Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể‌ 65484


Hình 1 4 Mô hình TQM đơn giản a Nguyên tắc của quản lí chất lượng tổng 1


Hình 1.4. Mô hình TQM đơn giản


a. Nguyên tắc của quản lí chất lượng tổng thể

Mặc dù có quan điểm khác nhau về TQM, các nhà nghiên cứu thống nhất nguyên tắc của TQM gồm: (1) Định hướng bởi khách hàng; (2) Cải tiến và học hỏi liên tục; (3) Tiếp cận quá trình; (4) Lôi cuốn đội ngũ (Mọi người cùng tham gia); (5) Tiếp cận hệ thống; (6) Quyết định dựa trên sự kiện.

b. Phương pháp tiếp cận và công cụ cải tiến liên tục của TQM

Cải tiến liên tục đóng vai trò nền tảng trong TQM, đây là tư tưởng cốt lõi dẫn dắt quản lí nhằm cung cấp chất lượng tốt hơn cho khách hàng. Để cải tiến chất lượng liên tục đòi hỏi đội ngũ và các quyết định đưa ra ở các cấp độ phù hợp, giao nhiệm vụ thực hiện cho đội ngũ phù hợp với môi trường làm việc của bản thân họ. Đội ngũ cần được tự do tác nghiệp trong khuôn khổ các mục tiêu rõ ràng và đã được xác định trước.

Deming thiết lập công cụ để cải tiến liên tục (gọi là vòng tròn Deming) gồm 4 giai đoạn như hình 1.5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


Hình 1 5 Vòng tròn Deming Nguồn Deming E Edwards 1986 Lập kế hoạch Plan gồm 2

Hình 1.5. Vòng tròn Deming (Nguồn Deming, E.Edwards, 1986)

Lập kế hoạch (Plan): gồm (1) Thiết lập các mục tiêu cụ thể (chỉ báo) để cải thiện hoặc phát triển mà nhà quản lí muốn hướng đến với mô tả chi tiết nhiệm vụ kèm theo các thông số kĩ thuật rõ ràng; (2) Xây dựng hệ thống quy định, quy trình, kế hoạch thực hiện, bao gồm: các dữ liệu được sử dụng; các nguồn lực cần thiết (chi phí


dự kiến, nhân lực cần thiết); rủi ro và các bước giảm thiểu rủi ro; hỗ trợ cần thiết từ quản lí; cách vận hành hoặc tài liệu hướng dẫn.

Thực hiện (Do): là việc đưa kế hoạch vào thực hiện theo quy trình và kế hoạch đã được thiết lập, gồm: (1) Đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm về quy trình thực hiện hay cách thức vận hành; (2) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch (bám sát kế hoạch thực hiện và thực hiện tất cả các nhiệm vụ; cập nhật tiến độ với các đơn vị, cá nhân phối hợp; Tuân theo lịch trình và thông báo bất kì lo ngại cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện). Thực hiện công việc trên nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi thành viên, đồng thời thực hiện các tác động quản lí thích hợp.

Kiểm tra (Check): Thực hiện giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: (1) Xác nhận kết quả có như mục tiêu và kế hoạch đặt ra không; (2) Ghi chú tất cả các thay đổi, sai sót, cách làm tốt nhất, điểm khó khăn và thách thức phải đối mặt; (3) Xác định nguyên nhân cho từng vấn đề. Việc kiểm tra dựa trên nguyên tắc tin vào lòng người và không cần kiểm tra thái quá.

Hành động (Action): Toàn bộ tổ chức (nhà quản lí đóng vai trò chủ chốt) phải rút ra được bài học từ sự thất bại hay những hạn chế được tìm thấy từ bước “kiểm tra”. Từ đó, tiến hành cập nhật quy trình và xác định những khía cạnh nào cần phải được cải tiến. Hay nói cách khác bước này chính là bước đề ra mục tiêu cho bước “lập kế hoạch” của vòng lặp PDCA tiếp theo.

Vòng tròn Deming (PDCA) là công cụ cải tiến chất lượng liên tục của TQM giúp cho các cơ sở không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Mỗi chức năng của vòng tròn Deming (PDCA) có mục tiêu riêng song chúng có tác động qua lại với nhau và vận động theo hướng phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng.

Trong hoạt động quản lí, PDCA giúp cho các cơ sở chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua theo dõi, phát hiện, phân tích nhằm loại bỏ những nguyên nhân gây sai hỏng, thực hiện những tác động điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho sản phẩm ngày càng hoàn hảo. PDCA cũng giúp cho quá trình quản lí phải thực hiện cải tiến không ngừng theo hướng chất lượng ngày càng hoàn hảo hơn.


c. Vận dụng TQM vào GDĐH

TQM đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng vào giáo dục, đào tạo nói chung và vào GDĐH nói riêng. Việc áp dụng TQM vào GDĐH của nhiều nước đã thể hiện tinh thần cơ bản: (1) Đào tạo đạt chất lượng khi nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học, đơn vị sử dụng lao động; (2) TQM coi khách hàng (cả bên trong lẫn bên ngoài) là trọng tâm. Chất lượng đào tạo phải được khách hàng xác định, giám sát, đo lường, đánh giá; (3) TQM là hệ thống quản lí lấy con người làm trung tâm. Trách nhiệm đối với chất lượng không chỉ tập trung vào các nhà quản lí, mà còn là trách nhiệm của toàn bộ các thành viên trong tổ chức với tinh thần tự quản, mỗi thành viên trong tổ chức là một phần tử chất lượng của tổ chức đó. Việc ĐBCL đòi hỏi phải có sự cam kết, sự gắn kết của các thành viên với các bộ phận trong nhà trường; (4) Triết lí của TQM là “liên tục cải tiến, sáng tạo” với phương châm “làm tốt, làm đúng ngay từ đầu”, ngăn ngừa rủi ro, tránh sai sót trong tất cả các khâu của quá trình làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ; (5) TQM đòi hỏi sự thay đổi văn hóa của nhà trường tức là thay đổi tác phong, quan hệ, phương pháp làm việc, quản lí, kể cả việc xây dựng và phát triển truyền thống, uy tín của nhà trường/tổ chức. Một nhà trường xây dựng thành công hệ thống quản lí chất lượng bên trong theo tiếp cận TQM khi nhà trường đó xây dựng thành công văn hoá chất lượng.

Như vậy, TQM là cách quản lí tổng thể, cải tiến chất lượng liên tục với sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên trong tổ chức. TQM không áp đặt tiêu chuẩn chất lượng từ bên ngoài, mà là tạo ra VHCL trong tổ chức, ở đó có sự tham gia tự nguyện của mọi thành viên vào các quá trình cải tiến liên tục, hướng tới mục tiêu đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Đó là cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc họ cần và theo cách thức họ cần, thỏa mãn và vượt cả những mong đợi của họ.

1.4.2. Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể‌

a. Phân cấp quản lí trong quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông

QLĐT GVTHPT ở trường đại học được thực hiện bởi nhiều đơn vị như: Hội đồng trường đại học; Hiệu trưởng; phó hiệu trưởng; Hội đồng khoa học và đào tạo


trường; các khoa, phòng chức năng; thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo khác. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, đơn vị, cá nhân được quy định cụ thể trong Luật giáo dục đại học (Quốc hội, 2018) và Điều lệ trường đại học (Chính phủ, 2014).

Hội đồng trường: (1) Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch đào tạo hàng năm của trường; (2) Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; (3) Quyết định về việc đảm bảo các nguồn lực phục vụ đào tạo.

Hiệu trưởng: (1) Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường trình hội đồng trường phê duyệt; (2) Xây dựng quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lí, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, trình hội đồng trường thông qua; (3) Tổ chức tuyển dụng, quản lí và sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, viên chức theo quy định của pháp luật; (4) tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lí, viên chức;

Các Khoa: (1) Quản lí giảng viên; (2) Quản lí chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo; (3) Quản lí sinh viên; (4) Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.

Các phòng chức năng: có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lí, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được hiệu trưởng giao.(1) Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển chất lượng đào tạo; (2) Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong ban hành các quy định, chính sách về đào tạo; (3) Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong xây dựng chuẩn chất lượng các ngành đào tạo của nhà trường; (4) Tham mưu và giúp Hiệu trưởng tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Như vậy, chủ thể quản lí trực tiếp quá trình đào tạo phải là Trưởng các khoa. Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng cùng Trưởng khoa xây dựng kế hoạch đào tạo và QLĐT. Các trưởng khoa thực hiện các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quá trình đào tạo theo từng khoa mình phụ trách.


b. Nội dung quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể

Từ những phân tích lí luận đã trình bày ở trên, tác giả đề xuất sử dụng lí thuyết cải tiến liên tục theo vòng tròn Deming (PCDA) để QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM như hình 1.6.

Hình 1 6 QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM Theo mô hình 1 6 nội dung QLĐT GVTHPT theo 3

Hình 1.6. QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM

Theo mô hình 1.6, nội dung QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM bằng công cụ quản lí theo vòng tròn Deming, gồm 06 hoạt động cho 4 bước P-D-C-A của vòng tròn Deming, cụ thể

Bước lập kế hoạch (Plan) gồm hoạt động (P1) Xác định hệ thống chỉ báo cho 11 yếu tố ĐT GVTHPT gồm (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng; (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT; (3) Quá trình tuyển sinh; (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo; (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo; (6) Quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo; (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên; (8) Quản lí quá trình học của sinh viên; (9) Quản lí quá trình thực tập sư phạm của sinh viên; (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp; (11) Quản lí sinh viên tốt nghiệp và hoạt động (P2) Xây dựng hệ thống quy định, quy trình, kế hoạch thực hiện 11 yếu tố ĐT GVTHPT nêu trên.


Bước Thực hiện (Do) gồm hoạt động (D1) Tập huấn cho các cá nhân, đơn vị về hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình, kế hoạch thực hiện 11 yếu tố ĐT GVTHPT nêu trên; (D2) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện 11 yếu tố ĐT GVTHPT nêu trên theo hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và kế hoạch đã được thiết lập.

Bước Kiểm tra (Check): CBQL thực hiện giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện 11 yếu tố ĐT GVTHPT nêu trên để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Bước Hành động (Action): ở bước này, CBQL thực hiện chuẩn hóa hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những điểm cải tiến để áp dụng vào chu kì tiếp theo.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể‌

QLĐT GVTHPT theo bất kì tiếp cận nào cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các nhân tố liên quan đến cơ sở đào tạo đó và những yếu tố ngoại vi. Những yếu tố thuộc cơ sở đào tạo bao gồm: (1) Cơ chế chính sách đào tạo GVTHPT ở các trường;

(2) Các điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo; (3) Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường; (4) Chiến lược phát triển của nhà trường; (5) Năng lực của cán bộ, giảng viên của nhà trường; (6) Văn hoá nhà trường và các nhân tố bên ngoài gồm:

(1) Hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục; (2) Bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội địa phương; (3) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; (4) Xu hướng phát triển của ngành đào tạo; (5) Cơ chế quản lí giáo dục; (6) Những yêu cầu mới của đơn vị sử dụng lao động ; (7) Những quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành đào tạo.

Trong đề tài này, tác giả chỉ xem xét một số yếu tố tác động trực tiếp đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM gồm: (1) Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng;

(2) Lãnh đạo và chiến lược; (3) Môi trường văn hoá chất lượng của nhà trường.

1.5.1. Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng‌

Xác định khách hàng

Khi áp dụng TQM vào quản lí giáo dục và coi giáo dục một dịch vụ thì khách hàng của giáo dục bao gồm có khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài gồm:

(1) Giảng viên, cán bộ nhà trường là khách hàng bên trong; (2) Người học (sinh viên)


là khách hàng bên ngoài số 1; (3) Cha mẹ học sinh, người sử dụng lao động là khách hàng bên ngoài số 2; (4) Thị trường lao động, chính phủ, xã hội là khách hàng bên ngoài số 3 (Sallis, 2002).

Khi nhà trường áp dụng TQM vào QLĐT GVTHPT, công tác QLĐT trước tiên phải hướng tới sinh viên, trung tâm của quá trình đào tạo, sau đó là thị trường lao động, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường và các đối tượng khách hàng khác.

Mục tiêu hàng đầu của TQM là hướng tới khách hàng. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải xác định mối quan hệ với khách hàng, đó là nhiệm vụ hàng đầu để tồn tại và phát triển của tổ chức. Với nhà trường, QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM phải hướng tới các đối tượng sau: (1) Quan tâm đến người học, để họ được hưởng những dịch vụ tốt nhất của quá trình đào tạo như CTĐT, đội ngũ giảng viên, điều kiện hỗ trợ học tập; (2) Người sử dụng lao động, họ phải được hưởng những sản phẩm tốt nhất của quá trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kĩ năng nghề có chuyên môn cao và có đầy đủ sức khỏe; (3) Giảng viên đang làm công tác giảng dạy phải được hưởng những điều kiện tốt nhất để thể hiện và cống hiến.

Mỗi loại khách hàng có nhu cầu khác nhau ở từng thời điểm khác nhau. Sinh viên năm đầu có nhu cầu khác với những sinh viên năm cuối, những giảng viên trẻ có nhu cầu khác với những giảng viên lớn tuổi. Người sử dụng lao động cũng có nhu cầu khác nhau mỗi năm. Xác định nhu cầu của từng loại khách hàng làm cơ sở xác định các chiến lược hành động là hoạt động được nhà quản lí tiến hành thường xuyên và liên tục.

Việc nắm bắt được nhu cầu của các đối tượng khách hàng là cơ sở để nhà trường cải tiến, điều chỉnh quá trình đào tạo nhằm đạt được chất lượng như mong muốn. Do đó, có được những thông tin chính xác và kịp thời là nguyên tắc quan trọng trong quản lí ĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM. Có 02 dạng thông tin: (1) Thông tin nội bộ trường là những thông tin được ban hành từ Ban Giám hiệu xuống các đơn vị trong trường kể cả người học và ngược lại. Thông tin này giúp quá trình đào tạo và quản lí đào tạo có sự điều chỉnh và cải tiến kịp thời; (2) Thông tin với các đối tượng khách hàng bên ngoài là những thông tin giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023