Cơ Cấu Lao Động Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Theo Nhóm Tuổi Và Giới Giai Đoạn 2015 Đến 2019


Để bảo đảm thực hiện tốt hoạt động quản lý, chi trả các chế độ BHTN, cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL tỉnh đã xây dựng quy trình phối hợp giữa hai đơn vị. Theo quy trình này, mỗi đơn vị đảm nhiệm một khâu và có sự phối hợp, liên kết với nhau để kiểm soát và quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, phòng chống lạm dụng, trục lợi chế độ BHTN. Trách nhiệm quản lý, giải quyết các chế độ BHTN được phân định rõ giữa hai cơ quan. Theo đó, Trung tâm DVVL tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết các chế độ BHTN đối với NLĐ. Công tác chi trả các chế độ BHTN thuộc trách nhiệm của BHXH tỉnh thông qua nhiều hình thức như chi trả trực tiếp, qua đại diện chi trả hoặc qua tài khoản ngân hàng của NLĐ. Sự linh hoạt trong hoạt động chi trả BHTN đã giảm bớt sự phiền hà cho NLĐ hưởng TCTN. Hiện nay, thời gian thực hiện chi trả đã rút xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được các quyết định hưởng TCTN của NLĐ do Trung tâm DVVL tỉnh chuyển đến.

Biểu đồ 2.2: Chi trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2015 - 2019


157898

126795

67555

78549

87304


8381

8137

7207

9034

9943

180000

160000

140000

120000

100000

80000

60000

40000

20000

0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


Số người Số tiền (Triệu đồng)


(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương) Kết quả chi trả BHTN từ 2015 - 2019 cho thấy, chi TCTN theo tháng cho NLĐ thất nghiệp tăng nhanh cả về người hưởng và số tiền chi trợ cấp. Số người được chi TCTN năm 2019 tăng 18,6% so với năm 2015, tương ứng với 1,562 người. Số tiền chi trả tăng 33,7%, tương ứng 90,343 triệu đồng. Tỷ lệ người hưởng BHTN hàng tháng bằng 98,2% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN là tỷ lệ


cao. Trong 42,702 người lĩnh TCTN có 34,796 người lĩnh TCTN từ 03 đến 06 tháng và 7,906 người lĩnh TCTN từ 07 đến 12 tháng. Năm 2015, không có trường hợp nào hưởng TCTN từ 7 - 12 tháng nhưng đến năm 2019, số người được hưởng TCTN từ 7 - 12 tháng là 3,010 người, chiếm tỷ lệ 30,2%. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL tỉnh đã giúp công tác chi trả các chế độ BHTN cho các đối tượng thụ hưởng chính sách được nhanh chóng và thuận tiện hơn trước rất nhiều.

Mức hưởng TCTN bình quân từ 2,039,189 đồng năm 2015 tăng lên 3,052,230 đồng năm 2019. Tỷ lệ lao động có quyết định hưởng TCTN dưới 24 tuổi là 12,4%; từ 24-40 tuổi là 70,9%; trên 40 tuổi là: 16,7%. Tỷ lệ nữ có quyết định hưởng TCTN chiếm 61,7%. NLĐ ở độ tuổi 24 - 40 hưởng TCTN chiếm tỷ lệ cao. Đây là nhóm lao động đã có kinh nghiệm làm việc, có sức khỏe, năng động. Do đó, xu hướng chuyển đổi công việc của nhóm này cao hơn các nhóm khác dẫn tới tỷ lệ hưởng TCTN của nhóm tuổi này cao hơn các nhóm tuổi còn lại. Lao động nữ mất việc làm nhiều hơn lao động nam, chủ yếu ở nhóm tuổi 24-40 tuổi do phải đối mặt với nhiều rào cản trên thị trường lao động như tồn tại sự phân biệt đối xử giữa lao động nữ và nam; hạn chế trong lựa chọn công việc (một số lĩnh vực lao động nữ không thể tham gia), bảng 2.4

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nhóm tuổi và giới giai đoạn 2015 đến 2019

ĐVT: Người

STT

Giới

Độ tuổi

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Tổng

số

Tỷ lệ

(%)


01


Nam

≤24 tuổi

346

283

263

268

321

1,481

3.5

25 - 40 tuổi

2,133

2,295

2,261

2,673

2,764

12,126

28.4

> 40 tuổi

362

479

483

617

805

2,746

6.4


02


Nữ

≤24 tuổi

1,089

790

608

675

628

3,790

8.9

25 - 40 tuổi

3,702

3,615

2,867

3,840

4,144

18,168

42.5

> 40 tuổi

749

675

725

961

1,281

4,391

10.3

03

Tổng cộng

8,381

8,137

7,207

9,034

9,943

42,702

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 11

(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương) Việc tổ chức hoạt động chi trả TCTN và các chế độ BHTN khác cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đã được cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL tỉnh triển khai thực hiện theo quy trình chuẩn từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các điều kiện


và ban hành quyết định. Trong quá trình thực hiện từ năm 2015 đến nay, cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL tỉnh đã 03 lần cập nhật, bổ sung quy trình này theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, giao dịch cho NLĐ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, luân chuyển hồ sơ qua hệ thống bưu điện; thực hiện phân cấp giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHTN cho các phòng nghiệp vụ từ đó tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho các tổ chức, cá nhân NLĐ khi làm thủ tục hưởng các chế độ BHTN. 100% NLĐ đang hưởng TCTN được BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT theo đúng thời gian. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm DVVL đã phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức cấp thẻ BHYT cho NLĐ hưởng TCTN ngay tại trung tâm vào ngày NLĐ đến nhận quyết định hưởng TCTN, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ khám, chữa bệnh kịp thời và không phải đi lại nhiều nơi để nhận thẻ BHYT.

2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề

Số người tham gia học nghề tăng mạnh qua các năm. Tổng số người được hỗ trợ học nghề từ năm 2015 - 2019 là 1,121 người. Trong đó, năm 2015 có 105 người được hỗ trợ học nghề, bằng 1,25% số người có quyết định hưởng TCTN (8,381 người); năm 2016 có 207 người, tăng 97% so với năm 2015, bằng 2,54 số người có quyết định hưởng TCTN; năm 2017 có 273 người, tăng 31,8% so với năm 2016, bằng 3,78% có quyết định hưởng TCTN; năm 2018 có 243 người, giảm 11% so với năm 2017, bằng 2,68% so với người có quyết định hưởng TCTN; năm 2019 có 293 người, tăng 20,5% so với năm 2018, bằng 2,9% so với số người có quyết định hưởng TCTN (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Số người được hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm giai đoạn 2015 – 2019

ĐVT: Người

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số người thất nghiệp được tư vấn, giới

thiệu việc làm

7,977

10,323

10,547

11,955

11,916

Số người thất nghiệp được giới thiệu việc làm

3,576

8,115

9,732

11,345

11,565

Số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề

105

207

273

243

293

Tổng cộng

11,658

18,645

20,552

23,543

23,774

(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương)


Tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề tăng trung bình hàng năm là 37,3%. Kết quả tại Bảng 2.5 cũng cho thấy số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề xét về tỷ lệ tăng (Năm 2019 có 293 người, tăng 179% so với năm 2015) nhưng số lượng không nhiều. So với tổng số người nộp hồ sơ và số người có quyết định hưởng TCTN thì số lượng người học nghề vẫn ở mức rất thấp. Điều này cho thấy việc tư vấn hỗ trợ học nghề cho NLĐ thất nghiệp còn hạn chế và đây mới chỉ xem xét, đánh giá trên số lượng người học nghề mà chưa đề cập đến chất lượng học nghề của NLĐ thất nghiệp.

Số người có nguyện vọng và được hỗ trợ học nghề không nhiều là do các nguyên nhân như:

- Người lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông, đời sống vốn khó khăn nên khi mất việc làm chỉ quan tâm đến việc hưởng TCTN. Tâm lý chung của NLĐ thất nghiệp là tìm các công việc khác để có thu nhập duy trì cuộc sống rồi mới tính đến việc học nghề. Mặt khác, Hải Dương là một tỉnh có cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và hiện đang trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhu cầu lao động phổ thông lớn vì vậy NLĐ dễ dàng tìm kiếm việc làm mới sau khi thất nghiệp.

- Nhu cầu tuyển dụng lao động của một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu là tuyển lao động phổ thông nên NLĐ có thể kiếm được việc làm mới ngay sau khi mất việc mà không cần học nghề khác. Một số doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ đã qua đào tạo nhưng sau khi được tuyển dụng, doanh nghiệp cũng chỉ trả lương theo vị trí việc làm như lao động phổ thông không có sự phân biệt giữa lao động đã qua đào tạo hay chưa được đào tạo khi làm cùng một vị trí công việc.

- Mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn thấp (tối đa là 01 triệu đồng/người/tháng), thời gian ngắn (tối đa không quá 06 tháng), khó khăn cho NLĐ khi tham gia các khóa đào tạo trên 6 tháng vì vậy NLĐ ngại tham gia các lớp học nghề có chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ quy định, thời gian học nghề dài; thủ tục thanh toán học phí còn rườm rà, khó thu hút được các cơ sở tư nhân tham gia đào tạo nghề.


- NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề đào tạo vì danh mục nghề đào tạo chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao. Cơ sở đào tạo nghề không mặn mà tiếp nhận NLĐ thất nghiệp học nghề do chiêu sinh không đủ. Việc theo dõi thời gian tham gia học nghề của NLĐ, chương trình đào tạo thực tế của cơ sở dạy nghề rất khó khăn do chưa có quy chế và công cụ theo dõi, giám sát.

- Chất lượng đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp không cao nên NLĐ không muốn tham gia.

Những ngành nghề NLĐ chủ yếu đăng ký học hiện nay là lái xe; tin học văn phòng; các nghề về ẩm thực; thẩm mỹ; sửa chữa máy vi tính; điện dân dụng; điện công nghiệp; may công nghiệp ... với mức hỗ trợ học nghề từ 03 đến 05 triệu đồng. Sau khi hoàn thành khóa học, NLĐ được tư vấn và giới thiệu việc làm phù hợp với nghề đã được đào tạo.

2.3.4. Kết quả thực hiện chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm

Từ năm 2015 - 2019, Trung tâm DVVL đã tư vấn hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho 98,172 lượt người. Trong đó, năm 2015 có 11,658 lượt người được tư vấn hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm; năm 2016 có 18,645 lượt người, tăng 59,9%; năm 2017 có 20,552 lượt người, tăng 10,2% so với năm 2016; năm

2018 có 23,543 lượt người, tăng 14,5% so với năm 2017; năm 2019 có 23,774 lượt người, tăng 1% so với năm 2018. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm 21,4% (bảng 2.5).

2.3.5. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Tính đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa có NSDLĐ hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Mặc dù điều kiện để hưởng chế độ này theo quy định tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã được nới lỏng hơn so với Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, cụ thể: Giảm số lao động có nguy cơ cắt giảm để được hưởng hỗ trợ và mở rộng trường hợp bất khả kháng để được hỗ trợ (bổ sung thêm trường hợp thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm SXKD) nhưng vẫn còn rất chặt chẽ. NSDLĐ khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ này.


2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2019

2.4.1. Kết quả đạt được

2.4.1.1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách

Các hoạt động tổ chức thông tin, tuyên truyền được quan tâm đúng mức, bằng nhiều hình thức phong phú và được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan báo chí, truyền thông nên đã triển khai sâu rộng đến các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ trong tỉnh, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHTN.

2.4.1.2. Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Các cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách trên địa bản tỉnh đã nhận thức đúng vai trò, vị trí của mình trong việc thực hiện chính sách BHTN. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp thường xuyên trong công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh. Hệ thống văn bản hướng dẫn BHTN đã tương đối hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện chính sách. Trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật về BHTN, Sở LĐTBXH, BHXH và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên phối hợp trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện quản lý về việc làm và BHTN; hướng dẫn các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chính sách BHTN tại địa phương đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, kịp thời để đưa chính sách đi vào cuộc sống, phù hợp với quy định của luật Việc làm, luật BHXH và các văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, BHXH Việt Nam.

2.4.1.3. Công tác quản lý thu và quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Số lượng đối tượng tham gia và quy mô của quỹ BHTN gia tăng nhanh chóng. BHXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành quản lý đơn vị sử dụng lao động và NLĐ, thực hiện tốt nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đồng thời quản lý chặt chẽ công tác chi nên số kết dư quỹ BHTN hiện tại đảm bảo an toàn trong nhiều năm tới, đáp ứng yêu cầu chi trả các chế độ BHTN trong những lúc nền


kinh tế gặp khó khăn, tạo sự bền vững cho chính sách. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng thu nên việc thu và chốt sổ BHXH cho NLĐ được thực hiện chính xác, kịp thời, theo đúng mức đóng của NLĐ.

2.4.1.4. Công tác tiếp nhận, giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp Trung tâm DVVL Hải Dương được tổ chức và hoạt động theo mô hình lồng ghép giữa việc giải quyết chế độ BHTN với công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề. Việc thực hiện mô hình tổ chức hoạt động trên đã mang lại hiệu quả nhất định đối với Trung tâm trong thời gian qua như: (i) Thu thập thông tin việc làm trống, chắp nối việc làm cho NLĐ có hiệu quả, theo dõi chặt chẽ hơn; (ii) Việc phối, kết hợp trong thực hiện một số nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ được cải tiến, hiệu quả mang lại ngày càng cao; (iii) Kết quả số NLĐ thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề tăng so với cùng kỳ các năm trước. Người lao động khi đến liên hệ tại Trung tâm có nhiều cơ hội được tiếp xúc với các đơn vị, doanh nghiệp cũng như nắm bắt được thông tin thị trường lao động một cách nhanh

chóng và có những định hướng phù hợp trước khi nghĩ đến việc hưởng TCTN.

Công tác tiếp nhận, giải quyết chi trả các chế độ BHTN ngày càng được cải thiện trên cơ sở từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính. Các phần mềm, hệ thống dữ liệu quản lý, thực hiện giao dịch điện tử, ứng dụng chữ ký số đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho Trung tâm DVVL và BHXH tỉnh nâng cao chất lượng phục vụ NLĐ. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã quản lý tốt người hưởng thông qua việc cập nhật tăng, giảm số lượng người thất nghiệp kịp thời, chính xác. Thực hiện chi TCTN đến tay người hưởng đúng kỳ, đủ số lượng, không gây phiền hà cho NLĐ. Kịp thời cấp thẻ BHYT cho người hưởng TCTN ngay khi NLĐ đến nhận quyết định hưởng TCTN.

Số lượng đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN ngày càng tăng, dịch vụ hỗ trợ người thất nghiệp đa dạng. Chính sách BHTN thực sự hỗ trợ NSDLĐ và NLĐ khi chấm dứt hợp đồng, mất việc làm, là điểm tựa của cả NLĐ và NSDLĐ, góp phần đảm bảo ASXH, đặc biệt khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, được các ngành, các cấp và xã hội đánh giá cao.


Cơ sở vật chất, nhân lực tổ chức thực hiện chính sách BHTN đã được quan tâm, bảo đảm tổ chức triển khai hiệu quả chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh.

2.4.1.5. Công tác giám sát, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan BHXH tỉnh, Sở LĐTBXH, Trung tâm DVVL và các cơ quan chức năng chú trọng và quyết liệt trong triển khai thực hiện. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát đã làm thay đổi nhận thức cũng như ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực BHTN của các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, góp phần đưa hoạt động thực hiện chính sách BHTN đi vào nề nếp. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người tham gia, thụ hưởng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, trục lợi quỹ BHTN trong quá trình thực hiện chính sách.

2.4.2. Những hạn chế

2.4.2.1. Công tác phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Các cơ quan có thẩm quyền quản lý và thực hiện chính sách chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt trong tổ chức thực hiện các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng, trục lợi quỹ BHTN. Chưa có quy định rõ về việc phối hợp giữa Sở LĐTBXH với cơ quan BHXH trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Việc triển khai hoạt động chia sẻ cơ sở dữ liệu liên ngành lao động - BHXH vẫn đang trong lộ trình thực hiện cũng là vấn đề tồn tại, gây khó khăn trong việc xem xét, giải quyết hưởng BHTN, phát sinh thủ tục hành chính và khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra.

2.4.2.2. Công tác phát triển đối tượng tham gia, thu bảo hiểm thất nghiệp

Công tác phát triển đối tượng tham gia và quản lý thu BHTN trên địa bàn tỉnh cũng vẫn còn hạn chế, bất cập như tình trạng nợ đóng BHTN mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao. Đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có QHLĐ, nhất là lao động làm việc tại khu vực phi chính thức. Chưa mở rộng đến NLĐ có HĐLĐ từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Nếu giữ nguyên quy định hiện hành phải có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023