Phương Hướng Chủ Yếu Nhằm Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn


triển. Đời sống của nhân dân đa số còn nghèo, mức sống thấp, chưa được tiếp cận hết các dịch vụ xã hội, cơ sở vật chất, điều kiện học tập đào tạo nghề. Mâu thuẫn giữa yêu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nâng cao dân trí, nhân lực nhân tài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cao, nhưng năng lực và điều kiện đảm bảo còn hạn chế.

Do trình độ kinh tế lạc hậu, sức ỳ của cơ chế cũ cùng với sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đang cản trở đối với phát triển nguồn nhân lực Thủ đô.

Đầu tư trực tiếp của Nhà nước cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo còn rất hạn chế. Đầu tư Nhà nước đối với giáo dục của Lào rất thấp chỉ khoảng 11,8% của tổng số vốn đầu tư. Ngân sách của Nhà nước dành cho giáo dục còn quá thấp là 805,3 tỷ kíp, khoảng 1,48% của GDP. Đầu tư cho xã hội chưa tương xứng với sự đầu tư cho kinh tế, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế và lợi ích đem lại từ kinh tế, nhưng chưa thấy được vai trò của nguồn nhân lực, lợi ích mà nguồn nhân lực đem lại cho xã hội.

Tài nguyên và tiềm năng của Thủ đô rất lớn, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực bên ngoài vào đầu tư ở Thủ đô chưa thu hút các nhà kinh doanh nước ngoài hưởng ứng. Việc tổ chức quản lý các nguồn vốn thu vào ngân sách Nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng bị khai thác.

Cơ sở vật chất máy móc thiết bị dạy học nhỏ bé, cũ kỹ và lạc hậu, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo chất lượng, trình độ khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý yếu, công tác tổ chức và cán bộ chưa được quan tâm đúng mức; Cơ cấu đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập, việc đào tạo công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp, tạo nên sự mất cân đối với lao động trình độ cao đẳng và đại học.

- Nguyên nhân chủ quan

Trình độ quản lý Nhà nước về giáo dục còn chưa cao và đề xuất các


giải pháp chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Ý thức học tập của cộng đồng chưa cao, đặc biệt là các dân tộc ở nông thôn còn bị phong tục tập quán chi phối.

Các chương trình kinh tế - xã hội, về giáo dục - đào tạo, dân số có liên quan đến nguồn nhân lực chưa có sự lồng ghép chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, chưa có quy hoạch và sự tính toán rõ ràng để đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động, cả lao động đã qua đào tạo, lao động chưa qua đào tạo và lao động nhập cư.

Chưa quan tâm đúng mức đến nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, chưa có kế hoạch cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chưa tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mà nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần. Còn tồn tại tình trạng chạy theo huyết thống, theo thu nhập không chính đáng vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh và tổ chức đào tạo.

Chất lượng của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước tuy có tăng trên phương tiện bằng cấp, nhưng đi sâu vào thực chất nhiều công chức, số được đào tạo theo hệ thống kiến thức cũ chưa được đào tạo lại cho phù hợp với điều kiện thực tế, số đã đào tạo mới lại không mang tính hệ thống. Số công chức trẻ đã được đào tạo thì kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế.

Công tác kiểm tra, kiểm soát của các cấp hoạt động chưa có hiệu quả, tham nhũng xảy ra thường xuyên. Chưa có những chính sách khuyến khích, thu hút hấp dẫn đầu tư huy động mọi nguồn lực (nội, ngoại) vào phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Thứ nhất, về đào tạo nguồn nhân lực.

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, tạo lập sự cân đối về nguồn nhân lực theo trình độ


chuyên môn tay nghề cho các lĩnh vực, các thành phần kinh tế đảm bảo cho

phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác giáo dục - đào tạo cần được tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ, phải bắt đầu từ đào tạo mầm non, đến các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho tới đại học và sau đại học, nhằm tạo ra nguồn nhân lực đã qua đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Thủ đô trong tương lai.

Để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cần quan tâm mở rộng, cần nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề; phải gắn dạy nghề với định hướng và nhu cầu thị trường lao động, cầu lao động của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, chủ động đáp ứng nguồn nhân lực có kỷ luật cho đất nước.

Thủ đô cần tiếp tục phát triển mạng y tế hơn nữa, nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ. Cần tập trung phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Với tăng cường đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển hệ thống y tế, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng về sức khoẻ, tinh thần nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn theo hướng bền vững.

Thứ hai, về sử dụng nguồn nhân lực.

Cùng với việc thu hút nguồn nhân lực hiệu quả thì việc sử dụng tiềm năng nhân lực cũng cần được chú trọng. Cần tạo ra được môi trường lao động thuận lợi, phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân để họ có thể phát huy cao độ nhất năng lực cống hiến cho xã hội.

Chuyển sang cơ chế mới cần có cơ chế tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực; xoá bỏ cơ chế tuyển dụng theo quyền lực, theo huyết thống gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, lãng phí nguồn nhân lực có trí tuệ.


Nâng cao tác phong lao động công nghiệp, xoá bỏ tác phong làm việc thụ động, trung bình chủ nghĩa, ít tính toán đến hiệu quả; xoá bỏ tâm lý tiêu cực trên bằng việc tuyên truyền giáo dục thường xuyên các yếu tố tích cực, năng động, sáng tạo, có ý thức kỷ luật cao, chú trọng hiệu quả việc làm.

Thứ ba, về thu hút nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, vấn đề thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và phát triển đất nước là rất quan trọng. Cần có chính sách quốc gia và chính sách riêng của Thủ đô để trọng dụng, bồi dưỡng, thu hút được nhân tài.

Cần có chính sách ưu đãi đối với những người có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của Thủ đô, trong từng giai đoạn, tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thủ đô quản lý. Có khai thác phát huy được mọi tài năng thì đất nước mới phát triển, mới có khả năng tiến hành thành công CNH, HĐH đất nước.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2020


4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

4.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã luận chứng sự tăng trưởng của kinh tế Lào trong giai đoạn 2006 - 2010 là 6,7% - 7,5%, giai đoạn 2011 - 2020 sẽ là 7 - 8,5% tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Mục tiêu phấn đấu của Thủ đô Viêng Chăn từ năm 2011 - 2020 là: tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình cả nước 1,8 lần; GDP/người khoảng 2.750 USD cao gấp hơn mức trung bình của cả nước 2,7 lần; Tổng lượng vốn đầu tư FDI vào Lào là 34.100 tỷ kíp, ODA là 23.400 tỷ kíp. Tăng trưởng kinh tế của Thủ đô trung bình từ trên 10%/ năm, và cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

Bảng 4.1: Dự kiến tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2030

Đơn vị tính: %


Năm

Nội dung

2015

2020

2030

Tổng GDP (Tỷ kíp)

17.083

26.300

57.312

Công nghiệp

51,38

55,0

53,0

Nông nghiệp

11,72

13,0

8,0

Dịch vụ

36,90

32,0

39,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 17

Nguồn: Tổ chức JICA cấp năm 2010.


Thị trường trong nước sẽ được mở rộng, thị trường và các mối liên kết giữa các tỉnh, các ngành ngày càng sôi động. Các dòng hàng hoá, sức lao động, vốn được tự do lưu thông. Với các lợi thế của mình, Thủ đô Viêng Chăn hoàn toàn có khả năng tăng thị phần ở các tỉnh trong nước và thu hút các dòng lao động, kỹ thuật cao từ mọi vùng trong cả nước. Thủ đô sẽ là trung tâm, đầu mối phát luồng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhất vùng Trung và Bắc Lào, có khả năng khai thác thị trường của vùng và cả nước để tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.

Tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, với mục tiêu là xây dựng con người mới, có trình độ học vấn cao, có tri thức khoa học - công nghệ tiên tiến, tinh thần yêu thương, long nhân ái, tinh thần đoàn kết của các bộ tộc trong nước và nhân dân các vùng, biết nghĩa vụ của mình trong xã hội, biết bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của đất nước, có tinh thần cảnh giác cao, sang tạo, thân thể cường tráng, hài hoà giữa trí tuệ và sức khoẻ, tích cực học hỏi về khoa học kỹ thuật công nghệ để đóng góp xây dựng và bảo vệ Thủ đô và đất nước. Cụ thể là:

- Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2015 - 2020 sẽ là 3,29%/năm, dân số của Thủ đô sẽ là 1.158.000 người; trong đó dân đô thị 926.400 người và tỷ lệ đô thị hoá 80%;

- Cầu về lao động khoảng 684.255 người, trong đó, thành thị 80%, nông thôn 20%; Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 10% và tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500g xuống còn 5%;

- Tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân, nhằm tăng năng lượng trên 2.800 Calo/người/ngày;

- Nâng tỷ lệ nhập học mầm non đạt trên 80%; cấp I: 99,5%; cấp II: 95%; cấp III: 70% và xoá mù chữ 100%; đảm bảo đủ giáo viên về số lượng và cơ cấu môn học. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên;

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, đảm bảo 50% học sinh phổ


thông được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm;

Đại hội lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào khẳng định: "Phải coi giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự phát triển" [132, tr.78]. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phải được coi là sự lựa chọn hàng đầu của nước Lào.

Đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển đến năm 2020 và tiếp tục kiên trì tiến lên con đường CNXH, trong đó: kinh tế tăng trưởng bền vững, đến năm 2015 GDP bình quân phải đạt trên 1.700 USD/người; phải đạt mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ, xây dựng thành công một số cơ sở kỹ thuật để đưa đất nước khoát khỏi các nước kém phát triển và đến năn 2020 nước Lào cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững; bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự xã hội và tự chủ hội nhập với khu vực và quốc tế [136, tr.71].

Đại hội lần thứ V của Đảng bộ Thủ đô đề ra chiến lực phát triển kinh tế

- xã hội trong thời kỳ từ năm 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 12,62%/năm, trong đó công nghiệp tăng 14,00%/năm, dịch vụ tăng 13,56%/năm, nông nghiệp tăng 10,30%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 4.400 USD. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2015 là công nghiệp 47%, dịch vụ 37%, nông nghiệp là 16% và dân số khoảng 951.255 người tăng 3,3% so với năm 2010 [147, tr.36-37].

Để đạt được mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội trên, Thủ đô cần chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, trong đó nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đặc biệt. Trong những năm trước mắt từ nay đến năm 2020 Thủ đô cần chú trọng phát triển kinh tế gắn kết với phát triển nguồn nhân lực theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo kịp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là


biện pháp tối ưu, cho phép phát triển kinh tế và góp phần giải quyết có hiệu

quả các vấn đề xã hội.

4.1.2. Phương hướng đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Đảm bảo nguồn nhân lực gắn với quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội

Là trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước, có trình độ phát triển kinh tế khá cao, Thủ đô Viêng Chăn cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, có khả năng hội nhập cao, năng động và thích ứng với phát triển nền kinh tế tri thức.

Cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng: ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức, các ngành phân phối, dịch vụ chất lượng cao. Cụ thể là phát triển mạnh các ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao; đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ trình độ, chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn; xây dựng, phát triển Thủ đô Viêng Chăn trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch có đẳng cấp trong khu vực. Tập trung phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Phát triển Thủ đô Viêng Chăn thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, bán lẻ, xuất - nhập khẩu, trung tâm hành chính - ngân hàng đầu tư của cả nước Lào. Ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng đa dạng, nhanh, tiện lợi, an toàn và văn minh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.

Xây dựng, phát triển công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; xây dựng Thủ đô Viêng Chăn trở thành Trung tâm công nghệ thông tin của cả nước; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa của sản phẩm công nghiệp. Xây dựng phát huy lợi thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022