Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp, Tiếp Nhận Sinh Viên Chuyên Ngành Công Tác Xã Hội Về Thực Tập Tại Địa Phương

yếu thế bao gồm người khuyết tật bị buôn bán, bị bạo lực, bị bạo hành; người di cư; người già, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; bệnh nhân ở các bệnh viện, học sinh các trường học, trường giáo dưỡng và các gia đình có vấn đề (nghèo khổ, ly hôn, ly thân, bạo lực trong gia đình, sao nhãng trẻ em...) và các cộng đồng nghèo, yếu kém, chậm phát triển, có đông đối tượng có vấn đề xã hội.

Trung tâm này hoạt động có tính chất dịch vụ phi lợi nhuận, Nhà nước hỗ trợ chi phí cung cấp dịch vụ công tác xã hội, chi phí hoạt động hành chính; thu từ thức hợp đồng, giao khoán cung cấp dịch vụ cho các chương trình, dự án trong nước và quốc tế; hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức. Đối với các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập, các cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm và trả lương cho các cán bộ quản lý, điều hành trung tâm. Các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội có thể là trung tâm công lập hoặc ngoài công lập, do UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện thành lập trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chức năng hoặc các hội, đoàn thể, tư nhân.

Theo đó, UBND huyện Phú Giáo trong thời gian tới cần có những đề xuất quyết liệt hơn trong công tác tổ chức thực hiện đề án 32 của Chính phủ cũng như góp phần chia sẻ những nổi đau, mất mát của người dân bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn tỉnh bằng. Việc đề xuất thành lập Trung tâm dịch vụ CTXH của tỉnh nên xét đến các phương diện cụ thể như:

Về chức năng và nhiệm vụ:

Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp và ngắn hạn: Tiến hành những đánh giá ban đầu và sàng lọc những trường hợp tổn thương được phát hiện và báo tin ở cộng đồng. Sau đó, cung cấp ngay các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp để đảm bảo an toàn và đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng khi họ tới trung tâm như thức ăn và quần áo mặc. Đối với các trường hợp đặc biệt cần chuyển ngay tới các cơ sở có liên quan như y tế hoặc hướng dẫn các dịch vụ chuyển tuyến phù hợp. Cung cấp các thông tin về phúc lợi xã hội, luật pháp và những kiến thức chung cho sự phát triển như sức khoẻ sinh sản, sự phát triển của trẻ và phục hồi.

Các dịch vụ dài hạn: Đánh giá cá nhân, gia đình và các nhóm để xác định những vấn đề xã hội phức tạp có thể nảy sinh và lập kế hoạch can thiệp; cung cấp tham vấn tâm lý xã hội; hỗ trợ và tìm các giải pháp chăm sóc phù hợp, vấn đề tiếp cận giáo dục và việc làm; hỗ trợ tư vấn cho cán bộ trong ngành về nhu cầu của những người có vấn đề xã hội phức tạp để liên hệ, hợp tác với những người có chuyên môn như bác sỹ, y tá, giáo viên và công an; nghiên cứu các vấn đề phúc lợi xã hội để phát triển các chính sách có liên quan.

Các hoạt động trọng tâm:

Trung tâm cần có trọng tâm trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, đáp ứng cho các đối tượng với các dạng vấn đề và nhu cầu xã hội khác nhau, bao gồm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, nạn nhân của tệ nạn xã hội, các đối tượng trợ giúp xã hội, những người bị ảnh hưởng của nạn buôn bán người, mại dâm, HIV/AIDS… Các hoạt động bao gồm: đánh giá về những nhu cầu phức tạp, can thiệp trực tiếp cho cá nhân và gia đình khi họ cần được những người có chuyên môn và kỹ năng giúp đỡ; cung cấp tham vấn, hỗ trợ cần thiết và tiến hành tập huấn cho những cán bộ còn ít kinh nghiệm và cộng tác viên cộng đồng.

Ngoài ra, trung tâm cũng cần tham gia vào việc nghiên cứu và xây dựng chính sách để góp phần cải thiện dịch vụ, qua đó có thể đưa ra được những lời khuyên, tư vấn, hỗ trợ quản lý cho những nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Về tổ chức và cơ cấu hoạt động:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trung tâm nên được xây dựng thành văn phòng riêng, dưới sự quản lý của Sở LĐ-TB&XH và có sự hỗ trợ của Bộ trong các chức năng dịch vụ xã hội, đồng thời, cần được thiết lập ở cấp tỉnh hoặc ở thành phố lớn để phục vụ chung cho các huỵên gần đó. Việc này là nhằm cho dịch vụ được trải đều trên cả nước khi có điều kiện phát triển và đủ nguồn nhân lực và tài chính. Ngoài ra, cần xây dựng văn phòng đại diện càng sớm càng tốt ở cấp huyện để người dân sống trong cộng đồng dễ dàng tiếp cận, trong khi cần lưu ý là không nên

đặt tại các trung tâm bảo trợ xã hội hiện có hoặc trong văn phòng các cơ quan bảo trợ xã hội.

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 11

Hoạt động của trung tâm nên kết nối với mạng lưới các dịch vụ phúc lợi xã hội do Sở LĐ-TB&XH, các tổ chức quần chúng và tổ chức phi Chính phủ cung cấp. Ngoài ra, các trung tâm sẽ phải đóng vai trò là cầu nối giữa các ngành và dịch vụ khác nhau như y tế, giáo dục và hệ thống tư pháp hình sự.

Về nhân sự:

Trung tâm nên có cán bộ chuyên trách được đào tạo cơ bản về CTXH hoặc những người bán chuyên trách có thể đảm đương được công việc. Đối với giám đốc đơn vị, cần được tập huấn cơ bản về CTXH, ban đầu có thể là tại chức nhưng về lâu dài phải được học hành bài bản, có chuyên môn.

Về tài chính:

Cần phát triển các trung tâm dịch vụ CTXH công lập và các trung tâm trong các tổ chức đoàn thể, phi Chính phủ. Đối với đơn vị công lập, sẽ cần có ngân sách từ nguồn của Sở LĐ-TB&XH, đồng thời, cũng nên tính đến mối quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ hiện đang hỗ trợ một số dịch vụ. Song song với đó, cần lập kế hoạch cho các hỗ trợ tài chính lâu dài, trong đó các nhà tài trợ chiếm 1/3 tổng số, còn lại là từ ngân sách Nhà nước. Trong thời gian trung và dài hạn, thì một phần ngân sách có thể được chuyển sang từ các cơ sở bảo trợ xã hội [17].

3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp, tiếp nhận sinh viên chuyên ngành công tác xã hội về thực tập tại địa phương

Trước bối cảnh nhu cầu công tác xã hội cá nhân vô cùng thiếu và yếu của địa phương, giải pháp xây dựng cơ chế phối hợp giữa huyện và các trường đại học lớn trong khu vực có đào tạo chuyên ngành CTXH để tiếp nhận sinh viên ngành CTXH về thực tập tại địa phương là giải pháp rất có giá trị. Giải pháp này giúp cho địa phương thu hút được một lực lượng nhân sự CTXH tiềm năng, đúng chuyên ngành, tâm huyết với các thân chủ. Bằng kiến thức đã được trang bị trên ghế giảng đường, các sinh viên sắp là tân cử nhân chuyên ngành CTXH sẽ góp phần hỗ trợ địa phương trong việc thực hiện phương pháp CTXH cá nhân đối với người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa

bàn, từ đó, giúp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thêm các thông tin phản hồi từ các chính sách đã và đang được triển khai cho nhóm đối tượng này, cũng như giúp các cơ quan chức năng có liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan.

Để thực hiện giải pháp này, huyện Phú Giáo trong thời gian tới cần phải chú trọng đến các vấn đề sau:

Xây dựng dự án cụ thể về công tác liên kết, phối hợp với các trường đại học. Kế hoạch của huyện cần phải xác định rõ các nội dung như: cơ quan nào là cơ quan đầu mối của địa phương thay mặt địa phương ký hợp đồng liên kết với các trường đại học? Trách nhiệm và quyền của cơ quan này đến đâu? Danh sách các trường đại học cần phải phối hợp? Nghĩa vụ và quyền lợi của các trường đại học và sinh viên khi về thực tập là gì?...

Mỗi năm phối hợp tiếp nhận sinh viên ngành CTXH về thực tập, huyện cần có kế hoạch và đơn đặt hàng cho các trường đại học cụ thể về lĩnh vực và nội dung cần phương pháp CTXH cá nhân của các sinh viên.

Cần có những buổi sinh hoạt chuyên đề trước, trong và sau mỗi đợt thực tập giữa sinh viên chuyên ngành CTXH, đại diện các trường đại học và đại diện của địa phương để tổng kết những kết quả thu nhận được từ thực tiễn thực tập của sinh viên chuyên ngành CTXH, những kiến nghị của các bên có liên quan để dự án liên kết ngày càng thuận lợi và thành công qua các năm.

Cần có những đánh giá trung thực, khách quan của địa phương đối với các nhóm người yếu thế trong cộng đồng về những thay đổi trước và sau khi có sự tác động của phương pháp CTXH cá nhân để lượng hóa được tính hiệu quả của dự án. Từ đó là cơ sở để huyện nhân rộng hoặc thu hẹp mô hình liên kết này.

Tiểu kết chương 3


Vai trò NV CTXH hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin là cơ sở pháp lý để hành nghề CTXH, đặt trên cơ sở của quá trình và kết quả phát triển của nghề CTXH và trong mối quan hệ nền tảng với chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách người bị

nhiễm chất độc hóa học/Dioxin nói riêng. Việc phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung và huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương nói riêng còn mới mẻ. Vai trò NV CTXH cho người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin trong giải quyết chính sách xã hội ở lĩnh vực có tính chuyên sâu của nghề CTXH, do đó, việc hoàn thiện nó cần phái có lộ trình và bước đi thích hợp.

Từ yêu cầu nội dung của vai trò NV CTXH hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, có thể thấy NV CTXH chưa được triển khai rộng rãi. Vai trò NV CTXH của người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin trong thời gian tới tiếp tục thực hiện phát triển NV CTXH đối với đối tượng yếu thế nói chung trong đó có người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin mà trước hết là cần phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí NV CTXH trong công tác này, Trên cơ sở xác định được nhu cầu và mong muốn của người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin, tác giã đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị. Dựa vào văn bản pháp luật phù hợp sẽ giải quyết căn cơ những khó khăn hiện nay về các mặt có liên quan đến thực hiện vai trò NV CTXH hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi cho người nhiễm chất độc hóa học/Dioxin.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận


Trong một xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt thì việc quan tâm chăm lo đến các cộng đồng người yếu thế trong xã hội là một nhiệm vụ cần thiết của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Với Việt Nam, một đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ qua hơn 30 năm đổi mới, theo đó các chính sách an sinh xã hội của nước ta ngày càng được quan tâm và đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để chính sách đến với thực tiễn người dân, bên cạnh sự đòi hỏi về chất lượng của hoạt động xây dựng chính sách thì hoạt động thực thi chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Với chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học hiện nay của Đảng và Nhà nước ta, mặc dù chính sách đã thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, tuy nhiên, đâu đó trong thực tiễn cuộc sống, chính sách đi vào cuộc sống chưa thực sự phù hợp. Điều này đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị xã hội Việt Nam, nhất là lực lượng nhân sự có chuyên môn.

Ở nước ta, chuyên ngành CTXH đã cho thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ bộ máy nhà nước triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, góp phần chia sẻ những bất hạnh của những nhóm cộng đồng yếu thế trong một cộng đồng còn kém phát triển. Tuy nhiên, sự đóng góp của chuyên ngành chưa thực sự tương xứng với thực tiễn, mà nguyên nhân sâu xa bao gồm cả tính khách quan và chủ quan. Vì vậy, để ngành CTXH ngày càng phát triển ở nước ta, để vai trò của người nhân viên CTXH ngày càng phát huy được lợi thế chuyên môn đòi hỏi cần nhiều sự hổ trợ, nổ lực hơn nữa từ nhiều bên.

Đối với vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương qua thực tiễn khảo sát của Luận văn là chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Do đó, đòi hỏi trong thời gian tới, chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân sự cần có tư duy và cách làm phù hợp. Cần có sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để thực sự đưa được các chính sách tốt đẹp của trung ương vào thực tiễn của người dân không chỉ trên địa bàn huyện Phú Giáo mà là của cả đất nước.

2. Kiến Nghị

Cơ quan nhà nước:

Cần nghiên cứu để trình chính phủ, Bộ Lao động –Thương binh Xã hội khi có các Nghị định của chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động TBXH về lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công trong đó có chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học/ Dioxin để kịp thời chỉ đạo thực hiện đến các địa phương sớm triển khai thực hiện.

Khi có Nghị định, Thông tư hướng dẫn củ Chính phủ, của Bộ Lao động TBXH, các văn bản mới về thực hiện chính sách vai trò đối với người có

công, đề nghị sở lao động TBXH tỉnh kịp thời hướng dẫn tập huấn cho cán bộ công chức làm công tác chính sách, nhân viên CTXH trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Hướng dẫn địa phương thành lập tổ công tác chuyên trách để giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng là người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tinh thần chủ động rà soát, lập danh sách và xác nhận cho các đối tượng đã tham gia hoạt động chiến đấu tại các chiến trường B,C, K .

Đối với nhân viên CTXH:


Cần coi người bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin nói riêng và người có công nói chung là một đối tượng quan trọng, vì những người có công này từ thời chống Pháp,Mỹ tới nay không còn bao nhiêu người nữa vì vậy chúng ta cần quan tâm chăm sóc động viên chăm lo đời sống của họ. Vì vậy, rất cần những nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với đối tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước:

1. AEDP, Báo cáo điều tra tình hình nạn nhân chất độc da cam tại hai huyện của tỉnh Quảng Bình – Việt Nam & nhu cầu hưởng lợi.

2. Ban chấp hành Trung ương khóa VII (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VII.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam.

4. Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH, Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

5. Chính phủ, Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2013 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

6. Chính phủ, Nghị định 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

7. Hội Cựu chiến binh huyện Phú Giáo, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 và phương hướng năm 2018.

8. Lê Như Thanh – Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và Thực thi Chính sách công, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.

9. Nghị định số 54/2006/ND-CP, ngày 26 tháng 05 năm 2006, của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.

10.Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, ngày 13 tháng 04 năm 2007, của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

11. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14 tháng 05 năm 2010, của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

12. Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, ngày 27 tháng 02 năm 2010, của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí