ĐHSPTPHCM, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí có tính cần thiết và khả thi cao nhằm cải tiến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận về đào tạo GVTHPT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM ở trường đại học;
(2). Đánh giá thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM;
(3) Đề xuất các biện pháp QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Tiếp cận TQM trong giáo dục đại học tại Việt Nam còn là những vấn đề mới mẻ, đặc biệt là trong đào tạo GVTHPT, chưa có những nghiên cứu hệ thống cấp nhà nước, mà chỉ thực hiện qua các nhà nghiên cứu QLGD riêng lẻ và các luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD.
Các vấn đề mà đề tài đặt ra đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài, liên tục. Tính khả thi của QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM còn phải được đánh giá qua các thực nghiệm cụ thể, khách quan và chỉ có thể thể hiện qua các thành tựu được đánh giá qua nhiều giai đoạn cũng như được kiểm tra một cách hệ thống. Ngoài ra, do hạn chế về thời gian, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết mục tiêu nghiên cứu chính là đề xuất khung lí thuyết phù hợp và tìm hiểu thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM theo khung lí thuyết đã đề xuất mà chưa thể đưa ra các kiến nghị về việc xây dựng lộ trình cho việc áp dụng TQM vào QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM. Ngoài ra, đề tài được thực hiện bằng các phương pháp như nghiên cứu tài liệu, khảo sát ý kiến của các đối tượng có liên quan bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu trong một thời gian hạn chế và một quy mô hạn chế nên cơ sở để đưa ra các kết luận có thể còn gây tranh cãi và đòi hỏi các đánh giá khác cũng như một quá trình theo dõi và kiểm chứng lại một cách khoa học và hợp lí.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể
- Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể
- Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Đối tượng khảo sát thực trạng của đề tài chủ yếu tập trung vào (1) CBQL phòng, khoa tham gia trực tiếp quản lí đào tạo; (2) Giảng viên và chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên với số lượng hạn chế. Các đối tượng khác chưa được mời tham gia do trường còn chưa tiếp cận một cách bài bản và khoa học. Tuy nhiên, để có các kết luận khách quan và khoa học cần phải có sự tham gia của các đối tượng khác như các các nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp một cách rộng rãi. Đề tài chưa thiết kế để có thể khảo sát các đối tượng đó. Đề tài đề nghị cần phải có các khảo sát tiếp theo và định kì để có thể đánh giá và cải tiến ĐT GVTHPT và QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM.
6.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Năm học 2018 - 2019.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - quá trình
ĐT và QLĐT GVTHPT được xem là thành tố trong hệ thống quản lí nhà trường đại học, đồng thời bản thân nó cũng là một hệ thống gồm các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra. Hệ thống này bao gồm các quá trình diễn ra liên tục và kết nối lẫn nhau tạo thành một quá trình đào tạo tổng thể. Đồng thời, QLĐT GVTHPT cũng là một quá trình để biến các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra. Nghiên cứu QLĐT GVTHPT theo tiếp cận hệ thống - quá trình là nghiên cứu QLĐT trong mối quan hệ giữa quản lí đầu vào, quản lí quá trình và quản lí đầu ra và các yếu tố tác động lên QLĐT GVTHPT trong trường đại học.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
Phương pháp tiếp cận lịch sử - logic cho phép nghiên cứu các vấn đề cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu trong những điều kiện lịch sử theo những mốc thời gian cụ thể, những hạn chế và nguyên nhân, những thành tựu, triển vọng và logic phát triển của hệ thống. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM phải tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quan niệm về giáo dục và quản lí giáo dục; đào tạo và QLĐT; chất lượng đào tạo và quản lí chất lượng đào tạo; mô hình TQM qua các giai đoạn phát triển và tính logic của nó khi áp
dụng vào trường đại học. Nghiên cứu QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM phải nghiên cứu từ cơ sở lí luận đến thực tiễn và đề xuất được các biện pháp quản lí QLĐT mang tính cần thiết và khả thi. Tiếp cận logic cho thấy mối liên hệ và tác động lẫn nhau của các biện pháp quản lí.
7.1.3. Tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể
QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM là thực hiện các nguyên tắc của quản lí chất lượng tổng thể từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Mô hình này hướng tới người học, đáp ứng kì vọng của người học; đồng thời đề cao vai trò lãnh đạo, huy động tất cả mọi người tham gia, chú trọng quá trình, tư duy hệ thống, cải tiến liên tục. Các hoạt động trong nghiên cứu luận văn này đều dựa vào các quan điểm chủ đạo này để nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng về QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM và áp dụng các quan điểm này để xây dựng hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan đến ĐT và QLĐT GVTHPT ở trường đại học và tiếp cận TQM trong QLĐT ở trường đại học để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về thực trạng ĐT GVTHPT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM thông qua việc thu thập thông tin đánh giá bằng 02 phiếu khảo sát: phiếu 01 (phụ lục 1) dành cho đối tượng (1) CBQL các phòng chức năng, các khoa; (2) Giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo GVTHPT và chuyên viên phục vụ đào tạo và phiếu 02 (phụ lục
2) dành cho đối tượng (3) Sinh viên đang theo học các ngành đào tạo GVTHPT.
Đối tượng khảo sát: (1) 30 CBQL phòng, khoa; (2) 39 giảng viên các khoa và 10 chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) 135 sinh viên đang theo học ở các CTĐT GVTHPT.
Ngoài ra, còn dùng phương pháp này để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp QLĐT GVTHPT tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.
b. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn về ý kiến đánh giá của (1) CBQL trường, phòng, khoa; (2) Giảng viên các khoa đại diện khoa về thực trạng ĐT GVTHPT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM của trường.
Tổng số cuộc phỏng vấn là: 05 (01 CBQL trường, 01 CBQL phòng chức năng, 01 CBQL khoa, 02 giảng viên)
Tất cả các đối tượng sử dụng chung bộ câu hỏi phỏng vấn theo phụ lục 3.
c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng QLĐT GVTHPT tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể tại Trường ĐHSPTPHCM hiện nay, thông qua việc tìm hiểu các văn bản do nhà trường ban hành.
Đối tượng: các văn bản liên quan đến những vấn đề thực trạng chưa được đánh giá rõ ràng thông qua việc điều tra bằng phương pháp phiếu hỏi như Quy chế đào tạo, các minh chứng về quá trình tuyển sinh, quá trình rà soát cập nhật CĐR, CTĐT, đánh giá kết quả đào tạo, quản lí sinh viên tốt nghiệp.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phần mềm SPSS for Windows Verson 20 được sử dụng để xử lí số liệu thống kê như tính trung bình, tỉ lệ phần trăm, so sánh trung bình các tổng thể bằng phương pháp ANOVA, T-Test và kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố bằng kiểm nghiệm r (Pearson).
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể ở các trường đại học
Chương 2. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Biện pháp quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp
cận quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo giáo viên và quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Đào tạo giáo viên và QLĐT giáo viên được các nhà khoa học nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và QLĐT giáo viên. Có thể kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như (Fielding & Schalock, 1985); (Glatthorn, 1995); (Guskey & Huberman, 1995); (Borko & Putnam, 1995); (Kettle & Sellars, 1996); (Villegas-Reimers, 1998); (Darling-Hammond, Wise, & Klein, 1999); (Ganser, 2000); (Darling-Hammond, 2000); (Cochran-Smith & Lytle, 2001); (Grosso de Leon, 2001). Tất cả các công trình trên có thể phân chia theo 4 hướng nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp cho giáo viên; (2) Các hoạt động hỗ trợ cho giáo viên để phát triển nghề nghiệp; (3) Nghiên cứu cải tiến các kĩ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho GV; (4) Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp cho GV như là một yêu cầu của tiến trình cải cách giáo dục.
Nghiên cứu so sánh hệ thống đào tạo giáo viên và chứng nhận giáo viên ở 7 quốc gia gồm Hoa Kì, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Thái Lan, và Nhật Bản đã được đã tiến hành và rút ra các kết luận sau: (1) Có sự phân tầng trong quản lí đào tạo giáo viên ở các quốc gia Châu Á; (2) Yêu cầu giáo viên phải hoàn thành thời lượng nhất định về đào tạo chuyên môn; (3) Quy định về thời gian, thời lượng đào tạo cụ thể (Ingersoll, 2007).
Có 4 mô hình ĐTGV là: (1) Mô hình ĐTGV hiệu quả, mô hình này nhấn mạnh vào đào tạo năng lực cho giáo viên; (2) Mô hình ĐTGV biết suy nghĩ, mô hình này nhấn mạnh vào tính giá trị và lí thuyết phục vụ cho việc ra quyết định, (3) Mô hình ĐTGV theo yêu cầu, tập trung vào mục tiêu đào tạo giáo viên thành người nghiên cứu và (4) Mô hình ĐTGV biến đổi, giáo viên cần phải có những đóng góp thiết thực cho xã hội và cần trang bị cho người học những kĩ năng để cùng tham gia đóng góp cho xã hội (Gossman & Horder, 2016).
Có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình và quy trình ĐTGV trên thế giới và ở Việt Nam như công trình “Teacher Education in America: Reform Agendas for the Twenty-First Century” của Christopher J.Lucas hay “The politis of Teacher Education Reform: The National Commision on Teaching on America of Furture” của nhóm tác giả Karen Symms Gallagher, Jerry D. Bailey bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo giáo viên cho nước Mỹ. Ngoài ra, công trình của Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2005) đã phân tích cơ sở lí luận về GV chất lượng cao. Đồng thời đề tài còn xây dựng cơ sở lí luận, thực tiễn cho việc hình thành mô hình và quy trình ĐTGV THPT chất lượng cao trong ĐH đa ngành, đa lĩnh vực như ĐH quốc gia Hà Nội với 03 năm đầu của khóa học, SV được đào tạo kiến thức chuyên sâu tại các trường ĐH thành viên, năm thứ tư được đào tạo về NVSP tại khoa sư phạm (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2015).
Ở Việt Nam, có thể xác định 2 mô hình đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục.
(1) Mô hình đào tạo nối tiếp và (2) Mô hình đào tạo song song (Cao Văn Tiến, 2010; Đinh Quang Báo, 2010).
Ngoài ra, còn có một số Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục chuyên ngành Quản lí Giáo dục đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ĐTGV như: (Mỵ Giang Sơn, 2014), (Lê Trung Chinh, 2015), (Bùi Văn Hùng, 2017), (Phan Hùng Thư, 2019), (Trương Tấn Đạt, 2019) đã tổng hợp được cơ sở lí luận về đào tạo và QLĐT GVTHPT theo các tiếp cận khác nhau cũng như xác định được thực trạng QLĐT GVTHPT tại các cơ sở đào tạo khác nhau, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và QLĐT GVTHPT.
1.1.2. Nghiên cứu tiếp cận quản lí chất lượng trong quản lí đào tạo đại học
Từ thành công của quản lí chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, bệnh viện, các ngành công nghiệp và dịch vụ, TQM được các nhà nghiên cứu ứng dụng vào giáo dục như:
TQM được xác định như một mô hình ba chiều bao gồm (1) Thiết kế, (2) Quá trình, (3) Đầu ra. Khung lí thuyết ứng dụng TQM trong giáo dục gồm 5 điểm trọng tâm: (1) Sứ mạng, (2) Khách hàng, (3) Tiếp cận quá trình, (4) Chú trọng nguồn lực con người và (5) Sự cam kết của lãnh đạo (Lawrence A Sherr & Lozier, 1991).
“Managing Quality in Schools” là một công trình nghiên cứu tổng hợp về TQM trong giáo dục. Tác phẩm này đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất lượng và khách hàng của giáo dục, về văn hóa, sự lãnh đạo và nhấn mạnh vai trò con người trong TQM. Từ thực tế áp dụng TQM trong các trường học, tác giả đã đưa ra một mô hình khái quát, gọi là mô hình Các thành tố của chất lượng tổng thể (The Components of Total Quality) (Burnham, 1997).
“Total Quality Management in Education” đã xem xét các vấn đề của TQM được xem xét trong một bối cảnh rộng lớn của GDĐH nước Anh. Ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và quản lí từ nhiều trường đại học nước Anh đã được khái quát các thành tố của TQM trong một sơ đồ, gọi là “Vòng tròn chất lượng” (Quality circle) (Sallis, 2002).
Vấn đề chất lượng GDĐH, áp dụng các nguyên tắc, triết lí, khách hàng, đánh giá của nhà trường, phát triển nhân lực, lãnh đạo, thực hành TQM ở trường đại học trong bối cảnh văn hoá cụ thể, một kế hoạch chiến lược khả thi cho việc áp dụng TQM vào giáo dục đại học đã được thiết lập bởi Marmar Mukhopadhyay (Mukhopadhyay, 2006).
Các công trình nghiên cứu nói trên đã giải quyết khá toàn diện cơ sở lí luận của việc ứng dụng TQM vào giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vận dụng TQM vào quản lí giáo dục đại học.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng QLCL vào giáo dục đại học như:
“Quản lí chất lượng giáo dục đại học” đi sâu nghiên cứu về chất lượng và đảm bảo chất lượng GDĐH, các chỉ số, chuẩn mực, hình thức đánh giá, ĐBCL và TQM trong GDĐH, các nội dung lí thuyết áp dụng trong GDĐH nói chung và trường ĐH nói riêng (Phạm Thành Nghị, 2000).
“Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, “Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đào tạo” đề xuất bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tác giả cũng tập trung phân tích các lí thuyết kiểm định chất lượng và mô hình kiểm định, ĐBCL trong GDĐH (Nguyễn Đức Chính, 2002, 2003).