- Xuất sắc:
Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đánh giá về mảng công tác xã hội của sinh viên trong công văn đề nghị Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Đoàn trường trong 10 năm thực hiện phong trào tình nguyện có nêu: "Các phong trào tình nguyện có tác dụng giáo dục chính trị tư tưởng tốt, phát huy tính tích cực, sáng tạo của đoàn viên, sinh viên; động viên đoàn viên - sình viên rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng, đạo đức để trở thành người giáo viên tương lai. Qua những hoạt động thiết thực của Đoàn và Hội, nhiều nhân tố tích cực đã được phát hiện và giới thiệu cho Đảng ủy để bồi dưỡng kết nạp và trở thành lực lượng cán bộ trẻ kế cận của Trường. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm".
Việc tổ chức công tác xã hội cho sinh viên sư phạm nhằm thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn"; ngoài việc ích nước lợi dân còn hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa cho những thầy cô giáo tương lai. Bên cạnh đó chính là thực hiện các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với đời sống, với cuộc đấu tranh cải tạo và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa; giáo dục trong lao động, giáo dục trong tập thể.
Xét từ góc độ lý luận giáo dục học, công tác xã hội là một nội dung của quá trình giáo dục nhân cách; là một yếu tố của quy luật giáo dục; là môi trường làm nảy sinh mâu thuẫn bên trong của đối tượng, thúc đẩy mâu thuẫn đó phát triển, làm cho đối tượng ý thức sự cần thiết phải giải quyết mâu thuẫn, từ đó năng lực được nâng cao, hình thành những kinh nghiệm tích cực. Trong quá trình đó các phương pháp giáo dục được vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả rất cao, đối tượng tham gia trong tập thể được giao việc, tự rèn luyện, lựa chọn và thực hiện những hành vi đúng chuẩn mực trong tình huống nảy sinh, có thi đua, khen thưởng và trách
phạt; song nếu nội dung, mục đích, phương pháp tổ chức công tác xã hội không được đảm bảo lại có thể trở thành ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
Như vậy, một nghiên cứu về phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên sẽ giúp cho cán bộ Đoàn - Hội của Trường nắm được cơ sở lý luận, có khái niệm rõ ràng về công tác xã hội và phương pháp phù hợp để tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Từ phần lý luận trên, tác giả sẽ nghiên cứu những mặt sau đây của công tác xã hội sinh viên trong trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh:
- Đánh giá chung của sinh viên về công tác xã hội và mục đích tổ chức công tác xã hội của Đoàn - Hội.
- Tìm hiểu lý do tham gia công tác xã hội của sinh viên.
- Các loại hình công tác xã hội phù hợp với sinh viên Đại học Sư phạm.
- Những yếu tố để Đoàn - Hội thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức công tác xã hội.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu trình bày gồm những phần dưới đây:
Kết quả về thang đo
Kết quả nghiên cứu trên sinh viên Dưới đây lần lượt là những phần:
2.1. Kết quả về thang đo:
263 | Nữ: | 438 | |
Trình độ chính trị: | |||
Đoàn viên: | 639 | Hội viên: | 522 |
Cán bộ Đoàn-Hội: | 96 | ||
Sinh viên: Năm 1: | 168 | Năm 2: | 350 |
Năm 3: | 130 | Năm 4: | 53 |
Thuộc chuyên ngành: | |||
Khoa học Tự nhiên: | 327 | Khoa học xã hội: | 177 |
Ngoại ngữ: | 84 | Các khoa khác: | 113 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sinh Viên Và Công Tác Đoàn - Hội Trong Nhà Trường:
- Công Tác Xã Hội Của Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên
- Công Tác Đoàn Và Phong Trào Sinh Viên Của Đoàn Thanh Niên -Hội Sinh Viên Đóng Góp Tích Cực Vào Quá Trình Đào Tạo Trường:
- A. Kết Quả Phân Tích Yếu Tố Phần Đánh Giá Theo Giới Tính:
- B. Kết Quả Phân Tích Yếu Tố Phần Đánh Giá Theo Năm Học
- Để Quản Lý, Tổ Chức Tôi Những Hoạt Động Xã Hội Của Đoàn - Hội Cần Phải Chỉ Đạo Thực Hiện
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Bảng 1. Độ phân cách của phần đánh giá:
Độ phân cách | Câu | Độ phân cách | Câu | Độ phân cách | |
1 | 0.288 | 6 | 0.368 | 11 | 0.513 |
2 | 0.295 | 7 | 0.409 | 12 | 0.518 |
3 | 0.318 | 8 | 0.435 | 13 | 0.503 |
4 | 0.268 | 9 | 0.472 | 14 | 0.463 |
5 | 0.399 | 10 | 0.478 | 15 | 0.447 |
Theo số liệu phân tích trên, sự phân biệt mức độ đánh giá chung về công tác xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên qua khảo sát tương đối tốt. Tất cả các câu đều có độ phân cách tương đối trở lên. Cụ thể như sau:
- Các câu 1, 2, 4 có độ phân cách tạm được (từ 0.20 đến 0.29).
- Các câu 3, 5, 6 có độ phân cách khá (từ 0.30 đến 0.39).
- Từ câu 7 đến câu 15 có độ phân cách tốt (lớn hơn 0.40).
Như vậy, bảng thăm dò có giá trị để khảo sát về đánh giá của sinh viên đối với công tác xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam của trường tổ chức.
Bảng 2. Độ phân cách của phần mục đích tham gia
Độ phân cách | Câu | Độ phân cách | Câu | Độ phân cách | |
1 | 0.624 | 9 | 0.697 | 17 | 0.640 |
2 | 0.660 | 10 | 0.743 | 18 | 0.687 |
3 | 0.683 | 11 | 0.726 | 19 | 0.637 |
4 | 0.656 | 12 | 0.705 | 20 | 0.690 |
5 | 0.677 | 13 | 0.672 | 21 | 0.660 |
6 | 0.721 | 14 | 0.718 | 22 | 0.669 |
7 | 0.734 | 15 | 0.689 | ||
8 | 0.725 | 16 | 0.694 |
Ở phần đánh giá về mục đích tể chức công tác xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tất cả các câu đều có độ phân cách tốt (lớn hơn 0,40). Nghĩa là sự phân biệt mức độ đánh giá của sinh viên về mục đích được thể hiện rõ rệt. Vì vậy, phần khảo sát về mục đích tổ chức công tác xã hội của vấn đề nghiên cứu có giá trị.
2.2. Kết quả nghiên cứu trên sinh viên:
2.2.1. Đánh giá về công tác xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình và Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức:
Bảng 3. Đánh giá chung về công tác xã hội của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh Viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung | Trung bình | Độ lệch tiêu chuẩn | Thứ bậc | |
1 | Gắn với nhiệm vụ của một công dân tương lai | 3.857 | 1.038 | 5 |
2 | Tạo sự đoàn kết ương sinh viên và giữa sinh viên với nhà trường | 4.001 | 0.934 | 1 |
3 | Đã thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia | 3.432 | 0.997 | 13 |
4 | Đã được tổ chức có bài bản | 3.114 | 1.089 | 15 |
5 | Là hoạt động không thể thiếu cho thanh niên | 3.896 | 1.083 | 3 |
6 | Rèn luyện tinh thần trách nhiệm của người thanh niên tương lai | 3.996 | 0.882 | 2 |
7 | Giúp xã hội giải quyết một số vấn đề mang tính cộng đồng | 3.829 | 0.879 | 7 |
8 | Chưa được phổ biến rộng cho sinh viên tất cả các khoa | 3.464 | 1.114 | 12 |
9 | Triển khai về chi Đoàn, Chi Hội còn chậm về thời gian, tiến độ | 3.849 | 0.991 | 6 |
10 | Công tác quản lý chưa tốt, lộn xộn, thường xuyên thay đổi giờ giấc | 3.571 | 1.013 | 10 |
11 | Chưa mang tính rèn luyện kỹ năng | 3.519 | 1.020 | 11 |
12 | Chưa đi sâu vào đời sống của sinh viên | 3.880 | 0.991 | 4 |
13 | Thiếu sự toàn diện về mặt quần chúng | 3.655 | 0.992 | 8 |
14 | Chỉ biết về Mùa Hè Xanh nhưng ấn tượng rất tốt | 3.608 | 1.116 | 9 |
15 | Không hiểu biết nhiều về công tác xã hội của Đoàn - Hội trong Trường | 3.171 | 1.227 | 14 |
Kết quả ở Bảng 3 nêu lên những đánh giá chung về công tác xã hội của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh Viên Việt Nam Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy:
- Những đánh giá ở thứ bậc cao là là những đánh giá về vị trí, sự cần thiết và ý nghĩa giáo dục của việc tổ chức công tác xã hội cho sinh viên. Cụ thể là: Tạo sự đoàn kết trong sinh viên và giữa sinh viên với nhà trường (thứ bậc 1), Rèn luyện tinh thần trách nhiệm của người thanh niên tương lai (thứ bậc 2), Là hoạt động không thể thiếu cho thanh niên (thứ bậc 3), Gắn với nhiệm vụ của một công dân tương lai (thứ bậc 5).
- Những đánh giá ở thứ bậc thấp hơn là những đánh giá liên quan đến công tác nắm bắt nhu cầu cho việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động này của Đoàn - Hội như: Chưa đi
sâu vào đời sống của sinh viên (thứ bậc 4), Triển khai về chi Đoàn, Chi Hội còn chậm về thời gian, tiến độ (thứ bậc 6), Giúp xã hội giải quyết một số vấn đề mang tính cộng đồng (thứ bậc 7), Thiếu sự toàn diện về mặt quần chúng (thứ bậc 8), Chỉ biết về Mùa Hè Xanh nhưng ấn tượng rất tốt (thứ bậc 9),
- Ở thứ bậc thấp là những đánh giá về công tác tổ chức, triển khai thực hiện: Công tác quản lý chưa tốt, lộn xộn, thường xuyên thay đổi giờ giấc (thứ bậc 10), Chưa mang tính rèn luyện kỹ năng ( thứ bậc 11), Chưa được phổ biến rộng cho sinh viên tất cả các khoa (thứ bậc 12), Đã thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia (thứ bậc 13), Không hiểu biết nhiều về công tác xã hội của Đoàn - Hội trong Trường (thứ bậc 14), Đã được tổ chức có bài bản (thứ bậc 15)
Điểm trung bình trên Bảng 3 cho thấy tất cả các câu đều lớn hơn 3.0, thái độ của sinh niên hướng về mức độ đồng ý là nổi trội. Câu số 2 "Tạo sự đoàn kết trong sinh viên và giữa sinh viên với nhà trường" có điểm trung bình cao nhất (4.001). Câu có điểm trung bình thấp nhất là câu số 4 "Đã được tổ chức có bài bản" (3,114) cũng vượt trên mức độ lưỡng lự và hướng đến sự đồng ý. Điểm trung bình này còn thể hiện sự băn khoăn, lưỡng lự.
Như vậy, qua khảo sát cho thấy sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội vì đó "là hoạt động không thể thiếu cho sinh viên". Qua tham gia các hoạt động này điều cơ bản nhất đạt được là sự đoàn kết trong sinh viên và gắn bó sinh viên với tập thể, nội dung này rất quan trọng, khẳng định vai trò tập hợp thanh niên vào môi trường sinh hoạt lành mạnh của tổ chức Đoàn, Hội; thực hiện việc xây dựng tập thể sinh viên, một hình thái cộng đồng độc đáo của thanh niên trong trường học, thông qua các hoạt động chung trong tập thể các mà thành viên có được sự thống nhất về mục đích, đánh giá, thể nghiệm trong quá trình và kết quả hoạt động.
Nội dung được đánh giá ở thứ bậc cao thứ 2 là "rèn luyện tinh thần trách nhiệm của người thanh niên tương lai", phù hợp với mục đích tổ chức công tác xã hội để giáo dục sinh viên về chính tri tư tưởng, về đạo đức, đồng thời là quá trình sinh viên tự giáo dục. Tinh thần trách nhiệm ở đây được hiểu như một phẩm chất đạo đức - ý chí, là trách nhiệm đối với công việc xã hội được giao, trách nhiệm với của mỗi thanh niên trong mối quan hệ với cộng đồng, với tập thể, với người khác và với chính bản thân mình trên cơ sở xác định và kết hợp hài hòa tương
quan lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và lợi ích của xã hội. Ý thức về tinh thần trách nhiệm của bản thân, của một công dân đối với xã hội của sinh viên Sư phạm thể hiện khá rõ, nó cũng phù hợp với phẩm chất của nghề thầy giáo mà họ đã lựa chọn.
Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh qua các báo cáo tổng kết và đánh giá của Đoàn - Hội cấp trên cũng như Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường có đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ những người tham gia, việc tổ chức hoạt động công tác xã hội vẫn còn những hạn chế. "Chưa đi sâu vào đời sống của sinh viên" là nội dung mà sinh viên đánh giá ở thứ bậc cao trong phiếu khảo sát. Như vậy cần xem xét lại về công tác xây dựng kế hoạch từ khâu tìm hiểu nhu cầu của khách thể và chủ thể trong mỗi công tác xã hội, khả năng, nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch. Công tác triển khai về chi Đoàn, Chi Hội còn chậm về tiến độ thời gian, cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác là chưa tốt, dẫn đến những hạn chế khác trong việc vận động, tổ chức lực lượng cho hoạt động. Mặt khác chưa tận dụng được các nguồn lực trong sinh viên và xã hội tham gia vào công tác xã hội do thiếu sự toàn diện về mặt quần chúng.
Về mục đích đưa sinh viên tham gia vào công tác từ thiện, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cộng đồng vì sự tiến bộ xã hội có những kết quả thưc tiễn, song cần bàn luận thêm. Thực tế công tác xã hội của Đoàn - Hội ở cấp cao hơn có những chương trình trọng điểm, các dự án cấp thành phố hay quốc gia như bê tông hóa cầu khỉ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long; trí thức trẻ tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa; giải quyết việc làm cho thanh niên sau cai nghiện.... công tác xã hội của thanh niên sinh viên trường học chỉ là một phần trong tổng thể chương trình chung, bởi sự hạn chế về thời gian, và tính chất công việc khi mà việc học tập mới là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của sinh viên. Thông thường các công tác xã hội sinh viên tham gia mang tính thời vụ, hoặc ngắn hạn, phong trào có thời gian liên tục dài nhất diễn là chiến dịch Mùa hè Xanh.
Bảng 4. Mục tiêu tổ chức công tác xã hội của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí minh và Hội Sinh Viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung | Trung bình | Độ lệch tiêu chuẩn | Thứ bậc | |
1 | Phát huy năng lực cá nhân | 3.832 | 0.993 | 7 |
2 | Có khả năng giao tiếp | 3.892 | 0.963 | 3 |
3 | Rèn luyện các phẩm chất đạo đức và khả năng ứng xử | 3.890 | 0.942 | 4 |
4 | Khả năng ứng phó với mọi hoàn cảnh | 3.581 | 0.990 | 19 |
5 | Rèn thân tính tự lập cho bản | 3.669 | 1.104 | 15 |
6 | Sống có mục đích | 3.720 | 1.046 | 11 |
7 | Nâng cao tầm hiểu biết | 3.830 | 0.989 | 8 |
8 | Có cơ hội học hỏi giao lưu | 3.959 | 0.985 | 1 |
9 | Hiểu nhau, gần gũi nhau hơn | 3.842 | 1.062 | 6 |
10 | Có sân chơi lành mạnh, bổ ích | 3.880 | 1.001 | 5 |
11 | Mạnh dạn trong sinh hoạt cộng đồng | 3.919 | 0.958 | 2 |
12 | Có suy nghĩ trưởng thành hơn | 3.820 | 1.002 | 9 |
13 | Tinh thần được thoải mái từ đó sống tốt hơn | 3.593 | 1.142 | 17 |
14 | Chuẩn bị bước vào làm công tác giáo đúc mót cách thiết thưc | 3.670 | 1.041 | 14 |
15 | Chuẩn bị tốt về tinh thần để sau này giảng dạy tốt | 3.648 | 1.042 | 16 |
16 | Được cọ sát với thực tế để khỏi bỡ ngỡ khi ra trường | 3.765 | 1.030 | 10 |
17 | Nâng cao tay nghề | 3.291 | 1.101 | 22 |
18 | Thu được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống trong giao tiếp và công việc dạy học | 3.690 | 1.053 | 12 |
19 | Gắn kết với cuộc sống thực tế | 3.521 | 1.123 | 20 |
20 | Nắm được rõ hơn nữa những khó khăn trong cuộc sống mà ta chưa được tiếp cân | 3.582 | 1.045 | 18 |
21 | Cảm nhận được về cuộc sống, sự thay đổi và phát triển của đất nước | 3.474 | 1.087 | 21 |
22 | Có những ngày hè bổ ích | 3.683 | 1.098 | 13 |