Quy Trình Thực Hiện & Xử Lý Kết Quả Khảo Sát


viên trong chương trình đào tạo ngay trên giảng đường và các cơ sở thực hành. Thực tế cho thấy nếu trường đại học nào có khoa, ngành CTXH chú trọng đầu tư cơ sở vật chất thì kết quả đào tạo đều được cải thiện và ĐNGV có sự tiến bộ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khái quát, đánh giá nghiên cứu trong và ngoài nước, đến thời điểm hiện nay, sự quan tâm của các tác giả đối với ĐNGV ngành CTXH còn bỏ trống, cộng với nghiên cứu đi trước chưa thực sự nghiên cứu hệ thống về công tác phát triển ĐNGV ngành CTXH trong giai đoạn hiện nay, nên chưa được khai thác sâu. Vì vậy, lỗ hổng phát triển ĐNGV ngành CTXH trong giai đoạn hiện nay cần được đánh giá, khảo sát, nghiên cứu một cách thỏa đáng, toàn diện và hệ thống trên cơ sở có những tác động, giải pháp về mặt quản lý nhằm nâng cao chất lượng, năng lực cũng như chuyên môn, kinh nghiệm của ĐNGV ngành CTXH trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Trên cơ sở phân tích, hệ thống năng lực của ĐNGV ngành CTXH, luận án xây dựng các nội dung các yếu tố cốt lõi của công tác phát triển ĐNGV ngành CTXH. Thông qua các lập luận, dẫn chứng, phân tích cho thấy phát triển ĐNGV ngành CTXH không chỉ đơn thuần là quản lý về mặt đội ngũ (số lượng, cơ cấu, trình độ, chuyên môn) mà cần phải đặc biệt quan tâm đến phát triển cá nhân người GV (các năng lực cá nhân), đồng thời tạo môi trường thuận lợi và thiết lập các chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tạo động cơ phấn đấu nâng cao năng lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Từ đó, luận án phân tích yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển ĐNGV ngành CTXH cả những thuận lợi và những khó khăn. Những thuận lợi do các yếu tố chủ quan đem lại là những yếu tố cơ bản nội tại quyết định đến phát triển ĐNGV ngành CTXH. Ngược lại, những khó khăn do yếu tố chủ quan tạo ra lại là rào cản rất lớn cho đội ngũ này. Khai thác một cách hiệu quả các yếu tố thuận lợi do chủ quan và khách quan đem lại; hạn chế và triệt tiêu được những khó khăn sẽ phát triển nhanh về số lượng và nâng cao được chất lượng, đem đến hiệu quả trong phát triển ĐNGV ngành CTXH.

Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở lý luận mở đường cho luận án phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH CTXH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng

3.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát để có kết quả căn cứ nhằm đánh giá thực trạng và hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành CTXH.

3.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát dựa vào thang đo là các tiêu chí về chuyên môn, về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội và năng lực cá nhân.

Nguồn khảo sát: các cơ sở giảng dạy đại học có khoa, ngành CTXH (trường, viện, học viện)

Luận án chọn 2 nội dung để khảo sát ở các trường đại học có khoa/ngành CTXH là Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành CTXH và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH

3.1.3. Đối tượng và công cụ khảo sát

Sử dụng bộ phiếu hỏi và phỏng vấn để lấy thông tin, đối tượng thu tin bao gồm: Chủ nhiệm Khoa/ Bộ môn CTXH (mẫu 1); giảng viên cơ hữu/kiêm giảng (mẫu 3-4); Sinh viên/học viên CH đang học tại các cơ sở GD ĐH (mẫu 5).

Tổng hợp số phiếu khảo sát ở khối các trường đại học gồm 29 trường và khối các học viện, viện nghiên cứu gồm 4 học viện (Phụ lục 4)

Đối tượng: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ngành CTXH.

3.1.4. Phương thức khảo sát

3.1.4.1. Khảo sát bằng phi u hỏi

-Xây dựng bộ phiếu hỏi trên cơ sở các yếu tố cần khảo sát, thống kê và xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện sơ bộ bộ phiếu hỏi.


-Thí điểm phiếu hỏi: thực hiện ở trường đại học Lao động xã hội và tiến hành chỉnh sửa, hoàn thành bộ bảng hỏi

-Chọn mẫu khảo sát: Các mẫu 1,3-4 được khảo sát ở các trường có mã ngành đào tạo CTXH, mẫu 5 được khảo sát đối với sinh viên năm 3,4 tại các trường ĐHKHXH NV-ĐHQG Hà Nội, ĐH Công đoàn.

3.1.4.2. Phỏng vấn sâu

Nhằm củng cố thêm cho những nội dung trước và sau khi khảo sát. Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia ngành CTXH những giảng viên ở các trường có ngành CTXH được đào tạo sớm như Đại học LĐXH (Hà Nội), Đại học Thăng Long, Đại học KHXHNV- ĐHQG Hà Nội. Hình thức phỏng vấn bằng cách tiếp cận các đối tượng khảo sát, nghiên cứu bằng cách phỏng vấn trực tiếp (Phụ lục 6)

3.2. Quy trình thực hiện & Xử lý kết quả khảo sát

Thứ nhất: Đối với các mẫu thu thập thông tin dành cho cán bộ quản lý/ giảng dạy thì sau khi chuẩn bị các nội dung để có thể tiến hành khảo sát, liên hệ với ban Giám hiệu các trường đại học có ngành CTXH, lãnh đạo các học viện tổ chức khảo sát tại đơn vị. Bằng cách thông qua giấy tờ giới thiệu hoặc lãnh đạo gọi điện trực tiếp cho đối tượng cần thu thập thông tin, đã tiếp cận và thu thập được tương đối đầy đủ những thông tin cần thiết.

Thứ hai: Đối với mẫu lấy thông tin từ sinh viên, học viên cao học thì thông qua lãnh đạo các đơn vị đào tạo, trưởng phòng công tác học sinh sinh viên để liên hệ với lớp trưởng các lớp sinh viên khảo sát sinh viên ngành CTXH năm 3, năm 4. Có một lượng lớn số phiếu được xây dựng trên phần mềm và thực hiện khảo sát nhờ mạng internet (phụ lục ) do sinh viên đang nghỉ hè thì lấy địa chỉ email của sinh viên qua cán bộ lớp đồng thời nhờ cán bộ lớp phổ biến chủ trương khảo sát rồi trực tiếp gửi yêu cầu qua email, sinh viên trả lời trên phiếu dạng online và gửi lại làm số liệu khảo sát của Luận án.

Sau mỗi đợt khảo sát của từng đơn vị, tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thông tin bằng xác nhận của trưởng các đơn vị quản lý trực tiếp đội ngũ giảng viên là các tổ trưởng bộ môn, chủ nhiệm khoa.


Xử lý thông tin từ bảng hỏi theo phương pháp thống kê và xử lý kết quả trên phần mềm SPSS.

3.3. Thực trạng đội ng giảng viên ngành công tác xã hội

3.3.1. Khái quát đào tạo ngành công tác xã hội ở Việt Nam

Sau khi Bộ GD-ĐT phê duyệt khung chương trình, đến nay các trường đại học đào tạo trung bình 2000-2500 sinh viên chính qui và đào tạo lại 12000 học viên vừa làm vừa học [42].

Chương trình đào tạo cấu trúc từ 120 đến 135 tín chỉ, trong đó khối kiến thức đại cương chiếm 20-30%, khối kiến thức chuyên nghiệp gồm cơ sở ngành, bổ trợ ngành, chuyên ngành chiếm 60-70% tổng số tín chỉ, số còn lại dành cho thực tế tại cơ sở và thực tập tốt nghiệp. Nội dung chương trình đào tạo phần đại cương gần như giống nhau giữa các trường, nội dung đào tạo kiến thức chuyên nghiệp có khác nhau nhưng không rõ ràng, chủ yếu tập trung vào kiến thức xã hội- nhân văn và chuyên ngành, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH, vvv.. Đa số các trường đều lồng ghép thực tập thực tế thực hành vào chương trình đào tạo với khối lượng giờ tương đương từ 15 -20 tín chỉ, dàn trải suốt chương trình từ năm thứ hai trở đi.

Sự phát triển kinh tế thị trường tạo ra những thay đổi to lớn cho xã hội, đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội. Nhu cầu của thời kỳ mới không thể thiếu các hoạt động CTXH do đó sự phát triển ngành này là một yêu cầu của thực tế. Một dấu mốc quan trọng trong công tác đào tạo CTXH ở Việt Nam là việc ban hành Khung chương trình giáo dục đại học và cao đẳng ngành CTXH của Bộ giáo dục và Đào tạo (tháng 10/2004 sau đó là tháng 3 năm 2010). Đây là cơ sở pháp lý để mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của nghề CTXH ở Việt Nam. Đến nay, trên cả nước đã có 33 cơ sở giáo dục đại học đã đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành CTXH, bao gồm 29 đơn vị thuộc khối các trường đại học và 4 đơn vị thuộc khối các Viện, Học viện, trong đó có 5 đơn vị đào tạo bậc thạc sỹ, 2 cơ sở đã tiến hành đào tạo trình độ tiến sỹ.

3.3.2. Số lượng đội ngũ giảng viên CTXH (người)

Tính đến hết tháng 10 năm 2017 trong 33 cơ sở giáo dục đại học có khoa/ngành CTXH trong đó có 5 bộ môn CTXH và 27 khoa đào tạo ngành CTXH, ước tính có


khoảng 476 giảng viên tham gia giảng dạy các trình độ chuyên ngành CTXH và bồi dưỡng CTXH các cấp học. Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội có số giảng viên CTXH đông nhất (39), ít nhất là đại học Đồng Tháp (6) .

Bảng 3.1. Số lượng đội ng GV ngành CTXH các cơ sở GDĐH có khoa ngành CTXH


32 cơ sở GD ĐH có khoa ngành CTXH

Ước tính tổng số GV CTXH

GV Nam

GV Nữ

Tổng số

Tỷ lệ

%

Tổng số

Tỷ lệ

%

Khối các trường ĐH (27)

419

98

20.5%

321

67%

Khối các viện, học viện (5)

57

9

2%

48

10.5%

Tổng cộng

476

107

22.5%

369

77.5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 10

(Nguồn: khảo sát thực trạng GV ngành CTXH (từ 5-11/2017))

Số liệu khảo sát (bảng 3.1) cho thấy tỷ lệ giảng viên nữ (77.5%) chiếm áp đảo so với giảng viên nam (22.5%). Điều này hoàn toàn phù hợp bởi nghề CTXH đòi hỏi các kỹ năng mềm và giá trị đạo đức nghề nghiệp, do vậy, người giảng viên cũng phải có kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp để có thể là tấm gương cho sinh viên noi theo.

Như vậy nếu ước tính từ nay đến năm 2025 số GV ngành CVTXH tăng gấp 5 lần thì sẽ đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng cho ĐNGV ngành CTXH giai đoạn đó. Điều này đòi hỏi các cơ sở GD ĐH có chiến lược phát triển đội ngũ GV không chỉ đủ về số lượng mà quan trọng là phát triển đúng cơ cấu, sử dụng đội ngũ GV đủ năng lực phù hợp với nghề CTXH.

3.3.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành CTXH

Trên cơ sở 200 mẫu đầy đủ thông tin khảo sát giảng viên CTXH của 12 cơ sở GDĐH có đào tạo ngành CTXH gồm ĐH SP Hà Nội (21); ĐH LĐXH cơ sở Hà Nội (28); ĐH KHXH NV- ĐHQG Hà Nội (29); ĐH Công đoàn (12); ĐH Lâm nghiệp (12); ĐH Thăng Long (10); ĐH Vinh (10); ĐH KHXH NV TP HCM (23); ĐH SP TP HCM

(22); ĐH Đà Lạt (14); Học viện KHXH (9); Học viện PNVN (10). Luận án tiến hành phân tích cơ cấu đội ngũ GV như sau:

3.3.3.1. Cơ cấu đội ngũ GV theo ngành đào tạo

Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu đội ngũ GV ngành CTXH được đào tạo từ ngành Tâm lý học chiếm 21.5 %; ngành Xã hội học 30.5%; Nhân học 6%; số GV CTXH được đào tạo chuyên ngành CTXH là 26 người, chiếm 13% và ngành khác như kinh tế chính trị, quản trị kinh doanh, … chiếm 29%.


Bảng 3.2. Tỷ lệ về cơ cấu ngành đào tạo ĐNGV ngành CTXH


Cơ sở GD ĐH có ngành CTXH được khảo sát (11/32 đơn vị)

Cơ cấu ngành đào tạo GV CTXH

Tâm lý học

Tỷ lệ

%

Xã hội

học

Tỷ lệ

%

QL GD

Tỷ lệ

%

CT XH

Tỷ lệ

%

Nhân học

Tỷ lệ

%

Ngành khác

Tỷ lệ

%

Khối các trường ĐH (09)


38


19


55


27.5


0


0


23


11.5


12


6


52


26

Khối các học viện (02)


05


2.5


06


3.0


0


0


03


1.5


0


0


06


3.0


Tổng cộng


43


21.5


61


30.5


0


0


26


13


12


6


58


29

(Nguồn: Số liệu điều tra từ các cơ sở có mã ngành CTXH (5-11/2017))

Với cơ cấu đào tạo như trên, có thể thấy đội ngũ GV ngành CTXH rất đa dạng về loại hình đào tạo: Từ Tâm lý học, Xã hội học, Nhân học, Kinh tế, QTKD, ... ĐNGV có chuyên môn chính là CTXH chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ (tự chọn) trong chương trình đào tạo theo tín chỉ là tương đối liên thông về kiên thức kỹ năng và thái độ nên đội ngũ GV này đều nắm được kiến thức có liên quan đến CTXH.

3.3.3.2 Cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành CTXH theo trình độ và chức danh

Bảng 3.3. Tỷ lệ về cơ cấu học hàm học vị ĐNGV ngành CTXH


Cơ sở GD ĐH có ngành CTXH được khảo sát (11/32 đơn

vị)

Cơ cấu trình độ GV CTXH


Cử nhân


Tỷ lệ

%


Thạc sỹ


Tỷ lệ

%


Tiến sĩ


Tỷ lệ

%


PG S TS


Tỷ lệ

%


GS. TS


Tỷ lệ

%


GS.T SKH


Tỷ lệ

%

Khối các

trường ĐH (09)


6


3


118


59


39


19.5


12


6


2


1


2


1

Khối các học

viện (02)

0

0

11

5.5

8

4

2

1

0

0

0

0

Tổng cộng

6

3

129

64.5

47

23.5

14

7

2

1

2

1

Nguồn: Số liệu điều tra từ các cơ sở có mã ngành CTXH (5-11/2017)


Số liệu thống kê học hàm học vị của đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở bảng tổng hợp chung 3.3 cho thấy trong số 200 giảng viên CTXH được khảo sát, chỉ có 6/200 GV trình độ cử nhân (3%); có 129/200 GV trình độ Thạc sỹ (64.5%); có 47/200 GV có trình độ Tiến sĩ (23.5%). Trên tất cả là 18/200 GV có học hàm GS, PGS (9%).

Cơ sở đào tạo có số GV ngành CTXH cao nhất là đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội có 29 GV (14.5%), trong đó có 2 GS.TS, 9 PGS.TS, 5 TS, 13 ThS; có 11 GV

chuyên ngành CTXH.

Cơ sở đào tạo có số GV ngành CTXH thấp nhất là đại học Đồng Tháp với 6 giảng viên.

Đại học Thăng Long là đơn vị ngoài công lập đầu tiên được tổ chức tuyển sinh và đào tạo hệ Sau đại học chuyên ngành CTXH.

Đại học Lâm nghiệp là đơn vị tham gia đào tạo CTXH muộn nhất trong số các cơ sở đào tạo được khảo sát. Hiện nay (10/2017) bộ môn CTXH thuộc khoa KT&QTKD có 10 GV trong đó có 2 TS, 2 NCS và 6 Ths, tất cả các GV đều là giảng viên ngành kinh tế, bộ môn quản trị doanh nghiệp được đi đào tạo các khóa nghiệp vụ CTXH về giảng dạy.

3.3.4. Thực trạng năng lực, chất lượng đội ngũ giảng viên ngành CTXH

Đánh giá về ĐNGV ngành CTXH được Luận án phân tích không chỉ qua hồ sơ thống kê trên các yếu tố về số lượng, cơ cấu mà còn phân tích thông qua ý kiến đánh giá về các yếu tố năng lực giảng dạy, nghiên cứu, năng lực cá nhân, ứng dụng tin học ngoại ngữ, hoạt động xã hội, ...của đội ngũ GV. Kết quả xử lý số liệu như sau:

3.3.4.1. Đánh giá về công tác giảng dạy của ĐNGV ngành CTXH

Nghiên cứu tiến hành khảo sát về việc giảng dạy của đội ngũ giảng viên ngành CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành CTXH hiện nay kết quả có sự đánh giá các yếu tố nghiên cứu đưa ra ở các mức độ khác nhau (Xin xem Phụ lục TT1), sắp xếp một cách tương đối Top 3 yếu tố về giảng dạy của giảng viên ngành CTXH ở các mức độ kết quả như sau: - Mức độ đánh giá tốt: 1/ Tổ chức quá trình dạy học (29.5%); 2/ Hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khóa luận (28.5%); 3/ Kiểm tra, đánh giá học viên, sinh viên (27.5%).

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí