Chuyện Thế Sự Đời Tư Với Hình Tượng Con Người Trần Thế


khát vọng muốn làm thay đổi lịch sử, thống nhất đất nước, ông xác định dứt khoát là: “Muốn thống nhất thì một mình Phú xuân phải phá đổ ba trung tâm quyền lực kia” [113; 1125]. Vì thế, Huệ tiến hành cuộc tấn công “đưa quân vào uy hiếp Hoàng đế thành” ở Quy Nhơn, đối đầu với Nguyễn Nhạc để thống nhất đất nước. Nguyễn Huệ chiến đấu quyết liệt ở nhiều trận với quân triều đình, với lũ giặc cỏ Nguyễn Gia Miêu, với quân của Nguyễn Ánh liên minh cùng bọn ngoại quốc Xiêm, Bồ Đào Nha, Pháp, bọn cố đạo Tây Ban Nha, […] Chỉ trong vòng vài ngày, đội quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã đập tan đội quân của tên nội phản Nguyễn Ánh với sự trang bị vũ khí hiện đại của bọn cơ hội quốc tế và kiểm soát các tuyết đường giao thông, cứ điểm quân sự của Gia Định. Tiếp đó, Huệ đã “phá tan mấy vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm” và “Xoài Mút” [113; 911] và “vây thành Phú xuân để diệt Trịnh” [113; 915], kéo quân ra Gia Định, Phú Xuân, tiến về Thăng Long đánh đuổi giặc phong kiến phương Bắc- 29 vạn quân Thanh và lên ngôi hoàng đế, xây dựng đất nước trong hòa bình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong khi miêu tả các nhân vật lịch sử có thật như Nguyễn Huệ, nhà văn không hư cấu quan điểm, mà miêu tả sát đúng theo sử liệu, không bóp méo tính cách, không áp đặt các chi tiết không thể có trong bản chất nhân vật, không phản ánh sai bản chất lịch sử, không hạ thấp nhân vật có thật là các bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc được tôn thờ trong lòng xã hội. Nguyễn Mộng Giác dành hơn 1000 trang để miêu tả chân thực về Tây Sơn và người anh hùng Nguyễn Huệ, trong khi đó, sử liệu chỉ ghi rất ngắn gọn về những sự kiện lịch sử có thật nói trên như sau: “Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì nhà Tây Sơn được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, Tây Sơn cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn [...] Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc” [30].

Tóm lại, xu hướng TTLS bám sát sử liệu chú trọng đến các chuyện đại sự với hình tượng con người xã hội mang khát vọng lịch sử thể hiện sự nhận thức sâu sắc về lịch sử, “giải mã” căn nguyên của lịch sử, gạn lọc các vấn đề của hiện thực và con người có thật trong quá khứ để tìm ra các bài học quý báu cho hôm nay. Qua hình tượng nhân vật mang khát vọng lịch sử, nhà văn muốn gửi gắm những nhận thức sâu sắc về các giá trị nhân bản, các chân lý đời sống, những bài học lịch sử. TTLS đã truyền đến người đọc những nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ của mỗi người đối với nhân dân, đất nước qua hình tượng con người mang khát vọng lịch sử .


2.2.3. Chuyện thế sự đời tư với hình tượng con người trần thế

Một số nhà văn theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu đã nỗ lực đổi mới thể loạibằng việc bước đầu dần hư cấu, dần khám phá nhân vật có thật từ góc nhìn thế sự. Ta thấy hầu như nhân vật lịch sử chưa được miêu tả với tất cả ý nghĩa của con người trần thế trong cuộc sống đời tư. Trong xu hướng này, ta thấy hầu như nhà văn không chú trọng đến việc tạo ra nhiều nhân vật hư cấu hoàn toàn để soi sáng, làm cho nhân vật có thật và các vấn đề lịch sử hiện lên sống động, cụ thể, chân thực hơn so với vài dòng khô khan được chính sử ghi chép. Càng về sau, một số ít nhà văn trong xu hướng này dần chú ý chất thế sự hơn, tạo ra nhân vật hư cấu (ví dụ “Sông Côn mùa lũ”), nhưng chất thế sự vẫn mờ nhạt hơn so với hai xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu.

Trước hết, chúng tôi hiểu cảm hứng thế sự là trạng thái tình cảm, quan điểm thẩm mỹ của nghệ sĩ đối với thế giới riêng tư, cuộc sống bình thường hằng ngày của con người được miêu tả từ nhiều góc nhìn đa diện. Theo Từ điển Hán Việt, (2003), Đào Duy Anh cắt nghĩa: “thế sự” có nghĩa là “việc đời”. Nó thể hiện sự đánh giá, nhìn nhận đa diện, nhiều chiều của nhà văn về lịch sử và con người có thật của quá khứ gắn với những câu chuyện đời thường và thế giới quan của nghệ sĩ. Đó là những câu chuyện thường ngày của con người trần thế gắn với các nhân vật và sự kiện có thật đã lùi vào quá khứ được tái hiện lại theo nguyên tắc tôn trọng “sự thật lịch sử” và “hư cấu” ở giới hạn cho phép, giàu giá trị thẩm mỹ và sức thuyết phục. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đi vào một số bộ tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu như “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác, “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận trong những luận điểm mà chúng tôi đã nêu.

TTLS Việt Nam đương đại từ sau 1986 đến nay vẫn kế thừa các đặc điểm thể loại của giai đoạn trước, lấy cảm hứng sử thi từ lịch sử dân tộc để phản ánh các vấn đề lớn của thời đại, đồng thời các trọng đến cảm hứng thế sự đời tư. Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, có một số ít nhà văn cũng đổi mới thể loại trong việc bước đầu dần khám phá nhân vật lịch sử có thật ở phương diện con người thế sự từ góc nhìn đời tư trong những trải nghiệm cuộc sống, va đập xã hội, nội tâm của nhân vật dần được phân tích cả ở tầng tiềm thức, hữu thức và vô thức, gồm tất cả những mặt tốt xấu, bi hài, cao thượng, thấp hèn, buồn vui, đau khổ,.... Việc khám phá nhân vật lịch sử có thật từ góc nhìn thế sự đời tư bằng hư cấu trên cơ sở tôn trọng các sự thật lịch sử đã giúp nhà văn tái hiện lại được các mâu thuẫn, biến động, thay đổi của lịch sử gắn với con người có thật và hiện thực lịch sử một cách toàn diện, chân thật, sống động. Chúng ta dễ dàng nhận ra điểm khác biệt cơ bản giữa khoa học lịch sử chỉ xoay vào việc ghi chép các sự thật lịch sử của quá khứ với những sự kiện lớn của quốc gia, dân tộc, các nhân vật nổi tiếng bằng ít dòng chữ ngắn gọn, khô khan, khó hiểu. Trong khi đó TTLS nói chung và xu hướng TTLS bám sát sử liệu nói riêng lại xuất phát các sự kiện lịch sử có thật, bước đầu xoáy vào quan tâm đến việc phân tích tâm lý, số phận cá nhân từ góc nhìn thế sự đời tư.


Trước đây do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các nhà văn thường né tránh việc miêu tả tâm lý cá nhân, hạn chế đề cập đến con người tự nhiên, bản năng trong đời tư thế sự, ít chú ý đến việc phân tích các tầng bậc tâm lý sâu thẳm trong tâm hồn, không viết nhiều về cuộc sống đời tư, thế sự của con người. Sang đến thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay), trong không khí dân chủ, tự do sáng tác, các nhà văn còn thể hiện một số cách tân đáng chú ý bằng việc đi sâu vào cảm hứng thế sự đời tư, chú ý phân tích tâm lý nhân vật, Nguyễn Mộng Giác là một trong những nhà văn như thế. Ông phân tích tâm lý, số phận, cuộc đời của những con người bị xoáy theo các biến động lịch sử, để tái hiện lại hiện thực lịch sử một cách sâu rộng, cụ thể, chân thực, sống động. Ta thấy sự đổi mới của ông ở thể loại văn học này được thể hiện rõ nhất qua cảm hứng nhân đạo và thế sự trong “Sông Côn mùa lũ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Khi viết “Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác xác định quan điểm “thế sự là da thịt của tiểu thuyết lịch sử, cũng như lịch sử là xương cốt của tiểu thuyết lịch sử” và “bản chất của tiểu thuyết là thế sự, dù là tiểu thuyết lịch sử”. Ông nói: “những nhân vật lịch sử, tôi giữ lại những nét chính” và “tô đậm con người văn hóa và dung tục của Nguyễn Huệ” [113; 1460,1464]. Huệ cũng là con người trần thế, có những vui buồn, sướng khổ, cay đắng, thất vọng, hạnh phúc, khát khao, mơ ước… Tác giả đã hư cấu ra bi kịch tình yêu giữa Nguyễn Huệ và An. Trên mảnh đất An Thái, suốt mấy năm trời Huệ đi học trọ ở nhà thầy, trong lòng thầm yêu trộm nhớ người con gái tên An. Nhưng vì tính cách của Huệ nhút nhát, bẽn lẽn và do dự, nên chàng thư sinh này không dám bày tỏ tình cảm một cách thẳng thắn theo kiểu thường tình của con trai: “Suốt mấy tháng trọ học ở nhà thầy, Huệ chưa có lần nào nói chuyện tự nhiên riêng với An”. Huệ chỉ dám bày tỏ tình cảm qua việc tặng nàng tập thơ Đỗ Phủ và những lời hỏi thăm kín đáo, tế nhị. Ngày Huệ trở về mang theo tin thắng trận, đó cũng là lúc Thọ Hương (con gái Nhạc) mang đến cho anh một tin sét đánh: “Chị An sắp lấy chồng đấy chú. Chị ấy lấy anh Lợi” [113; 517]. Huệ lẩm bẩm một mình như người điên “Tại sao lại thế được? Hắn có đáng gì, cái tên bắng nhắng!... không thể chịu đựng được cơn hoang mang dày vò” [113; 518]. Ngày An đi lấy chồng, Huệ đau khổ tuyệt vọng, thẫn thờ như người mất hồn, anh “bỏ cơm tối”, “buồn rười rượi”, “ngồi thừ, mắt nhìn thẳng tới trước mà không trông rõ được gì”, tim đau thắt lại, thấm thía “vị cay đắng của tình yêu” hơn bao giờ hết, anh “cúi mặt xuống”, “mặt anh nóng bừng” khi “chứng kiến giây phút khốn khổ này”. Huệ yêu An, nhưng họ không đến được với nhau, ngày An đi lấy chồng, Huệ đau khổ tuyệt vọng, giằng xé tâm can, thẫn thờ như người mất hồn, anh đến nhà An nhưng “không dám vào thẳng để gõ cửa”, vì Huệ sợ người ta nhìn thấy sẽ “cười vào mặt thằng thất tình hóa dại” [113; 518]. Huệ nhìn An bước lên xe hoa cùng Lợi mà trong lòng “thương xót”, “tuyệt vọng”, “bi phẫn” [113; 536]. Nhà văn đã dùng nghệ thuật độc thoại nội tâm để nhân vật tự “phân thân”, diễn tả sâu sắc tâm lý của con người bình thường trong Huệ. Huệ cũng mềm yếu, tìm đến với rượu để giải sầu, vơi bớt những đắng cay trong lòng khi nếm trải thất bại trong tình yêu: “Ta đến đây làm gì? Để


Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 7

nói gì với thầy? Với nàng? [...] Để hỏi cho ra lẽ ư? [...] Mình lấy quyền gì để cật vấn nàng? Mày đến đây làm gì? [...] thằng thất tình hóa dại” [113; 519]. Tác giả đã thiên về “hư cấu” để đi sâu vào cảm hứng thế sự, lấp đầy những “điểm trắng” của lịch sử, những điều mà lịch sử bỏ qua, không ghi chép, để thỏa mãn “tầm đón” của người đọc, làm lịch sử hiện lên đầy đặn, sống động, chân xác và có “da thịt” hơn rất nhiều so với vài dòng khô cứng của chính sử viết về thời kỳ Tây Sơn. Nguyễn Mộng Giác dần đổi mới thể loại theo hướng hiện đại khi tạo ra nhân vật hư cấu hoàn toàn để làm nổi bật Nguyễn Huệ từ góc nhìn thế sự. Nhờ tuyến nhân vật hư cấu hoàn toàn như ông giáo Hiến, An, Lợi, Chinh, Kiên, Lãng, Hai Nhiều, Mẫm,... soi sáng các nhân vật lịch sử có thật từ góc nhìn đời tư, giúp nhà văn khắc họa các nhân vật lịch sử từ phương diện con người thế sự với tính cách sống động, bản chất con người hiện lên toàn diện, cụ thể, chân thực ở mọi góc nhìn. Qua đó, ta thấy sự cách tân của TTLS Việt Nam đương đại thể hiện rõ trên phương diện nội dung, bước đầu dần đan xen mô hình chuyện đại sự với chuyện thế sự đời tư theo nguyên tắc đề cao yếu tố lịch sử khách quan, tỉ lệ hư cấu ít hơn so với xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu. Có thể nói, nội dung yêu nước, nhân đạo và thế sự của các giai đoạn trước cũng được kế thừa và phát huy. Sự đan lồng giữa mô hình chuyện đại sự với mô hình thế sự đời tư được thể hiện ở việc xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với cộng đồng gắn với vai trò xã hội, gánh trên vai sứ mệnh lịch sử, với sự hi sinh cao cả trên chiến trường, vì độc lập, tự do. Song, nhân vật còn được khám phá từ góc nhìn thế sự đời tư gắn với con người tự nhiên, bản năng trong mọi vấn đề của cuộc sống đời thường, kể cả đời sống tâm linh mà trước đây nhiêu nhà văn còn né tránh vì sợ rơi vào mê tín dị đoan. Nhìn chung, yếu tố “thế sự” gia tăng hơn nhiều so với các tác phẩm từ năm 1985 trở về trước. Chất thế sự đời tư còn được thể hiện ở việc nhà văn không thần thánh hóa, không ca ngợi nhân vật có thật theo một chiều, mà khám phá tất cả những phẩm chất tốt xấu của con người trong đời sống bình thường.

Khi khám phá con người thế sự, các nhà TTLS Việt Nam đương đại còn miêu tả con người tự nhiên bản năng trên nhiều khía cạnh khác nhau từ góc nhìn đời tư, làm bản thể con người hiện lên toàn diện, chân thực. Các nhà văn khám phá những tầng bậc sâu thẳm trong tâm hồn con người, không né tránh khi nói về phần vô thức bản năng trong con người. Điều này được thể hiện trong “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang, ta thấy mẫu gốc Lửa mang nhiều ý nghĩa gắn với Nguyễn Công Trứ và các nhân vật khác còn thể hiện phần nào chiều kích của con người bản năng trong đời tư thế sự. Đó là Lửa - Dục vọng tình yêu của Trứ gắn với vô thức bản năng, si mê giai nhân, thiếu nữ tài sắc giỏi đàn hát và nghệ thuật ca trù. Tầng “siêu ngã” trong con người tự nhiên của Trứ có một sức mạnh điều khiển Lửa- Dục vọng và ý thức cá nhân của nhân vật theo những quan niệm luân lý và chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp với “vô thức tập thể” và tâm thức cộng đồng trong xu hướng vươn tới cái đẹp, gìn giữ truyền thống văn hóa của nước nhà. Trong cuộc sống đời thường, Trứ là trang tuấn kiệt, hào hoa, phong nhã, thanh lịch, đa tài, đa tình,


thích tự do, có tài thơ văn, say nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ, thú mê những cô đào tài sắc đã vô thức thấm sâu vào con người Nguyễn, ông nói: “Cuộc hành lạc được bao nhiêu là lãi đấy/ Nếu không chơi thiệt ấy ai bù” và “Có bạn hiền, có rượu ngon, có thơ hay, có đàn tốt mà không có người đẹp thì còn ra … gì nữa” [256; 304, 474]. Nguyễn coi việc “chính sự” và “hành lạc” – lối sống “vô vi”, tự do, thuận theo tự nhiên, là “lẽ sống” của đời ông. Nguyễn buồn nhớ người vợ thứ 7- Hiệu Thư da diết. Nhà văn dùng các từ ngữ cảm thán như “Chao ơi!”, “Chao ôi”, các câu hỏi tu từ và nhiều câu đặc biệt chỉ có một hoặc hai tiếng, dùng hình thức độc thoại nội tâm để diễn tả sâu sắc tâm lý của Nguyễn khi tìm đến với rượu để giải sầu, nguôi đi nỗi nhớ Hiệu Thư: “Nguyễn buồn vô hạn Sao vậy?... Sao vậy? Say để quên tất cả. Nguyễn uống. Rót rượu. Lại uống. Một chén. Hai chén. Ba chén… Nguyễn dừng bút. Rót rượu. Uống. Uống. Lại rót” [256; 393- 395]. Trong một lần đi chùa, Trứ nghẹn ngào khi nhận ra Hiệu Thư giờ trở thành ni sư tu chùa với cái tên Diệu Tâm. Trứ không thể dứt bỏ lạc thú trần gian, để nguôi đi nỗi nhớ Hiệu Thư, ông cưới cô Bảo ít hơn 50 tuổi và sinh thêm hai đứa con.

Con người tự nhiên thế sự đời tư được thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ của nhân vật Nguyễn Công Trứ với 14 bà vợ tài sắc. Ta thấy những hình ảnh ám ảnh trong vô thức, tiềm thức và ý thức của nhân vật Trứ, bộc lộ rõ nét con người tự nhiên thế sự đời tư của Trứ là hình ảnh của giai nhân, thiếu nữ tài sắc giỏi đàn hát và nghệ thuật hát ca trù. Ông đi hát ả đào, có ý thức sáng tạo ra cái mới trong nghệ thuật, không “nệ cổ”: “viết theo thể hát nói, tình ý phóng khoáng mà dào dạt, ngôn từ giản dị”, “hát nói là đệ nhất: vì có lời hay, có nhạc hòa điệu, có trăng thanh gió mát, có bạn hiền và có cả mỹ nhân”. Ông còn tuyên bố: Nhân sinh bất hành lạc” [256; 441, 442, 499]. Nguyễn dám sống thành thật với chính mình, không bận tâm đến những lời khen chê của người đời để say mê thú đàn hát, ca trù, đắm chìm trong lạc thú với 14 bà vợ và các giai nhân có tài ca hát. Trứ cho rằng mình luôn thành công và mê đắm trong tình duyên, ông có thể từ bỏ tất cả, nhưng dục vọng bản năng bên giai nhân đã trở thành “lẽ sống” mà không thể dứt bỏ, ông nói: “Trai gái thương nhau cần gì phải so đọ tuổi tác” và cho rằng “miễn là mình thương người ta mà người ta cũng thương mình là được” [256; 526, 537]. Ta thấy “vô thức bản năng”, “vô thức cá nhân” trong tính cách “ngông cuồng” của nhân vật Trứ luôn có sự kiểm soát của “tiềm thức”, “ý thức” và “mặt nạ nhân cách”, nên những “dục vọng bản năng” của nhân vật luôn được “tiềm thức”, “ ý thức” ngăn chặn, điều khiển phù hợp với những quy tắc đạo lý chuẩn mực có tính quy phạm, nhân văn.

Nhìn chung, có một số ít nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu như Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thế Quang bước đầu dần chú ý đến mô hình thế sự đời tư khi miêu tả nhân vật lịch sử có thật ở phương diện con người trần thế từ góc nhìn đời tư, khám phá những bí mật riêng tư, các trạng thái tâm lý hữu thức, vô thức phong phú, phức tạp trong tâm hồn con người. Điều này cũng khẳng định sự cách tân các lớp cấu trúc thể loại trên phương diện nội dung.


2.3. Một số đặc sắc nghệ thuật cơ bản của xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử liệu

2.3.1. Đổi mới cấu trúc tiểu thuyết lịch sử chương hồi

Các tác giả viết theo xu hướng viết TTLS bám sát sử liệu thường coi trọng việc tái hiện tuần tự các sự kiện lịch sử theo thời gian tuyến tính khách quan, dựng lại chân dung của các nhân vật có thật một cách sống động. Họ đặc biệt tôn trọng các sự thật lịch sử gắn với những nhân vật, sự kiện có thật được sử liệu ghi chép, tỉ lệ hư cấu ít hơn 2 xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu và TTLS đối thoại với sử liệu. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu đều cố gắng dựng lại một bức tranh toàn cảnh về lịch sử dân tộc của một giai đoạn cụ thể với những sự kiện lịch sử và con người có thật được ghi chép trong nguồn sử liệu và chịu ảnh hưởng bởi lối viết của TTLS chương hồi Trung Quốc. Các nhà văn trong xu hướng này cầm bút sáng tác luôn xác định sẵn một tâm thế trả lời cho các câu hỏi: tác phẩm viết về thời kỳ, giai đoạn lịch sử nào? Chọn những sự kiện lịch, nhân vật có thật nào để để đưa vào tác phẩm? Xu hướng này đặc biệt coi trọng, đề cao việc trung thành, bám sát sử liệu, hàm chứa nhiều thông tin lịch sử thể hiện qua các chi tiết nghệ thuật miêu tả nhân vật, sự kiện, biến cố của thời đại. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu luôn quan niệm rằng lịch sử đã hoàn tất và xong xuôi, nên thường miêu tả các sự kiện và những nhân vật lịch sử có thật bám sát sử liệu, mà ít tưởng tượng, hư cấu, hoài nghi, phản biện, dự phóng về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử xung quanh các sự kiện và nhân vật có thật so với xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu.

Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, các nhà văn chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi lối viết của các nhà TTLS chương hồi của Trung Quốc. Họ cũng thường đưa nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử có thật vào thế giới nghệ thuật, chú ý miêu tả hành động, dồn nhân vật vào các sự kiện căng thẳng, kịch tính, tạo các yếu tố bất ngờ để cuốn hút người đọc. Nhân vật chủ yếu hành động trên phông nền của lịch sử, nhà văn dồn vào các trận đánh hồi hộp, kịch tính, đảm bảo tính khách quan của lịch sử, nhưng chưa phân tích sâu tâm lý của nhân vật trong đời tư thế sự. Ví dụ như khung cốt truyện “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung gồm 120 hồi, kể về nạn cát cứ phân tranh của ba tập đoàn phong kiến Ngụy- Thục- Ngô với các nhân vật đại diện như Tào Tháo- Lưu Bị- Tôn Quyền. La Quán Trung dồn nhân vật vào nhiều trận đánh, các cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt như trận Xích Bích được miêu tả trong 7 hồi với nhiều mâu thuẫn, xung đột chằng chịt. Đó là mâu thuẫn giữa 2 nước Ngụy và Ngô mà cụ thể là xung đột giữa Tào Tháo và Tôn Quyền, mâu thuẫn giữa 2 nước Thục và Ngô mà đó chính là sự đối lập giữa Lưu Bị và Tôn Quyền... đan chéo chằng chịt, liên kết chặt chẽ để làm nổi bật cuộc chiến. Nhìn chung, TTLS chương hồi của Trung Quốc có các thoại bản, chia thành các “thiên”, chia nhiều “hồi”, đặt nhan đề cho mỗi hồi, dùng câu ngắt kết lại mỗi hồi theo mô típ “muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi sau phân giải” để kích thích trí tò mò, gây hứng thú, gợi sự chờ đợi, hồi hộp, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bằng mô típ quen thuộc với cụm từ kết thúc mỗi “hồi” như vậy.

Lối viết truyền thống tuân thủ chặt chẽ khung cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi cổ


điển Trung Quốc còn được thể hiện qua việc viết theo các hồi và mỗi hồi có đề từ. Ví dụ như tác phẩm Phùng Vương của Phùng Văn Khai tuân thủ rất chặt chẽ theo khung cấu trúc cổ điển của TTLS chương hồi Trung Quốc. Tác giả chia thành các hồi chứ không chia thành các chương, mỗi hồi có nhan đề thâu tóm nội dung chính của cả hồi. Cả tác phẩm gồm có 32 hồi, tác giả đặt bằng các cụm từ như “Hồi thứ nhất”, “Hồi thứ hai”, “Hồi thứ ba”, “Hồi thứ tư”... cho đến “Hồi thứ ba mươi hai”. Các hồi liên kết với nhau rất chặt chẽ theo các lớp cấu trúc bề sâu bên trong theo tinh thần đặc biệt tôn trọng, bám sát sử liệu. Tác giả dùng các mệnh đề, các cụm từ đối nhau rất chặt chẽ để làm nổi bật nội dung của cả hồi. Ví dụ như nhan đề của Hồi thứ nhất được đặt là “Tể tướng Dương Quốc Trung Bắc phương gây mầm loạn/ Châu mục Phùng Hạp Khanh Đường Lâm trại sinh vương”;... Hồi thứ ba mươi hai “Cao Đô hộ sứ sợ ốm chết trong quân/ Phùng Vương tế đất trời lên ngôi Quân trưởng”. Trong mỗi “hồi”, mỗi lần đảo mạch truyện, di chuyển điểm nhìn toàn tri ẩn mình sang điểm nhìn hạn tri của các nhân vật hay bắt đầu một hồi mới, tác giả thường lặp lại các cụm từ như “Lại nói về”, “Lại nói tiếp”, “Nói tiếp về”, “Đây nói tiếp”, “Lại nói”, “Nay lại nói”, “Nói về”, “Nhắc lại”... Tác phẩm Phùng vương miêu tả cuộc đời, sự nghiệp của Bố cái Đại vương Phùng Hưng và cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng chống quân xâm lược nhà Đường trong nhiều sự kiện lịch sử gắn với các trận đánh dồn dập, căng thẳng, quyết liệt để chống giặc ngoại xâm, giữ vững chủ quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước ta vào cuối thế kỷ 7. Trong Phùng Vương, tác giả mô tả trận chiến kinh thiên động địa ở chân núi Ngõa Cương của quân ta để chặn đứng giặc phương Bắc nhà Đường đang có âm mưu xâm lược thành Phong Châu của nước ta. Khi đọc Phùng vương, ta thấy có rất nhiều trận đánh long trời lở đất được miêu tả dồn dập, kịch tính, cam go, quyết liệt để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập, tự do của đất nước. Tác giả miêu tả không gian chiến trận với hình ảnh nã pháo, lửa cháy rực, trống thúc liên hồi, voi ngựa xông trận, cây đổ, gỗ lăn, tướng lĩnh ra lệnh, thét lớn, quân lính xông lên, xác người ngổn ngang trong trận chiến giữ thành Phong Châu để tái hiện lại không khí lịch sử một cách cụ thể, chân thực, sống động: “Một trận mưa tên đổ xuống. Lão tướng Bồ Phá Giang kinh hãi thét [...] bỏ lại vô số xác chết [...] rút soạt trường kiếm khua loáng gạt tên dẫn đầu đội kỵ binh đánh thốc vào vòng vây quân Đường [...] những ngọn lao phóng vun vút vào đám quân Đường [...] Binh tướng Phong Châu liều chết theo Bồ Phá Giang mở đường máu lên núi Hy Cương” [161; 386]. Tác giả thường dùng các động từ mạnh, các từ tượng thanh như “Ầm!...Ầm!...Ầm”, “Ùng!...Ùng!...Ùng” để miêu tả hành động mạnh mẽ, dũng cảm, quyết liệt, can trường của nhân vật và âm thanh dữ dội của cuộc chiến kinh thiên động địa giữ thành Phong Châu giữa quân tướng Đường Lâm và giặc ngoại xâm nhà Đường. Nhìn chung, các nhà TTLS theo xu hướng này tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thể loại, đề cao yếu tố “lịch sử” hơn yếu tố “hư cấu” để xoáy dồn nhân vật lịch sử vào trong các sự kiện có thật gắn với các trận đánh căng thẳng, hồi hộp, kịch tính với vô vàn những âm mưu, thủ đoạn, để làm sống lại không khí lịch sử một cách chân thực. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu luôn quan tâm


nhiều đến miệc miêu tả các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật và chú ý đến việc tả hành động, khắc họa nhân vật theo đúng nguyên mẫu, mang đậm dấu ấn lịch sử, theo tinh thần đặc biệt trung thành với lịch sử. Nhưng, ta thấy các nhà văn viết theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật hư cấu, không quan tâm nhiều đến việc hư cấu nội tâm, tâm lý bên trong của nhân vật, chất thế sự còn mờ nhạt.

Xu hướng TTLS bám sát sử liệu vẫn có những thể nghiệm đổi mới theo hướng hiện đại, không tuân thủ khung cấu trúc cổ điển, được thể hiện ở việc chỉ đánh số La Mã I, II, III, IV, V... với nhan đề cụ thể thâu tóm nội dung chính của từng phần. Trong mỗi phần đánh số La Mã, tác giả chia thành các chương và mỗi chương đều có các mệnh đề, cụm từ đối nhau chặt chẽ theo hai vế song song như tiểu thuyết chương hồi cổ điển, làm nổi bật nội dung chính của cả chương, nhưng không quá phụ thuộc vào khung cổ điển. Ví dụ như tác phẩm “Tây Sơn bi hùng truyện” của Lê Đình Danh cũng viết theo kết cấu như vậy với 70 chương được sắp xếp trong các phần I, II, III, IV, V. Phần I với nhan đề “Dựng cờ khởi nghĩa”, gồm có 22 chương, mỗi chương đều đặt nhan đề để khái quát nội dung chính của cả chương, Phần II với nhan đề “Đập tan nhà Nguyễn”, gồm 23 chương. Phần III với nhan đề “Lật đổ họ Trịnh”, gồm 11 chương. Phần IV có nhan đề “Truất bỏ triều Lê”, gồm 13 chương. Phần V có nhan đề “Phụ Nguyễn Phục Thống”, gồm 13 chương. Nhìn chung, tác giả đặc biệt coi trọng, đề cao yếu tố “lịch sử” hơn “hư cấu”, bám sát sử liệu, chú trọng tái hiện lại nhiều sự kiện, nhân vật có thật gắn với phong trào Tây Sơn và những trận đánh cam go, căng thẳng, quyết liệt trong lịch sử. Lê Đình Danh tập trung miêu tả các nhân vật thời Tây Sơn, phục hiện lại không khí lịch sử xã hội Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19 một cách khách quan, chân thực theo tinh thần bám sát sử liệu. Đó là cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến vua Lê- chúa Trịnh mà sử liệu vẫn còn ghi chép: “Chúa Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ, bỏ bễ việc triều chính. Y truất thế tử Trịnh Khải (con trai trưởng đã lớn) để đưa con của Thị Huệ là Trịnh Cán còn ít tuổi lên thay. Phe phái của Đặng Thị Huệ là nhóm quận công Hoàng Đình Bảo- Đặng Thị Huệ được dịp nắm hết quyền hành. Em trai của Đặng Thị Huệ cũng nhân đó mà cậy thế làm càn, khiến kinh thành náo động. Năm 1782, Trịnh Sâm chết. Phe Trịnh Khải nổi dậy đánh giết nhóm Hoàng Đình Bảo- Đặng Thị Huệ, phế Trịnh Cán” [344; 412].

Lê Đình Danh tô đậm các sự kiện lịch sử, dồn nhân vật Nguyễn Huệ vào nhiều trận đánh căng thẳng, quyết liệt với nhịp kể nhanh, gấp gáp, dồn dập tạo sự hồi hộp cho người đọc, tăng chất kịch tính bất ngờ, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Vì thế khi đọc tác phẩm của Lê Đình Danh, ta thấy không gian của Tây Sơn bi hùng truyện chủ yếu là không gian triều chính và không gian lịch sử cụ thể của Đàng Trong và Đàng Ngoài bị chia cắt bởi sông Linh Giang trong cuộc chiến giành quyền lực: “hai bên đánh nhau” và “đất nước chia cắt”, “hai Đàng đánh nhau ngót một trăm năm, tạo ra cảnh binh đao khói lửa” [66; 13]. Nhân vật lịch sử chính diện đóng vai trò trung tâm là Nguyễn Huệ được miêu tả qua nhiều sự kiện, xung đột lịch sử gắn với không gian rộng. Đó là không gian của những cuộc hành quân,

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí