Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Nổi Bật Giai Đoạn 2015-2020


2015 – 2020 (Bảng 2.1) luôn được thể hiện vượt trội so với bình quân ngành: lợi nhuận giai đoạn này tăng ở mức 232%, bình quân hơn 38,64%/năm. MB duy trì tổng tài sản tăng trưởng ở mức cao với tổng tài sản tăng 20,62%/ năm, chất lượng tài sản được duy trì; vốn chủ sở hữu tăng 19,29%/năm; tín dụng tăng bình quân xấp xỉ 24,30%/năm, tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ < 2,0%, nhỏ hơn nhiều với bình quân thị trường. Ở chiều huy động vốn, MB vẫn chứng minh được uy tín và vị thế của mình trên thị trường với tổng mức huy động tiền gửi năm 2020 đạt 310.960 tỷ đồng, tăng 71,27% so với năm 2015 và tăng khoảng 11,88% bình quân trong giai đoạn 2015 – 2020.

71


Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020


Kết quả

Kết quả 2016

Tăng so với 2015

Kết quả 2017

Tăng so với 2016

Kết quả 2018

Tăng so với 2017

Kết quả 2019

Tăng so với 2018

Kết quả 2020

Tăng so với 2019

Tổng tài sản

221.042

256.259

15,93%

313.878

22,48%

362.325

15,43%

411.488

13,57%

494.482

20,17%

Tổng nguồn vốn huy động


197.859


229.670


16,08%


284.277


23,78%


328.152


15,43%


371.602


13,24%


444.473


19,61%

Vốn chủ sở hữu

23.183

26.589

14,69%

29.601

11,33%

34.173

15,45%

39.886

16,72%

50.009

25,38%

Tổng dư nợ

121.349

150.738

24,22%

184.188

22,19%

214.686

16,56%

250.331

16,60%

298.297

19,16%

Tiền gửi

181.565

194.812

7,30%

220.176

13,02%

239.964

8,99%

272.710

13,65%

310.960

14,03%

Tỷ lệ nợ xấu

1,62%

1,32%

-18,52%

1,20%

-9,09%

1,33%

10,83%

1,16%

-12,78%

1,09%

-6,03%

Lợi nhuận

trước thuế


3.221


3.651


13,35%


4.616


26,43%


7.767


68,26%


10.036


29,21%


10.688


6,50%

ROA

1,20%

1,21%

0,83%

1,22%

0,83%

1,83%

50,00%

2,09%

14,21%

1,90%

-9,09%

ROE

12,50%

11,60%

-7,20%

12,40%

6,90%

19,41%

56,53%

21,79%

12,26%

19,13%

-12,21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 11

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)


2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.2.1. Tổ chức quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

2.2.1.1. Mô hình tổ chức quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Cơ quan Kiểm toán nội bộ

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ALM tại MB


Ủy ban Quản lý rủi ro



Hội đồng ALCO Hội đồng Rủi ro

Hội đồng Quản lý vốn

Khối quản trị rủi ro

Khối guồn vốn và kinh doanh tiền tệ

Phòng quản lý rủi ro thị trường

Phòng ALM

Các đơn vị kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2019)

Chức năng của từng bộ phận trong ALM:

- HĐQT có vai trò cao nhất đối với tất cả các nội dung của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro nói riêng. Với nội dung ALM, HĐQT có những chức năng cụ thể như sau:


+ Quyết định chiến lược kinh doanh của ngân hàng, trên cơ sở đó quyết định khẩu vị rủi ro cho hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

+ Phê duyệt thành phần, nhiệm vụ từng bộ phận ALM.

+ Quyết định, phê duyệt các hạn mức liên quan đển RRLS và RRTK, quyết định lãi suất FTP trong nội bộ MB.

- Cơ quan kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm soát (Vòng kiểm soát thứ 3) đối với khả năng điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động ALM nói riêng của Ban điều hành. Dựa trên những quyết định của HĐQT về các hạn mức rủi ro, quy trình quản trị rủi ro, Cơ quan này sẽ kiểm soát khả năng tuân thủ của Ban điều hành với các quy định này.

- Ủy ban quản lý rủi ro: bao gồm Chủ tịch HĐQT hoặc Trưởng ban kiểm soát là Chủ nhiệm Ủy ban và các thành viên quan trọng khác. Ủy ban có trách nhiệm hoạch định các chiến lược về quản trị rủi ro trong từng thời kỳ.

- Hội đồng ALCO: có vài trò tham mưu cho HĐQT về nội dung và kết cấu bảng tổng kết tài sản của MB, xây dựng các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu về hạn mức mủi ro trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.

- Khối quản trị rủi ro: thành lập vào năm 2008 trên cơ sở sáp nhập Phòng quản lý tín dụng vào Khối quản lý tín dụng. Khối quản trị rủi ro có vai trò tham mưu cho Ban điều hành thực hiện quản trị các loại rủi ro trong quá trình kinh doanh, làm đầu mối hiệp đồng công tác giữa các chi nhánh, phòng, ban đối với nhiệm vụ quản trị rủi ro .

- Phòng quản trị rủi ro thị trường: ra đời năm 2010 có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát, tham mưu cho lãnh đạo các cấp của ngân hàng đối với RRLS và rủi ro ngoại hối. Phòng quản trị rủi ro thị trường bao gồm bộ phận chính sách rủi ro thị trường và bộ phận giám sát rủi ro thị trường.


- Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: tiền thân là Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ được thành lập năm 1999. Do yêu cầu thay đổi cơ cấu tổ chức, ngày 24/12/2004, Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ đã được phê chuẩn theo quyết định số 1855/QĐ/NHQĐ-HS của Ban giám đốc MB. Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ gồm có 04 bộ phận chính: bộ phận nguồn vốn, bộ phận kinh doanh tiền tệ, bộ phận kinh doanh trái phiếu và bộ phận quản trị Tài sản – Nợ (ALM). Khối này có chức năng quản trị vốn tập trung theo cơ chế FTP, quản trị RRLS, rủi ro tỷ giá và RRTK.

2.2.1.2. Chính sách quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Chính sách về ALM của MB bao gồm những hướng dẫn, quy định về hoạt động ALM triển khai thống nhất trong toàn ngân hàng. Những chính sách về ALM của MB đã được ban hành từ năm 2006. Với việc đáp ứng Basel II từ năm 2015, chính sách ALM của MB luôn hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng những kỹ thuật quản trị ALM hiện đại. Nội dung chính sách ALM của MB hướng đến quản trị RRLS, RRTK, cấu trúc bảng cân đối, vốn …

a. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất

- Chính sách về lãi suất

+ Đối với lãi suất huy động: MB chủ động áp dụng các mức lãi suất theo sự thay đổi của thị trường, biểu lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn, quy mô, đối tượng gửi tiền khác nhau. Hơn nữa, MB cũng tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của NHNN về giới hạn của các loại lãi suất.

+ Đối với lãi suất cho vay: MB áp dụng tất cả các hồ sơ vay vốn đều phải có quy định về hạn chế RRLS, trách những cú sốc từ sự thay đổi đột ngột của lãi suất. Quy định lãi suất được thả nổi đối với tất cả các khoản vay trung và dài hạn, định giá lại từ 3 tháng đến 6 tháng. Lãi suất cho vay được tính


toán cho cân đối với lãi suất huy động, phụ thuộc vào kỳ hạn, mục đích và đối tượng vay vốn.

- Chính sách quản trị RRLS

+ Các khoản mục cho vay và huy động luôn được MB giữ tỷ trọng cân xứng tương đối về lãi suất mà còn cả về kỳ hạn để vừa hạn chế RRLS và còn giảm RRTK.

+ MB đã thực hiện khớp kỳ hạn trong cơ chế luân chuyển vốn nội bộ FTP, mua và bán vốn cụ thể đến từng giao dịch từ năm 2011. MB sẽ căn cứ vào diễn biến của lãi suất thị trường để điều chỉnh giá mua và giá bán vốn áp dụng với từng sản phẩm, làm cơ sở để các chi nhánh đưa ra các mức lãi suất đầu ra và đầu vào phù hợp với từng khách hàng và dịch vụ.

+ Về hạn mức RRLS: ALCO họp định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, dựa trên đề xuất của Phòng quản trị rủi ro thị trường để xét duyệt các hạn mức rủi ro liên quan đến lãi suất. Các hạn mức này bao gồm: hạn mức về khe hở nhạy cảm với lãi suất: do MB sử dụng kỹ thuật đo lường RRLS theo phương pháp định giá lại, nên Hội đồng ALCO sẽ phê duyệt hạn mức liên quan đến phương pháp này; khe hở tích lũy/tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi ròng giảm tối đa khi lãi suất tăng hoặc. Bên cạnh đó, Hội đồng ALCO cũng phê duyệt hạn mức liên quan đến thay đổi VCSH ròng.

b. Chính sách về quản trị rủi ro thanh khoản

- Chính sách về hạn mức thanh khoản: Hội đồng ALCO thực hiện phê duyệt các hạn mức thanh khoản: hạn mức về tỷ lệ tối thiểu thanh toán trong vòng một tháng và bảy ngày, hệ số CAR. Các hạn mức này được xây dựng thành bốn cấp độ khác nhau từ thấp đến cao và yêu cầu tính tuân thủ rất cao.

- MB xây dựng các kế hoạch kiểm tra sức căng về thanh khoản (stress test). Kế hoạch này mô phỏng các tình huống xấu có thể xảy ra và các kế hoạch cụ thể để xử lý. Bên cạnh đó, MB cũng thiết lập các giải pháp đáp ứng


thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp, các nguồn thanh khoản có thể sử dụng. Việc triển khai cơ chế FTP để chuyển toàn bộ RRLS và RRTK lên Hội sở chính là phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại đang được MB áp dụng, giúp ngân hàng kiểm soát RRTK theo tiêu chuẩn Basel II.

2.2.1.3. Cơ chế FTP tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

a. Các cơ chế quản lý vốn nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

- Cơ chế lãi suất điều hòa chênh lệch cố định

Gia đoạn trước năm 2004, MB điều hòa vốn trong nội bộ ngân hàng dựa vào mức trung bình của lãi suất mà mỗi chi nhánh huy động cộng với một tỷ lệ % nhất định và thực hiện thống nhất. Các chi nhánh tự chủ động quản trị RRLS, Hội sở chính hầu như không có các giải pháp để đối phó với RRLS. Cơ chế này có ưu điểm là có tính đến đặc điểm huy động vốn của từng chi nhánh. Tuy nhiên, việc áp dụng cộng tỷ lệ % cố định với tất cả các chi nhánh không tạo được động lực để các chi nhánh tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí rẻ cho ngân hàng, đồng thời việc đẩy quản trị RRLS cho các chi nhánh dẫn đến không tập trung, các biện pháp không đồng bộ và hiệu quả.

- Cơ chế lãi suất điều hòa một giá

Cơ chế này được MB sử dụng từ 2004 đến tháng 03 năm 2011. Nguyên tắc là các chi nhánh thực hiện tự cân đối vốn trên cơ sở các quy định của cả hệ thống MB và NHNN về quản trị RRLS, RRTK. Các chi nhánh và Hội sở chính duy trì mối quan hệ “nhận – gửi” (cơ chế một giá). Tương tự như cơ chế lãi suất điều hòa chênh lệch cố định thì việc quản trị RRLS và RRTK sẽ được đẩy hết cho các chi nhánh tự thực hiện. Rõ ràng, cơ chế này đã tạo động lực cho các chi nhánh thực hiện tìm kiếm nguồn vốn với với chi phí lãi thấp cho toàn bộ hệ thống của MB. Cơ chế này áp dụng cho các loại nguồn vốn trong quan hệ “nhận – gửi” đã triệt tiêu tính kỳ hạn của các nguồn vốn, tạo ra


RRTK và RRLS rất cao cho toàn bộ hệ thống. Từ tháng 04 năm 2011, MB đã triển khai cơ chế FTP tại Hội sở.

b. Thực trạng triển khai cơ chế FTP

Thứ nhất, mô hình tổ chức FTP tại MB

Với mô hình này, chức năng của từng bộ phận như sau:

- Hội đồng quản trị:

+ Đưa ra quy chế quy định về khái niệm, đối tượng áp dụng, kỹ thuật tính FTP.

+ Quy định về cơ cấu tổ chức FTP.

+ Điều chỉnh FTP trong những trường hợp đặc biệt.

Tổng giám đốc

Hội đồng ALCO

Hội đồng rủi ro

Khối tài chính – kế toán

Khối công nghệ thông tin

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức FTP tại MB


Hội đồng quản trị


Hội đồng quản lý vốn


Các chi nhánh

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2019)

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí