVTHPT được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực nhưng đề cương chi tiết chưa có khung tham chiếu đánh giá năng lực (rubric) và phương pháp giảng dạy được nêu chung chung, chưa thể hiện được gắn kết giữa phương pháp dạy học với đạt chuẩn đầu ra.

CBQL có mã phỏng vấn QL2 khẳng định: “CĐR các CTĐT của trường đã được thiết kế theo định hướng năng lực, tuy nhiên, chương trình chi tiết học phần chưa thiết kế rõ ràng PPDH và đánh giá để đạt chuẩn đầu ra”. Ngoài ra, theo cả 04 CBQL đào tạo của Trường ĐHSPTPHCM, trường tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật CĐR, CTĐT của trường ít nhất hai năm một lần. Những hạn chế trên đã được đề cập đến trong Hội nghị tổng kết đợt rà soát, đánh giá, cập nhật CĐR, CTĐT năm 2018 và đã có kế hoạch hành động khắc phục. Từ những thông tin trên, tác giả nhận định rằng CĐR, CTĐT cần tiếp tục cải tiến nhưng quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR, CTĐT của Trường ĐHSPTPHCM đáp ứng yêu cầu.

Như vậy, có thể nhận định rằng quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR, CTĐT của trường đáp ứng yêu cầu.


c. Thực trạng quá trình tuyển sinh

Bảng 2.1 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá trình tuyển sinh ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình chung 2,50<ĐTB=2,70≤3,25, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 2,50<ĐTB=2,60≤3,25; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 2,50<ĐTB=2,78≤3,25; Sinh viên 2,50<ĐTB=2,72≤3,25. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,74>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Trường ĐHSPTPHCM tuyển sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và theo quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với các ngành đào tạo GVTH, trường tuyển sinh theo ba phương thức: (1) tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; (2) Tuyển thẳng theo tiêu chí riêng của trường (điều kiện thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển là đạt học sinh giỏi 3 năm liền cấp THPT) và (3) Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia đối với thí sinh được xếp loại học sinh giỏi năm học lớp 12 cấp THPT và có kết quả thi THPT quốc gia đạt điểm ngưỡng chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Từ những thông tin thu thập được ở trên, tác giả nhận thấy quá trình tuyển sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu.

d. Thực trạng quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo

Bảng 2.1 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những cải tiến với điểm trung bình chung 1,75<ĐTB=2,19≤2,50, trong đó, điểm trung bình lần lượt do CBQL phòng, khoa đánh giá là 1,75<ĐTB=2,23≤2,50; do giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo đánh giá là 1,75<ĐTB=2,23≤2,50; do sinh viên đánh giá là 1,75<ĐTB=2,18≤2,50. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA của 03 nhóm đối tượng khảo sát trên cho kết quả sig.=0,67>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.


Các CBQL tham gia phỏng vấn đều cho rằng Trường ĐHSPTPHCM đang thực hiện cơ chế quản lí nhà nước theo hành chính tập trung nên việc tuyển dụng giảng viên phải tuân theo quy định chặt chẽ của Nhà nước. Ngoài ra, Trường chưa hoàn thành xây dựng hệ thống vị trí việc làm và hệ thống KPIs nên việc rà soát, đánh giá để điều chỉnh, tuyển dụng nhân sự mới chưa được thực hiện nghiêm túc mà chỉ tuyển dụng nhân sự theo đề nghị của các đơn vị. CBQL có mã phỏng vấn QL3 khẳng định: “Trường chưa thực hiện việc đối sánh giảng viên so với nhu cầu của CTĐT, vì vậy, xảy ra tình trạng thừa - thiếu cục bộ về số lượng lẫn chất lượng giảng viên theo từng ngành đào tạo và cơ cấu chưa hợp lí giảng viên của các khoa”. Tác giả tìm hiểu thêm về hệ thống văn bản quản lí nhân sự của nhà trường, kết quả nhận được trùng khớp với ý kiến của các CBQL tham gia phỏng vấn là Trường đã triển khai nhưng chưa hoàn thành đề án vị trí việc làm, tuy đã đưa vào kế hoạch chiến lược về việc xây dựng hệ thống KPIs nhưng việc triển khai còn chưa rõ ràng. Từ các kết quả nêu trên, tác giả nhận định rằng quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo cần có những cải tiến.

e. Thực trạng quá trình đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo

Bảng 2.1 cho thấy có sự thống nhất trong đánh giá quá trình đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo của cả ba đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên với điểm trung bình chung 1,75<ĐTB=2,06≤2,50 tương ứng với mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu và cần thực hiện các cải tiến, trong đó, điểm trung bình lần lượt do CBQL phòng, khoa đánh giá là 1,75<ĐTB=2,07≤2,50; do giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo đánh giá là 1,75<ĐTB=2,10≤2,50; do sinh viên đánh giá là 1,75<ĐTB=2,04≤2,50. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA của 03 nhóm đối tượng khảo sát trên cho kết quả sig.=0,39>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Trường ĐHSPTPHCM hiện có 169 phòng học các loại (gồm: Hội trường, phòng giảng đa năng, phòng giảng tương tác), đảm bảo điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo nhận định chung của cả 03 CBQL thì dù trường có hệ thống


phòng học đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sàn xây dựng phục vụ đào tạo nhưng chất lượng các phòng học không đều, đặc biệt có phòng học ở cơ sở 222 Lê Văn Sỹ đã xuống cấp vì các toà nhà ở cơ sở này đã được xây dựng lâu đời, còn ở cơ sở 351B Lạc Long Quân thì được thiết kế lại từ các phòng ở trước đây là dãy nhà D của Kí túc xá, ngoài ra, đa số các phòng học đều đóng bàn cứng theo quy chuẩn cũ, thiếu linh hoạt, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo phương pháp tích cực hay hoạt động nhóm theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Về học liệu, tuy Trường có nguồn học liệu phong phú ở thư viện và tủ sách các khoa nhưng theo nghiên cứu từ các chương trình đào tạo GVTHPT của trường cũng như tìm hiểu từ Nhà xuất bản ĐHSPTPHCM, số lượng giáo trình, tài liệu học tập do trường biên soạn và phát hành chưa nhiều, chưa đến 10% số giáo trình, tài liệu học tập theo yêu cầu của CTĐT. Theo các CBQL tham gia phỏng vấn thì hàng năm các khoa có rà soát học liệu các chương trình đào tạo và trình Hiệu trưởng phê duyệt mua bổ sung học liệu, nguyên vật liệu cho các học phần thực hành nên học liệu của Trường vẫn đảm bảo cho quá trình dạy học. CBQL có mã phỏng vấn QL2 khẳng định rằng: “Trường chưa tổ chức cho các khoa biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo một cách có hệ thống mà chỉ mới tổ chức thẩm định, phê duyệt giáo trình, tài liệu tham khảo do giảng viên biên soạn và đề xuất thẩm định”.

Một nguyên nhân khác được các CBQL nêu lên là hiện tại việc trang bị mới các CSVC phục vụ quá trình đào tạo còn phụ thuộc vào cơ chế tài chính của Nhà nước. Vì vậy, có nhiều nội dung trường tiến hành rà soát và muốn bổ sung nhưng không thể thực hiện ngay mà phải trình cơ quan chủ quản xem xét phê duyệt. Hoạt động này lại tốn nhiều thời gian và mỗi năm chỉ được thực hiện rà soát, đề xuất một lần nên đã gây không ít khó khăn cho nhà trường.

Như vậy, nhìn chung quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo cần tiếp tục cải tiến.

f. Thực trạng quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo

Bảng 2.1 cho thấy có sự thống nhất trong đánh giá quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo của cả ba đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên với điểm trung bình chung


1,75<ĐTB=1,93≤2,50 tương ứng với mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu và cần thực hiện các cải tiến, trong đó, điểm trung bình lần lượt do CBQL phòng, khoa đánh giá là 1,75<ĐTB=1,90≤2,50; do giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo đánh giá là 1,75<ĐTB=1,88≤2,50; do sinh viên đánh giá là 1,75<ĐTB=1,96≤2,50; Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA của 03 nhóm đối tượng khảo sát trên cho kết quả sig.=0,24>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Các CBQL tham gia phỏng vấn đều cho rằng Trường chưa được tự chủ về tài chính trong đào tạo GVPT mà phụ thuộc và nguồn cấp bù kinh phí đào tạo hàng năm cho những sinh viên học ngành sư phạm, vì vậy, ngoài hoạt động trả lương cho CBQL, GV, chuyên viên phục vụ đào tạo, học bổng khuyến học cho sinh viên thì nguồn kinh phí các hoạt động khác của sinh viên như thực tế, thực tập sư phạm rất hạn chế. Theo CBQL có mã phỏng vấn QL2 có ý kiến rằng: “Trường còn thụ động trong việc xây dựng phương án sử dụng các nguồn tài chính cho các hoạt động liên quan; Điều phối nguồn kinh phí cho phù hợp với nhu cầu thực tế”. Từ những thông tin thu thập được, tác giả thống nhất quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến.

2.3.2. Thực trạng các yếu tố quá trình‌

Thực trạng các yếu tố quá trình trong đào tạo GVTHPT tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng các yếu tố quá trình trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM

STT

Nội dung

CBQL

GV, CV

SV

TBC

Sig.

1

Thực trạng quá trình giảng dạy của giảng viên

2,73

2,73

2,63

2,67

0,27

2

Thực trạng quá trình học của sinh viên

2,30

2,30

2,28

2,28

0,89

3

Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên

2,70

2,75

2,82

2,80

0,38

a. Thực trạng quá trình giảng dạy của giảng viên

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí