Nâng Cao Năng Lực Của Tổ Chức Đại Diện Các Bên, Trong Việc Bảo Vệ Người Lao Động

một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động…” nhưng điều này chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

Theo tôi nghĩ, tùy vào mức độ của công việc ở mỗi doanh nghiệp mà khi giao kết hợp đồng lao động chúng ta chỉ cần một số nội dung đã quy định trong khoản 1, Điều 23 nhằm đảm bảo tính pháp lý của pháp luật lao động hiện hành và đưa vào nội dung của hợp đồng lao động.

Thứ năm, một số vấn đề khác liên quan đến giao kết hợp đồng lao

động.

Về nghĩa vụ cung cấp thông tin: Điều 19, BLLĐ 2012)“Người sử

dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động...”

Bên cạnh mặt tích cực thì còn mặt hạn chế như người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tài chính, chiến lược kinh doanh phát triển và các chế độ chính sách đãi ngộ...hầu hết chưa được đáp ứng hoặc đã được đáp ứng nhưng chưa rõ ràng. Khi có sự thanh tra hoặc kiểm tra thì một số doanh nghiệp lại cho rằng nếu cung cấp đầy đ ủ thông tin như vậy vô tình lộ bí mật kinh doanh của công ty...Còn đối với thông tin của người lao động thì đòi hỏi phải rõ ràng, về trình độ kỹ năng nghề nghiệp đến sức khỏe và các vấn đề đời tư cá nhân. Đối với nội dung này cho thấy pháp luật qui định rất cụ thể để người sử dụng lao động quản lí được lí lịch của họ một cách dễ dàng.

Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ ràng loại hình doanh nghiệp nào sẽ sử dụng cung cấp thông tin để đảm bảo quy chế hoạt động của doanh nghiệp, không bị tiết lộ bí mật.

Về thoả thuận thử việc

Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vào học nghề để làm việc, thì sau khi đào tạo nghề xong người lao động có phải thử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

việc nữa hay không? Đối với nội dung này, hiện nay pháp luật chưa có quy định. Vì vậy, cần quy định trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng lương ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Về liên quan đến tiền lương, tiền công

Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - 9

Cần ban hành quy chế cụ thể về việc trả lương cho người lao động, đổi mới quy định về xây dựng thang bảng lương phù hợp để người lao động trong doanh nghiệp được nâng lương theo định kỳ, đặt ra các quy định nhằm siết chặt quản lí định mức lao động tại doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng nó như một công cụ để bóc lột sức lao động, tuỳ tiện áp đặt để buộc người lao động làm thêm giờ mà không trả tiền công hoặc có trả nhưng không áp dụng theo qui định. Điều 104,105,106 của Bộ luật Lao động 2012 qui định “về thời gian làm thêm giờ không quá 48 giờ trong một tuần”, đối với qui định làm thêm giờ thì hầu hết người lao động thực hiện đầy đủ theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, vẫn chưa có tính công khai minh bạch qui định thời gian làm thêm một giờ là bao nhiêu để công khai cho người lao động biết. Do đó, người lao động vẫn còn mập mờ chưa rõ ràng, trong cách tính định mức lương của mình, chưa nói đến việc bố trí cho người lao động nghỉ bù theo qui định để đảm bảo sức khỏe. Như vậy để hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện các qui định của Bộ luật Lao động 2012, các cấp các ngành cần tập trung xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện trả lương cho người lao động, tại các doanh nghiệp để từ đó có sự hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý cho người lao động một cách tốt nhất.

Về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động 2012 (Điều 20) quy định: “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ

thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã mất tiền vì đã giao tiền, hàng hóa cho nhân viên của mình. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, buộc họ phải giao hàng cho nhân viên để đưa đến khách hàng ở ngoài công ty. Trong số những nhân viên này có người đã không giao hàng hoặc giao hàng, nhận tiền của khách rồi bỏ trốn. Vì vậy, theo tôi cần quy

định rõ danh mục cho công việc hợp đồng lao động, đối với các doanh nghiệp khi nhận lao động vào làm cần phải thế chấp bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động có như vậy mới bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Cần xem xét lại quy định tại khoản 3, Điều 37, Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người lao động làm hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt không cần lý do. Bởỉ vì, khi người lao động làm hợp đồng lao động không xác định thời hạn thường là những người có vị trí quan trọng, cần thiết trong doanh nghiệp, việc chấm dứt không cần lý do của người lao động gây nhiều khó khăn cho người sử dụng lao động. Mặt khác, quy định trên làm cho người lao động dễ tuỳ tiện trong quan hệ, thậm chí gây sức ép, khó khăn cho người sử dụng lao động. Ngoài ra, về xử lý hành chính đối với những vi phạm pháp luật lao động, cần quy chế tài đủ mạnh đối với các vi phạm như: vi phạm chế độ giao kết bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật…doanh nghiệp của thị trường và chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên.

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn và tiến hành hướng dẫn cụ thể việc thi hành pháp luật,

tránh các tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc hướng dẫn chung chung khó áp dụng với những tình huống cụ thể...

Cơ quan quản lý lao động phải quản lý được các thông tin về thị trường lao động thông qua việc thống kê, phân tích tác số liệu về lao động, đảm bảo có thông tin đầy đủ làm cơ sở cho các quy định pháp luật và có thể đưa ra các giải pháp có hiệu quả. Nâng cao năng lực pháp luật lao động cho các bộ quản, nhất là các thanh tra viên lao động.

3.1.2. Về tổ chức thực hiện

- Thông qua tổ chức công đoàn người đại diện tập thể người lao động

Pháp luật cần sửa đổi bổ sung và quy định rõ thêm về những trường hợp nào người lao động có thể đình công, cần quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành đình công để người lao động dễ thực hiện trên thực tế.

Nhà nước quy định cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ của công đoàn tại mục 2, chương 2, Luật Công đoàn 2012: Công đoàn là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tại Điều 10 ghi rõ tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội…Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của tổ chức công đoàn để thực hiện có hiệu quả chức năng của mình, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Ngoài ra, tổ chức công đoàn cần phát huy vai trò của cơ chế ba bên trong một số lĩnh vực, cụ thể, cần cho phép tổ chức công đoàn cùng với đại điện người sử dụng lao động tham gia quá trình xác định mức lương tối thiểu của người lao động với cơ quan nhà nước.

- Biện pháp bồi thườ ng thiệt hại và xử phạt

Pháp luật cần quy định bổ sung trường hợp người sử dụng lao động trả lương chậm thì phải trả một khoản đền bù nhất định để tránh trường hợp người sử dụng lao động làm tùy tiện, lợi dụng để gây thiệt thòi cho người lao

động và làm lợi cho mình. Để tạo cơ sở đề ra các giải pháp về việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, Nhà nước cần xem xét một số vần đề cơ bản về tình hình lao động và việc làm ở nước ta hiện nay.

Tỷ lệ lao động nông thôn hiện nay là rất lớn trong tổng nguồn lao động xã hội. Như vậy, dân số nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận dân số, trong cơ cấu lao động giữa các ngành thì lao động trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 55,7% tổng lao động xã hội [6]. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong nền kinh tế hiện nay là bất hợp lý, trình độ công nghiệp hoá còn thấp. Sức ép về dân số, việc làm và thu nhập ở nông thôn là rất lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có kế hoạch phát triển kinh tế ở nông thôn nhằm phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn thành phố.

Trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật còn thấp là một thực trạng đối với lao động hiện nay. Như vậy, trình độ văn hoá của lao động khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với lao động nông thôn. Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bình quân là 12,4% trong khi đó đối với lao động nông thôn tỷ lệ này là 6,8% [31]. Điều đó là một khó khăn rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Do đó, để tăng thu nhập cho người lao động cần phải có những giải pháp để nâng cao tỷ suất sử dụng lao động cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Thu nhập của người lao động ở một số vùng nông thôn còn rất thấp so với thành thị. Thu nhập của dân cư nông thôn thấp hơn thành thị cũng là một thực tế khách quan trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Lao động nông nghiệp chiếm 55% tổng nguồn lao động xã hội chỉ tạo ra hơn 20% thu nhập quốc dân, trong khi 45% lực lượng lao động còn lại tạo ra gần 80% thu nhập quốc dân [6]. Điều đó chứng tỏ năng suất của lao động nông nghiệp rất thấp, dẫn đến thu nhập của lao động nông nghiệp cũng thấp. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay Đà Nẵng là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong khi đó thu

nhập của dân cư thành thị cao gấp 1,87 lần so với dân cư nông thôn. Điều đó thể hiện người dân nông thôn ở Đà Nẵng có mứ c thu nhập rất thấp. Mặc dù sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một tất yếu khách quan, nhưng nhà nước cần có những chính sách phát triển nông thôn làm cho khoản cách giữa nông

thôn và thành thị không quá lớn, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và ổn định về mặt xã hội.

3.1.3. Nâng cao năng lực của tổ chức đại diện các bên, trong việc bảo vệ người lao động

Với xu hướng bảo vệ người lao động trong nền kinh tế thị trường là giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước. Vì vậy, cần tăng cường năng lực cán bộ công đoàn và nâng cao hiệu quả của hoạt động tổ chức công đoàn về vấn đề bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập bằng cách:

Phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, công đoàn viên chủ yếu là viên chức nhà nước, công đoàn viên trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 20% trong năm 2007 [15, tr.5], rất ít so với khu vực hành chính nhà nước, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động công đoàn chưa có những thay đổi cần thiết trong phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu bảo vệ người lao động phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Ngoài ra hoạt động của các công đoàn hiện có chưa cao, đặc biệt là công đoàn cấp cơ sở, năng lực hiểu biết, trình độ văn hóa của cán bộ công đoàn thấp, hầu hết cán bộ công đoàn tại các cơ quan, xí nghiệp đều là kiêm nhiệm, do đó chưa thật sự quan tâm nhiều đến đời sống của người lao động. Như vậy, cần phải nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn để đảm bảo thực hiện chức năng bảo vệ người lao động của công đoàn

Vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động chủ yếu là do người sử

dụng lao động trực tiếp thực hiện. Vì vậy, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ cần phải nhận thức đúng về vấn đề này để họ có thể tự giác thực hiện luật lao động và các thỏa thuận với người lao động. Trước hết, cần phải tuyên truyền, cung cấp các văn bản pháp luật lao động có liên quan đến việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập cho người lao động, để họ hiểu rằng càng ngày người lao động càng có trình độ và cần có sự đầu tư lâu dài cho họ. Vì thế không chỉ quản lý, kiểm soát chặt chẽ, giao định mức cao là sẽ đạt được kết quả cao. Để sử dụng hiệu quả tiềm năng lao động, người sử dụng lao động cần phải tôn trọng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, gắn lợi ích của họ với lợi ích chung của doanh nghiệp, thu hút người lao động tham gia đối thoại để giải quyết xung đột quản lý của đơn vị và đánh giá đúng mức sự đóng góp của họ...Xét về mặt kinh tế, việc đầu tư cho điều kiện lao động tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo thì sẽ đảm bảo năng suất cao trong sản xuất kinh doanh.

3.1.4. Hoàn thiện cơ chế hai bên, ba bên trong quan hệ lao động

Bảo vệ người lao động không thể chỉ bằng việc ban hành nhiều văn bản pháp luật để quy định biện pháp cưỡng chế mà ngày càng phải áp dụng phương thức thương thuyết, đàm phán thông qua đối thoại xã hội. Như vậy, cơ chế ba bên cần phải đựợc áp dụng bảo vệ người lao động, đây cũng là xu hướng chung của toàn cầu. Hiện nay, tại Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung cũng đang tồn tại các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động, nhưng việc áp dụng hiệu quả trên thực tế lại rất ít, hầu như chỉ áp dụng khi quy định thay đổi mức lương tối thiểu, tổ chức hội chơ ̣ thương mại và công nghiệp đại diện cho người sử dụng lao động. Tổng Công đoàn đại diện cho người lao động và tổ chức đại diện cho Chính phủ, các tổ chức này, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề để bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động.

3.1.5. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ người lao động

Trong trường hợp pháp luật đã quy định đầy đủ, chặt chẽ việc bảo vệ người lao động cũng chưa thế đảm bảo chắc chắn sẽ được thực hiện nghiêm minh và triệt để nếu không có các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, xét xử và đặc biệt các cán bộ thi hành công vụ. Các cơ quan chức năng có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương và thu nhập nói riêng. Để nâng cao năng lực bảo vệ người lao động, các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện một số biện pháp như:

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn và tiến hành hướng dẫn cụ thể việc thi hành pháp luật, tránh các tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc hướng dẫn chung chung, khó áp dụng với những tình huống cụ thể...

Cơ quan quản lý lao động phải quản lý được các thông tin về thị trường lao động thông qua việc thống kê, phân tích tác số liệu về lao động, đảm bảo có thông tin đầy đủ làm cơ sở cho các quy định pháp luật và có thể đưa ra các giải pháp giải quyết hữu hiệu đạt hiệu quả cao.

Nâng cao năng lực pháp luật lao động cho các bộ quản lý, nhất là các thanh tra viên lao động. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thông tin đại chúng, cần tập trung vào các đối tượng lao động sắp vào làm việc; đưa luật lao động vào trong chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng; và các trung tâm dạy nghề để lực lượng này có được những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022