DLNN. Dân cư thuần nông chất phác, thân thiện có thể gây ấn tượng tốt cho du khách, kinh nghiệm chuyên canh cây bưởi, sản xuất theo hướng hàng hóa có thể hướng dẫn du khách trải nghiệm trồng, chăm sóc và thu hoạch nông sản. Trên cơ sở các lợi thế này phát triển hoạt động DLNN. S7,9,11O3,8: Cộng đồng dân cư hiểu rõ ý nghĩa của phát triển DL, phục vụ du khách đến tham quan vườn bưởi. Tại Tân Triều có nhà thờ, di tích lịch sử cấp tỉnh bên cạnh làng nghề, lễ hội truyền thống của địa phương có thể đưa vào thiết kế chương trình tour hấp dẫn. Người dân có thêm một nguồn thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng sinh kế gia đình. | dân cư địa phương. W7,10O4,8: Quảng bá thiếu chuyên nghiệp nên hình ảnh điểm đến chưa phổ biến rộng rãi. Cộng đồng dân cư địa phương chỉ nhận tuyên truyền vận động, hỗ trợ tham gia hoạt động dịch vụ khi ngành du lịch chưa mang lại hiệu quả. Thúc đẩy phát triển ngành du lịch chưa đóng góp nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu. Nguồn lao động mất cơ hội tham gia phục vụ DL, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo kỹ năng du lịch. | |
T (Thách thức) | Điểm mạnh, thách thức (ST) S9T4: Giá trị văn hóa nông nghiệp người dân được kế thừa có đặc trưng riêng, góp phần xây dựng sản phẩm DL riêng biệt tăng khả năng cạnh tranh thu hút du khách với các địa phương khác. S1,8TT7: Khoảng cách điểm đến và giao thông thuận tiện cho khách | Điểm yếu, thách thức (WT) W1,3T6: Thiếu sự hưởng ứng của dân cư về các lớp bồi dưỡng kỹ năng du lịch và tổ chức tập huấn sản xuất nông nghiệp. Nên sự liên kết giữa chủ thể điểm đến du lịch với đại lý du lịch trong và ngoài tỉnh bị hạn chế, tính cạnh tranh cao do xung đột lợi ích kinh tế. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phiếu Khảo Sát Ý Kiến Dân Cư Phát Triển Dlnn Tại Làng Bưởi Tân Triều
- Danh Sách Các Địa Điểm Du Lịch Đang Hoạt Động Ở Huyện Vĩnh Cửu
- Kết Quả Phân Tích Bằng Ma Trận Swot Phát Triển Dlnn Làng Bưởi Tân Triều
- Định Hướng Phát Triển Dlnn Ở Làng Bưởi Tân Triều Theo Hướng Bền Vững
- Sơ Đồ Phát Triển Dlnn Làng Bưởi Tân Triều Theo Hướng Bền Vững
- Các Loại Hình Dl Theo Kozak Và Bahçe, 2006
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
dễ dàng di chuyển tham quan. Tuy nhiên, cần chiến lược quảng bá và tuyên truyền hiệu quả, tuân thủ xây dựng hình ảnh điểm đến làng bưởi trung thực đến du khách. S2,4,6T2: Nông sản bưởi có diện tích, thương hiệu và được cấp chỉ dẫn địa lý, dân cư có kinh nghiệm phục vụ DLST. Vì thế, tập trung nâng cao chất lượng nông sản, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng nông nghiệp sạch nhằm đa dạng hóa sản phẩm bán cho du khách. S5,8,10T1,5: Đầu tư phát triển đường ôtô liên tỉnh, bến xe,..duy trì an ninh trật tự điểm đến kết hợp ẩm thực lạ miệng, sản phẩm đa dạng hóa đã chế biến góp phần xây dựng sản phẩm DL riêng biệt. Thúc đẩy tăng cường nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng DLNN theo hướng bền vững từ các mô hình đã hoạt động. Phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng phát triển địa phương sở hữu phát triển DL. | W5,9T2: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu đặc sắc, hấp dẫn, đồng thời địa phương hạn chế về đội ngũ quản lý, chuyên gia đầu ngành về du lịch. Áp dụng công nghệ cao nên khâu nâng cao chất lượng nông sản, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng nông nghiệp sạch đa dạng hóa là rất cần thiết. W2,11T1,9: Sử dụng khai thác tài nguyên phát triển du lịch bị hạn chế nên khó khăn khi xây dựng sản phẩm DL riêng biệt, độc đáo khi nghiên cứu phát triển mô hình DLNN tại làng bưởi Tân Triều theo hướng bền vững. Định hướng phát triển ngành du lịch nhưng vẫn đảm bảo lợi ích công bằng xã hội rất khó khăn cần giải pháp cụ thể tránh gây xung đột giữa yếu tố kinh tế và xã hội. W4,7,10T10: Giá trị kinh tế nông sản đặc sản bưởi mang lại thấp. Chỉ phần nhỏ nông sản bưởi sau thu hoạch cung ứng du lịch, phần lớn vẫn bán ở chợ và thương lái thu mua, thu nhập người dân thấp. Công tác vận động, hỗ trợ cộng |
đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động dịch vụ, du lịch chưa hiệu quả. Công tác gìn giữ giá trị truyền thống, cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường. |
Đánh giá này mang tính chung nhất nên chưa xét đến các nguyên nhân khách quan dẫn đến mô hình DLNN chưa được lựa chọn, xúc tiến phát triển trên địa bàn. Khi kết hợp các thế mạnh (S) cùng cơ hội (O) không cần đề xuất giải pháp, ngược lại sự kết hợp giữa các điểm yếu (W) và thách thức (T) là nền tảng cho xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển SPDLNN. Từ đó, thúc đẩy xây dựng các mô hình DLNN tại làng bưởi Tân Triều phù hợp trong tương lai.
Tiểu kết chương 2
Ngành du lịch đang giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT- XH ở của Việt Nam, tỉnh Đồng Nai nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng. Ngành du lịch không ngừng phát triển với tốc độ nhanh, song loại hình DLNN vẫn trong giai đoạn từng bước trưởng thành. Tuy nhiên, làng bưởi Tân Triều vẫn chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng nhằm xây dựng SPDL đặc trưng để phục vụ du khách.
Chương 2 đã khái quát về huyện Vĩnh Cửu với các nguồn tài nguyên khai thác phục vụ du lịc. Trong đó, đánh giá được tiềm năng và thực trạng khai thác DLNN với điển cứu làng bưởi Tân Triều. Địa bàn nghiên cứu hội tụ các lợi thế phát triển loại hình DLNN mới này nhưng chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân cư địa phương.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU, HUYỆN VĨNH CỬU (TỈNH ĐỒNG NAI) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển DLNN ở huyện Vĩnh Cửu theo hướng bền vững đến năm 2030
3.1.1. Định hướng phát triển KT – XH huyện Vĩnh Cửu
Mục tiêu chung:
Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững KT-XH, bảo đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường nhằm nhằm đưa huyện Vĩnh Cửu trở thành huyện phát triển vào mức trung bình khá của tỉnh Đồng Nai và phấn đấu đến năm 2020 khoảng 55% - 60% xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới.
* Về kinh tế: GRDP (Gross Religional Domestic Product) bình quân trên địa bàn là 11,0%. Công nghiệp: 58,3%, dịch vụ: 36,4%; nông nghiệp: 5,3%. Thu nhập bình quân đầu người 61 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt và vượt dự toán Tỉnh giao. Tổng vốn đầu tư phát triển khoảng 15.000 –
16.000 tỷ đồng. Tổng số lượt khách 80,9 ngàn lượt, khách tham quan 60 ngàn lượt với mức tăng trung bình 10%. Trong đó khách lưu trú 20,9 ngàn lượt gồm khách quốc tế 900 lượt có số ngày lưu trú trung bình 2 ngày/khách. Khách nội địa 20 ngàn lượt với số ngày lưu trú trung bình 1,5 ngày/ khách. Ước tổng doanh thu giai đoạn 2016-2020 trung bình 15 tỷ đồng.
* Về xã hội: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm xuống dưới 1% và duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn đạt mức 1%. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 55%. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập các bậc học phổ thông 100%. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng dưới 5 tuổi dưới 5%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%/ năm theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh Đồng Nai. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó 50 – 55% được đào tạo nghề. Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia 66,7%. Giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 – 4.500 lao động/ năm. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 99,23% và tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa đạt 95%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế toàn dân 88%. Nâng tuổi thọ trung bình của dân cư huyện lên 78 tuổi. Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện đạt 99,99%.
* Về môi trường: Tỷ lệ che phủ xanh đạt 68% và rừng tự nhiên đạt 63,5% và duy trì trong những năm tiếp theo. Thu gom, xử lý rác thải theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sống gồm các loại rác thải đô thị, công nghiệp không độc hại, y tế chất thải rắn độc hại đạt 100%. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99% và tỷ lệ dân số thành thị đạt 100%.
* Về an ninh quốc phòng: Củng cố, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, đảm bảo trật tự xã hội ở các xã trong huyện, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ. Tỷ lệ tham gia thường xuyên đạt khoảng 3% tổng số dân.
3.1.2. Kế hoạch phát triển DL của huyện Vĩnh Cửu tầm nhìn 2030
* Quan điểm phát triển
- Ngành DL huyện Vĩnh Cửu phát triển phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển DL của tỉnh Đồng Nai; vùng DL Đông Nam Bộ và Quy hoạch phát triển KT- XH huyện nhằm đảm bảo thống nhất với các Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan ở địa phương.
- Phát triển gồm thị trường khách quốc tế và nội địa; chú trọng đấu tư khai thác thị trường DL nội địa và thu hút du khách có mức chi tiêu cao.
Đầu tư có trọng tâm và trọng điểm, thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa, đồng thời huy động tất cả các nguồn lực hiện có để đầu tư phát triển DL.
- Ngành DL cần phát huy cao nhất những lợi thế sở hữu về vị trí địa lí, tài nguyên thiên thiên, cảnh quan sinh thái ở địa phương như rừng, hồ, sông,.. và các di tích cách mạng, làng nghề, nông sản nổi bật,.. để xây dựng SPDL đặc thù. Bên cạnh đẩy mạnh liên kết phát triển DL trong vùng, tỉnh, gây sức hút thị trường DL tại TP.HCM.
- Phát triển DL trên địa bàn huyện phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm mục tiêu an ninh quốc phòng, xây dựng giải pháp kịp thời nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và các sự cố về môi trường.
* Mục tiêu phát triển
+ Thị trường khách du lịch:
Huyện Vĩnh Cửu có tốc độ phát triển khá nhanh, phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Khách quốc tế chủ yếu là các nhà đầu tư
nước ngoài, chuyên gia trong nhóm ngành kỹ thuật làm việc tại cụm, khu công nghiệp địa phương lân cận và trong tỉnh. Mục đích khác là tham gia hội nghị, sinh viên, nghiên cứu sinh học nước ngoài. Khách nội địa thu hút công nhân từ các khu công nghiệp, khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Xây dựng SPDL:
- Đa dạng hóa SPDL gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở đi sâu khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về du lịch sinh thái rừng, sông; những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, những nét đặc trưng riêng thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường.
- Tạo SPDL độc đáo, đặc trưng: Phát triển các SPDL phù hợp dựa vào lợi thế sẵn có khai thác DL, mô hình DLNN, DLST kết hợp với nhau thông qua các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề, rừng, sông, suối, thác, vườn,…
- Tạo SPDL chuyên đề: Tham quan các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, sự kiện, tìm hiểu nền văn hóa các dân tộc ít người, homestay, farmstay; DL nghiên cứu khoa học; điều dưỡng chữa bệnh,... Mục đích kéo dài ngày lưu trú của khách và tăng cơ cấu chi tiêu, doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để du khách quay trở lại.
- Chiến lược đa dạng hóa các SPDL: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các SPDL phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và quốc tế, từng điểm du lịch phải có sản phẩm lưu niệm du lịch đặc thù, kết hợp với các tỉnh bạn để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các SPDL.
- Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách.
+ Cơ sở hạ tầng:
- Đầu tư xây dựng để có được hệ thống cơ sở vật chất du lịch tương đối đồng bộ, có chất lượng, bao gồm: Các cơ sở dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại - du
lịch, triển lãm, hội nghị - hội thảo, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch khác.
- Đầu tư để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các SPDL hiện có và phát triển các sản phẩm mới, các SPDL đặc thù, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao.
- Đầu tư để khai thác, đồng thời phải bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên; cải thiện môi trường du lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
+ Đầu tư du lịch:
- Hình thành các khu, điểm du lịch mới phù hợp với tài nguyên du lịch phát triển lâu dài.
- Hình thành các tổ hợp du lịch - thể thao hoặc các dự án gắn với DLST, DLNN, thiết kế tuyến DL kết nối các điểm DL địa phương.
- Trung tâm giải trí, mua sắm hoạc dịch vụ giải trí về đêm phục vụ DL.
- Nhà nghỉ dưỡng có chất lượng, đảm bảo sức tải du khách và kỹ năng tổ chức hội nghị, sự kiện.
- Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống ở địa phương.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ DL.
- Bảo vệ và tăng mảng xanh, chú trọng môi trường sinh thái tại các khu, điểm đến phục vụ DL.
+ Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên DL:
- Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý. Đồng thời, đầu tư phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm tính khoa học, dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển.
- Triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên; thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn với việc khai thác phát triển du lịch.
- Xây dựng chính sách cụ thể thu hút các thành phần trong xã hội tham gia bảo tồn cảnh quan sinh thái nông nghiệp thông qua phát triển DL.