Đánh Giá Của Cbql Trường Th Về Thực Trạng Kiểm Tra Hoạt Động Đánh Giá Kqht Môn Toán Theo Hướng Ptnl Học Sinh

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


ĐTB


Thứ bậc

Tốt

(SL)

Khá

(SL)

Trung bình

(SL)

Chưa tốt

(SL)


1

Xác định và quán triệt các tiêu chí đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng

PTNL học sinh


0


14


61


0


2.19


1


2

Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra

hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


0


5


70


0


2.07


3


3

Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đánh

giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh


0


7


68


0


2.09


2


4

Điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng

PTNL học sinh


0


2


73


0


2.03


4

ĐTB chung

2,10


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 10

Qua bảng số liệu 2.11 chúng tôi nhận thấy rằng:

Kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có vai trò hết sức quan trọng và cần được quan tâm thực hiện hiệu quả, bởi lẽ, đây là khâu cuối của một chu trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT nhằm thu được kết quả hoạt động cũng như có thông tin cho một chu trình quản lý tiếp theo. Tuy nhiên, kết quả điều tra ở các khách thể khảo sát chỉ đạt ĐTB là 2,10 ứng với 4 mức độ là đạt mức độ “Trung bình”. Điều này cho thấy trong công tác kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, việc thực hiện thực hiện nội dung và thực hiện sử dụng phương pháp còn yếu, gặp nhiều khó khăn.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về nhà quản lý

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 12 (PL2) về thực trạng các yếu tố thuộc về nhà quản lý ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về nhà quản lý ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn Toán

theo hướng PTNL học sinh



TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh hưởng nhiều

(SL)

Ảnh hưởng (SL)

Ít ảnh hưởng (SL)

Không ảnh hưởng

(SL)


1

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng

PTNL học sinh


50


25


0


0


3,67


4


2

Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong

nhà trường


66


9


0


0


3,88


1


3

Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

học sinh


61


14


0


0


3,81


2


4

Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng

PTNL học sinh


57


18


0


0


3,76


3


5

Mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán

theo định hướng PTNL học sinh


48


27


0


0


3,64


5

ĐTB chung

3,75


Qua bảng số liệu 2.12 chúng tôi nhận thấy rằng:

Có một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đều được CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá cao nhất đó là “Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong nhà trường” với ĐTB là 3,88 tương ứng với bốn mức độ được đưa ra. Điều này cho thấy năng lực của Hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường quyết định rất nhiều đến việc thực hiện quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh. Điều này đòi hỏi lãnh đạo ngành GD&ĐT cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng và CBQL trong nhà trường TH. Tiếp đến “Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh" là yếu tố đứng ở vị trí thứ 2. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh được đánh giá là có ảnh hưởng thứ 3. Còn yếu tố được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất đó là mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 12 (PL2) về thực trạng các yếu tố thuộc về GV ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn Toán

theo hướng PTNL học sinh



TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh hưởng nhiều

(SL)

Ảnh hưởng (SL)

Ít ảnh hưởng (SL)

Không ảnh hưởng

(SL)


1

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và năng lực tổ chức, thực hiện đánh giá KQHT theo định hướng

PTNL học sinh


53


22


0


0


3,71


2


2

Ý thức trách nhiệm của GV trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh


56


19


0


0


3,75


1

ĐTB chung

3,73


Qua bảng số liệu 2.13 chúng tôi thấy rằng:

Các yếu tố thuộc về GV được đánh giá ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với mức ĐTB chung là 3,73 tương ứng với bốn mức độ được đưa ra và dao động từ 3,71 đến 3,75.

Xét trong tương quan giữa các yếu tố cụ thể, yếu tố thuộc về ý trách nhiệm của GV trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh xếp ở vị trí số 1 (ĐTB= 3,75) và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và năng lực tổ chức, thực hiện đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh (ĐTB= 3,71) xếp ở vị trí thứ bậc 2. Điều này chứng tỏ các đối tượng khảo sát đánh giá rất cao sự ảnh hưởng của yếu tố năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của người GV đối với chất lượng hoạt động đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH.

2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về học sinh

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 12 (PL2) về thực trạng các yếu tố thuộc về học sinh ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về HS ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh


TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh hưởng nhiều

(SL)

Ảnh hưởng (SL)

Ít ảnh hưởng (SL)

Không ảnh hưởng

(SL)

1

Nhận thức và ý thức học tập

của học sinh

43

32

0

0

3,57

3

2

Khả năng tự đánh giá KQHT

của học sinh

46

29

0

0

3,61

2

3

Ý thức tham gia vào hoạt động

đánh giá KQHT

52

23

0

0

3,69

1

ĐTB chung

3,62


Qua bảng số liệu 2.14 chúng tôi nhận thấy rằng:

Các yếu tố thuộc về học sinh ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được đánh giá với mức ĐTB chung từ 3,57 đến 3,69 tương ứng với bốn mức độ được đưa ra.

Xét trong tương quan giữa các yếu tố cụ thể, yếu tố thuộc về ý thức thức tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT được xếp ở vị trí thứ 1 (ĐTB là 3,69); yếu tố thuộc về khả năng tự đánh giá KQHT của học sinh đứng ở vị trí thứ 2 và yếu tố thuộc về nhận thức và ý thức học tập của học sinh đứng ở vị trí cuối cùng nhưng ĐTB cũng là 3,57. Như vậy, các đối tượng khảo sát đánh giá rất cao sự ảnh hưởng của yếu tố thuộc về chuyên môn đối với quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh tại các trường TH trên địa bàn thành phố.

2.5.4. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 12 (PL2)về thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh‌‌


TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh hưởng nhiều

(SL)

Ảnh hưởng (SL)

Ít ảnh hưởng (SL)

Không ảnh hưởng

(SL)


1

Các văn bản pháp quy về đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

người học ở trường Tiểu học


63


12


0


0


3,84


1


2

Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học

ở trường Tiểu học


43


32


0


0


3,57


5


3

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường

với các khoa đào tạo SĐH và các bộ phận liên quan đến đào tạo SĐH


54


21


0


0


3,72


3


4

Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường

Tiểu học


58


17


0


0


3,77


2


5

Công nghệ thông tin phục vụ đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL

người học ở trường Tiểu học


41


34


0


0


3,55


6


6

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, tạo động lực cho các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học

ở trường Tiểu học


52


23


0


0


3,69


4

ĐTB chung

3,69


Qua bảng số liệu 2.15 chúng tôi nhận thấy rằng:

Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với ĐTB chung là 3,69 và dao động từ 3,55 đến 3, 84.

Với ĐTB là 3,84 yếu tố “Các văn bản pháp quy về đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học” được đánh giá là ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo hướng PTNL học sinh ở các trường TH. Bởi lẽ, hệ thống các văn bản pháp quy này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các nhà trường. Yếu tố “Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học” xếp ở vị trí thứ hai với ĐTB là 3,77. Các yếu tố còn lại lần lượt đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Những kết quả đạt được

- Các CBQL, GV trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh cũng như quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.

- Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh được triển khai thực hiện thống nhất giữa các trường TH trên địa bàn thành phố Móng Cái. Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh từng bước được các nhà trường quan tâm đổi mới.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh từng bước được Hiệu trưởng và CBQL các trường TH quan tâm, hoàn thiện.

- Hệ thống phương tiện, CSVC phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của các trường TH được cải thiện và từng bước đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hoạt động này.

2.6.2. Những tồn tại, hạn chế

- Hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự đạt được kết quả tốt.

- Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH được triển khai thực hiện chủ yếu mới đạt được kết quả ở mức “Trung bình”.

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh chỉ đạt được mức độ “Trung bình” về kết quả thực hiện.

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân của mặt mạnh

- Đội ngũ CBQL và GV trường TH nhìn chung phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; Được đào tạo cơ bản, tâm huyết với nghề, nhiệt tình gắn bó với nhà trường và sự nghiệp GD&ĐT.

- Nội bộ các trường TH luôn đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể, công đoàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Có nhiều thuận lợi trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới sự nghiệp GD&ĐT nói chung và đổi mới hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí