Tương Quan Giữa Yếu Tố Năng Lực Nhân Viên Công Tác Xã Hội Và Khả Năng Sử Dụng Dvctxh Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước

đồng và sử dụng các kỹ năng, thái độ để huy động, kết nối nguồn lực cho NLĐNC tăng năng lực và tự giải quyết được vấn đề của họ. Như vậy, yếu tố năng lực NVCTXH đưa vào mô hình hồi quy phù hợp và đều có tác động đến DVCTXH.

Bảng 3.15. Tương quan giữa yếu tố năng lực nhân viên công tác xã hội và khả năng sử dụng DVCTXH của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước


Năng lực NV

CTXH


DV nhà trọ

DV tư vấn, tham

vấn


DV việc làm


Dv Giáo dục


DV kết nối

Năng lực

NV CTXH

Pearson Correlation

1

0,064

-0,460**

0,416**

-0,103*

0,043

Sig. (2-tailed)


0,188

0,000

0,000

0,035

0,384

N

420

420

420

420

420

420

DV nhà trọ

Pearson Correlation

0,064

1

0,273**

-0,319**

-0,822**

-0,117*

Sig. (2-tailed)

.188


0,000

0,000

0,000

0,016

N

420

420

420

420

420

420

DV tư vấn, tham vấn

Pearson Correlation

-0,460**

0,273**

1

-0,565**

-0,205**

-0,064

Sig. (2-tailed)

0,000

0,000


0,000

0,000

0,193

N

420

420

420

420

420

420

DV việc làm

Pearson Correlation

.416**

-.319**

-.565**

1

0,272**

0,095

Sig. (2-tailed)

0,000

0,000

0,000


0,000

0,052

N

420

420

420

420

420

420

DV giáo dục

Pearson Correlation

-0,103*

-0,822**

-0,205**

0,272**

1

0,060

Sig. (2-tailed)

0,035

0,000

0,000

0,000


0,216

N

420

420

420

420

420

420

DV kết

nối nguồn lực

Pearson Correlation

0,043

-0,117*

-0,064

0,095

0,060

1

Sig. (2-tailed)

0,384

0,016

0,193

0,052

0,216


N

420

420

420

420

420

420

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 16

Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05; ** p<0,01.


Qua phân tích thực trạng ở trên cũng cho thấy, đội ngũ NVCTXH đang làm việc tại xã/ phường chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản các kiến thức về CTXH. Đa phần được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, Xã hội học, Quản trị nhân lực,… thiếu kiến thức chuyên môn nhất là chuyên môn sâu về CTXH, số khác thì được tập huấn, bồi dưỡng nhưng kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc và luân chuyển sang vị trí làm việc khác nên họ không nhiều thời gian cho các hoạt động liên quan về CTXH. Yếu tố đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng DVCTXH. Vì vậy cần phải trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn.

3.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố thông tin truyền thông đến DVCTXH

3.3.2.1. Thông tin truyền thông đến dịch vụ công tác xã hội

Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người, tạo ra các hành động xã hội nhằm thúc đẩy sự hình thành, phát triển nguồn lực xã hội. Công tác truyền thông là một trong những mục tiêu hướng tới của Đề án 32 nhằm làm rõ các nguyên tắc của nghề CTXH, các chương trình, chính sách liên quan, góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn vốn xã hội cũng như mạng lưới cung cấp dịch vụ để phát triển lĩnh vực CTXH và tăng cường sự quản lý của Nhà nước về DVCTXH.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.16, với ĐTB= 3,71 cho thấy, thông tin truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Theo Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH, khẳng định “Công tác truyền thông là bộ phận không thể thiếu khi triển khai bất cứ Đề án nào, chứ không riêng gì Đề án 32. Báo chí đã trở thành một kênh thông tin hữu ích không chỉ tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nghề CTXH với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay mà còn là kênh phản hồi những ý kiến đề xuất, kiến nghị, nêu ra những bất cập trong quá trình thực hiện đề án để các ban ngành chức năng kịp thời điều chỉnh cho phù hợp” [35].

Bảng 3.16. Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước


TT


Thông tin truyền thông (F6)

Phương án trả lời (%)


ĐTB


ĐLC

HT

đúng như vậy

Đa phần là đúng như vậy

Phân vân

Đúng một

phần như vậy

Không đúng như vậy

1

Thông tin về DVCTXH không

được đăng tải thường xuyên, trên các phương tiện TTĐC


25,2


26,0


43,1


5,7


0,0


3,71


0,72

2

Chính quyền địa phương nơi

tôi cư trú không thường xuyên tuyên truyền về DVCTXH.


21,0


33,8


39,0


6,2


0,0


3,70


0,72

3

Nội dung, hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú, thời gian chưa phù hợp với

NLĐNC


23,3


32,4


37,6


6,7


9,0


3,72


0,77

ĐTBC

3,71

0,89

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Qua phân tích ở phần thực trạng cho thấy, việc ít tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng tại nơi đến nên NLĐNC khu vực KTPNN khó khăn trong việc nắm bắt thông tin

liên quan về DVCTXH. Đa số họ bị chi phối bởi mối quan hệ gia đình/bạn bè, chủ nhà trọ vì thời gian làm việc kéo dài, ít có cơ hội tiếp xúc, mở rộng các mối quan hệ khác để tìm hiểu thông tin về các DVCTXH. Đây là một trong những kênh thông tin truyền thông quan trọng trong việc phổ biến các chương trình chính sách DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

Để từng bước nghề CTXH đi vào cuộc sống cũng như khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối với xã hội thì công tác thông tin truyền thông phát triển nghề CTXH là hết sức quan trọng, không chỉ có tác động to lớn đến nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương mà bản thân người dân và những người thụ hưởng các chương trình, chính sách hiểu hơn về nghề CTXH. Đồng thời, góp phần trong việc vận động xã hội tạo điều kiện kết nối, chuyển gửi các DVXH cũng như các tri thức khoa học cần thiết trong việc trợ giúp cho thân chủ tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết các vấn đề của mình. Với ĐTB= 3,72 cho thấy, NLĐNC đánh giá về hình thức, thời gian truyền thông chưa phù hợp nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Để truyền thông về DVCTXH đạt hiệu quả thì nội dung của truyền thông phải đa dạng, phong phú và lựa chọn thời điểm phù hợp với NLĐNC.

Thực tế cho thấy, NLĐNC không nắm bắt được một số thông tin về pháp luật liên quan; các chương trình, chính sách ASXH tại địa phương nhất là những thông tin liên quan về DVCTXH. Bởi vì, họ phải dành phần lớn thời gian để làm việc và giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống thay vì tìm hiểu về các chính sách ASXH, DVCTXH cho dù những chính sách, DVCTXH này rất quan trọng đối với họ. Một NLĐNC cho biết: “Tôi vào đây cũng được gần 2 năm và đang làm công nhân cho một công ty TNHH, quy định thời gian làm việc mỗi ngày là 8g nhưng chúng tôi thường xuyên phải tăng ca, có những đợt hàng gấp công ty yêu cầu chúng tôi phải tăng ca kể cả ngày chủ nhật, nhiều hôm về đến nhà đã 9g tối người mệt nhoài chẳng thiết ăn gì nữa. Do vậy, chúng tôi không biết được nhiều thông tin, khi nào có vấn đề gì liên quan thì hỏi bạn bè, chủ nhà trọ”. (NLĐNC nữ, quận 8).

Nội dung truyền thông về mạng lưới cung cấp DVCTXH ngày càng phải được đổi mới trên cơ sở bám sát thực tiễn, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đi sâu vào các vấn đề liên quan đến cung cấp DVCTXH, cần có những bài viết chuyên sâu có tính khái quát cao hoặc các báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình cung cấp DVCTXH hiệu quả để cho người dân và các đối tượng thụ hưởng dịch vụ biết được thông tin khi họ có nhu cầu sử dụng. Rào cản lớn đối với việc tiếp cận ASXH, DVCTXH của NLĐNC là các thông tin truyền thông chưa đến được với họ. Đa số NLĐNC không có hiểu biết đầy đủ về các

quyền và lợi ích của mình tại nơi làm việc và nơi cư trú. Đây là một trong những hạn chế lớn đối với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN trong việc bảo đảm các quyền con người và tiếp cận các DVXH cơ bản khác [57].

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, trong bối cảnh hiện nay thông tin truyền thông đóng vai trò quan trọng có tác động rất lớn đến nhận thức của người dân trong cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về mạng lưới chương trình, chính sách, dịch vụ cho NLĐNC. “Việc tiếp cận thông tin hiện nay đối với người dân nói chung và NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN nói riêng thuận lợi và dễ dàng hơn. Đa phần đều có điện thoại thông minh để dễ dàng kết nối qua mạng xã hội. Thông tin truyền thông đến với NLĐNC đầy đủ, chính xác có ý nghĩa tích cực trong việc sử dụng DVCTXH tại cộng đồng và thực hiện được quyền của NLĐNC. Tuy nhiên, phạm vi, hình thức, nội dung và chất lượng thông tin về chinh sách, chương trình và DVCTXH vẫn còn hạn chế với họ nên hiệu quả sử dụng dịch vụ chưa cao”. (Lãnh đạo Phường, quận 12).

Để nâng cao nhận thức cho NLĐNC khu vực KTPNN về DVCTXH, việc tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục là hết sức cần thiết. Tuy nhiên các hoạt động này cần hướng đến trực tiếp NLĐNC và tạo điều kiện để họ có cơ hội tham gia vào. Nhiều NLĐNC cho biết, họ ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động truyền thông do địa phương tổ chức, các hoạt động này cũng không đến trực tiếp với NLĐNC. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi phỏng vấn sâu nhân viên cán bộ phường cho biết: “Khi địa phương tổ chức các hoạt động, chúng tôi đều thông báo và gửi thư mời tham gia đến NLĐNC, nhưng trong quá trình triển khai rất ít người đến tham dự, đa số họ báo bận, không có thời gian. Mặt khác, NLĐNC thường ít tham gia sinh hoạt tại cộng đồng nên một số không nắm bắt được thông tin về chương trình, chính sách ASXH liên quan, chỉ khi nào các gia đình chuẩn bị có con vào lớp một thì họ mới chủ động tìm đến không thì hiếm khi”. (Cán bộ phường ĐHT, quận 12).

Trong bối cảnh hiện nay truyền thông cần thể hiện vai trò, sức mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa đối với nghề CTXH, cung cấp các nội dung phải luôn chính xác, phong phú, đa dạng, bám sát vào các mục tiêu phát triển của Đề án theo từng giai đoạn. Với ĐTB= 3,70 tương ứng có 21,0% ý kiến cho biết là rất ảnh hưởng và có đến 33,8% là ảnh hưởng, ngược lại còn 39% ý kiến NLĐNC còn phân vân. Hàng năm, chính quyền địa phương có tổ chức tuyên truyền các kiến thức về pháp luật, chính sách ASXH, dịch vụ nhưng mức độ diễn ra không thường xuyên. Mặt khác, người dân nói chung và NLĐNC nói riêng trên địa bàn khảo sát thường ít khi trao đổi với nhau về các DVCTXH. Điều này có thể người dân tại cộng đồng chưa quan tâm

hoặc không nhận thức được NLĐNC cũng được hưởng một số chương trình, chính sách ASXH nhất định. Bên cạnh đó, nhiều NLĐNC đều đưa ra nhận định trên địa bàn đã có các DVCTXH hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ.

Hoạt động truyền thông chỉ hiệu quả khi xác định được mục đích và phải nâng cao nhận thức cho người dân, người thụ hưởng chính sách, đóng góp tích cực vào việc truyền đạt, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển nghề CTXH cũng như phát triển mạng lưới DVCTXH. Nhờ vậy trong thời gian qua, nghề CTXH đã được nhiều người biết đến, nhiều đối tượng yếu thế được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp từ những người làm CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp thông qua các cơ sở cung cấp DVCTXH.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, “Công tác truyền thông tại địa phương về nghề CTXH nói chung và về DVCTXH nói riêng chưa đạt hiệu quả cao, nhiều người dân chưa biết về DVCTXH. Kỹ năng tuyên truyền của tuyên truyền viên chưa tốt, hình thức, nội dung chưa đa dạng và phong phú, sự phối kết hợp với các ban/ngành, đoàn thể, các hội chưa được hiệu quả. Vì vậy, NLĐNC khu vực KTPNN rất khó khăn để nắm bắt được thông tin về chương trình, chính sách đặc biệt là các DVCTXH hỗ trợ, khi họ có nhu cầu sử dụng không biết tìm đến đâu” (Lãnh đạo Phường, quận 12).

Truyền thông về phát triển mạng lưới cung cấp DVCTXH ngày càng phải được nâng cao, không chỉ đổi mới về nội dung, mà hình thức, thời gian và phương pháp hoạt động cũng cần đối mới để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, hình thức truyền thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Hiện nay các hình thức truyền thông đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN.

Ngoài hình thức thì thời gian truyền thông cũng ảnh hưởng đến tiếp cận DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Đa số họ đi làm suốt cả ngày, không có thời gian tìm hiểu các thông tin liên quan về nhà trọ an toàn; thông tin về tạm trú tạm vắng; thị trường lao động, việc làm; thông tin về DVXH,… Vì vậy, nhiều NLĐNC khu vực KTPNN không biết thông tin về các chính sách, dịch vụ đối với họ “Mình đi làm thì có nhiều thắc mắc và cũng mong muốn được biết như thủ tục mua nhà, thủ tục cho con đi học, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, thủ tục vay vốn ưu đãi,... mà không biết hỏi ai, thường thì những gia đình có con vào chuẩn bị vào lớp 1 thì người ta mới quan tâm tới sổ KT3 chứ mấy bọn thanh niên nó chẳng cần”. (NLĐNC nữ, quận Bình Tân).

3.3.2.2. Mức độ tương quan giữa yếu tố thông tin truyền thông đến DVCTXH

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, yếu tố thông tin truyền đưa vào mô hình nghiên cứu đều có tương quan chặt đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN (với trị số p < 0,01). Nhìn chung, mức độ tương quan của yếu tố này đến từng DVCTXH là khác nhau. Mức độ tương quan của yếu tố thông tin truyền thông đến dịch vụ tư vấn, tham vấn với (r= -0,662**) và dịch vụ giới thiệu hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế (r= 0,576**) tiến dần về 1 nên có tương quan mạnh, tiếp theo hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn với (r= -0,383**); dịch vụ hỗ trợ giáo dục với (r= 0,376**) có tương quan ở mức độ trung bình; ngược lại các dịch vụ kết nối nguồn lực có mức tương quan yếu hơn (xem phụ lục 3.3.1.1). Điều này cho thấy, khi các yếu tố này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về khả năng tiếp cận DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, yếu tố thông tin truyền thông đưa vào mô hình ảnh hưởng đến DVCTXH là không giống nhau. Cụ thể: với hệ số Beta là -0,471 và p = 0,000. Điều này cho thấy, yếu tố này có ảnh hưởng đến DVCTXH và khi các yếu tố khác không đổi mà yếu tố thông tin truyền thông thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi đến biến phụ thuộc là DVCTXH đến 22% (R2=0,22; p<0,001). Đồng thời thông qua kiểm định F trong bảng ANOVA, giá trị (sig) của kiểm định F là 0,000 < 0,05 (xem phụ lục 3.3.2.2.). Như vậy, yếu tố đội ngũ nhân viên đưa vào mô hình hồi quy phù hợp và đều có tác động đến DVCTXH. Công tác truyền thông tốt sẽ tác động không nhỏ đến nhận thức và thay đổi hành vi của thân chủ. Việc vận dụng lý thuyết

hành vi vào luận án cũng cho thấy, khi có sự tác động tích cực huy động sự tham gia của NLĐNC vào các hoạt động xã hội, qua đó họ biết được nhiều thông tin liên quan đến chính sách ASXH và DVCTXH giúp họ sử dụng hiệu quả hơn. Đây là vấn đề cần lưu tâm để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tác động.

3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực hỗ trợ đến dịch vụ công tác xã hội

3.3.3.1. Nguồn lực, mạng lưới hỗ trợ

Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến DVCTXH theo đánh giá của NLĐNC là yếu tố nguồn lực, với ĐTB = 3,66 cho thấy, việc có đủ nguồn lực sẽ thực hiện cung cấp các DVCTXH đảm bảo có chất lượng cho NLĐNC khu vực này có cơ hội phát triển và ổn định cuộc sống tại nơi đến. Để có các có nguồn lực hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng DVCTXH thì ngoài ngân sách của nhà nước thì rất cần các nguồn lực khác từ cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và các nhà thiện nguyện.

Bảng 3.17: Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư


TT


Nguồn lực/ Mạng lưới hỗ trợ (F2)

Phương án trả lời (%)


ĐTB


ĐLC

Hoàn toàn đúng

như vậy

Đa phần là đúng như vậy

Phân vân

Đúng một phần

như vậy

Không đúng như vậy

1

Hiện nay tại địa phương đang

thiếu hụt các nguồn lực nên NLĐNC chưa được hỗ trợ


14,5


36,7


42,1


6,7


0,0


3,59


0,82


2

Khả năng liên kết nguồn lực hỗ trợ cho NLĐNC tiếp cận

DVCTXH chưa hiệu quả


29,0


21,9


42,1


6,9


0,0


3,73


0,96

ĐTBC

3,66

0,89

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Theo thông tin từ Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH, số lượng tiềm năng có nhu cần tiếp cận, sử dụng các DVCTXH ở Việt Nam hiện chiếm khoảng gần 30% dân số, trong đó có 8,6 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người khuyết tật, 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180 nghìn người nhiễm HIV, gần 170 nghìn người nghiện ma túy,… Mạng lưới các cơ sở cung cấp DVCTXH, trực tiếp tham gia can thiệp, hỗ trợ cho các nhóm đối tượng trên còn thiếu và yếu, các cơ sở cung cấp DVCTXH hầu như mới chỉ hình thành ở ngành LĐTB&XH, đội ngũ cộng tác viên CTXH tại cộng đồng mới chỉ được hình thành tại một số địa phương, chủ yếu phải kiêm nhiệm công việc khác. Do vậy, cơ sở vật chất và nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu cho chăm sóc ngắn hạn và cũng không thể cung cấp các dịch vụ CTXH đa dạng cho các đối tượng có nhu cầu [108].

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy, với ĐTB=3,73 cho thấy, các chương trình, dịch vụ cần đa dạng phù hợp với NLĐNC; khả năng liên kết nguồn lực hỗ trợ cho NLĐNC còn yếu cũng ảnh hưởng đến DVCTXH. Thực tế cho thấy, NLĐNC thường gặp nhiều vấn vấn đề và có nhiều nhu cầu cần trợ giúp nên cần có đa dạng loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho từng đối tượng cụ thể.

Ứng dụng lý thuyết tiếp cận theo quyền cho thấy, việc thiếu hụt nguồn lực sẽ ảnh hưởng đến đảm bảo quyền được thụ hưởng chính sách ASXH, DVCTXH của NLĐNC tại thời điểm hiện tại và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả DVCTXH. Do vậy NVCTXH làm việc trực tiếp với thân chủ để giúp họ xác định được vấn đề, đánh giá các nhu cầu cần trợ giúp, trong trương hợp không có đủ nguồn lực thì NVCTXH phải

huy động được nguồn lực từ cộng đồng, mạnh thường quân và xây dựng được mạng lưới kết nối, chuyển gửi NLĐNC khu vực KTPNN tới các nguồn lực để có thể giải quyết được vấn đề cho NLĐNC và là một phần việc quan trọng của nhân viên CTXH trong việc cung cấp DVCTXH cho họ đạt hiệu quả.

Qua phỏng vấn sâu cho thấy, tình hình dịch bệnh tác động không nhỏ đến người dân nói chung và NLĐNC nói riêng, nhiều địa phương phải huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quan để hỗ trợ cho NLĐNC vượt qua được đại dịch. Cán bộ LĐTBXH cho biết: “Trong thời gian dịch bệnh bùng phát vừa thực hiện công tác phòng chống dịch, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ từ các gói ASXH vừa kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền để vận động các nguồn lực và là cầu nối tiếp nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp, các địa phương về nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm và những phần quà cho người dân gặp khó khăn, kết nối đến gian hàng 0 đồng, những chuyến xe 0 đồng cho NLĐNC có nhu cầu về quê an toàn”. (Nữ cán bộ phường, quận Bình Tân).

Nguồn lực dành cho các xã/phường chủ yếu được trích từ ngân sách nhà nước, một phần hỗ trợ từ cộng đồng và đang còn nhiều hạn chế như về kinh phí, các chính sách hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ chưa được mở rộng và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho NLĐNC khu vực KTPNN. Nguồn lực chưa phong phú về nội dung, chương trình là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. Để duy trì hoạt động cung cấp DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN, ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước thì các xã/phường còn huy động từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, mặt trận, các doanh nghiệp và các mạnh thường quân hỗ trợ. Đây chính là tác nhân thúc đẩy các hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ và là một nguồn lực rất lớn giúp xã/phường có điều kiện để chăm lo cho NLĐNC sử dụng DVCTXH ngày một tốt hơn.

Sự thiếu hụt nguồn lực tài chính hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN tiếp cận DVCTXH không hiệu quả với ĐTB= 3,59. Vì vậy, NVCTXH ở xã/phường phải kết nối các dịch vụ để bổ sung vào nguồn lực giúp cho NLĐNC giải quyết được các vấn đề của họ, sự kết nối này là tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh của từng gia đình, nhưng nói chung các dịch vụ kết nối thường liên quan đến các cơ quan cung cấp dịch vụ ASXH, phúc lợi xã hội, trật tự an toàn xã hội, luật pháp,… NVCTXH có vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng năng lực, giải phóng tiềm năng và giúp NLĐNC kết nối với các dịch vụ trợ giúp, tạo lòng tin, ý chí và nghị lực mới hướng tới một cuộc sống hữu ích hơn.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí