Ðánh giá | Số phiếu | Tỷ lệ(%) | |
4.Kế hoạch giảng dạy theo TKB | Luôn luôn đúng Tương đối đúng Dạy dồn, bù vào cuối kỳ | 52 220 28 | 17,41 73,21 9,38 |
Kỹ năng, phương pháp giảng dạy | |||
1.Khả năng cuốn hút sinh viên vào bài giảng | Rất tốt Bình thường Chưa tốt | 42 99 159 | 13,84 33,04 53,12 |
2. Khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý, hiệu quả | Tốt Chưa tốt | 192 108 | 63,84 36,16 |
3.Giảng viên trình bày bài giảng dễ hiểu, dễ theo dõi | Ðồng ý Bình thường Không đồng ý | 48 98 157 | 16,07 32,72 52,23 |
4.Cơ hội để sinh viên đặt câu hỏi, phát biểu, tranh luận trong giờ học. | Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có | 159 129 8 | 53,12 42,86 2,68 |
Phẩm chất của giảng viên | |||
1.Mức độ nhiệt tình, cởi mở | Rất nhiệt tình Nhiệt tình Không nhiệt tình | 69 179 48 | 23,11 59,82 16,06 |
2.Giải đáp thắc mắc của sinh viên trong giờ học | Thỏa mãn Thỏa mãn một phần Không giải đáp | 158 103 39 | 52,68 34,38 12,95 |
3.Sẵn sàng giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập | Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ | 177 111 12 | 58,93 37,05 4,02 |
4.Ðánh giá công bằng và chính xác năng lực của sinh viên | Hoàn toàn đồng ý Ðồng ý một phần Không đồng ý | 114 123 63 | 37,95 41,07 20,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Thực Hiện & Xử Lý Kết Quả Khảo Sát
- Đánh Giá Về Thực Hiện Chương Trình Giảng Dạy Của Đội Ngũ Giảng Viên Ctxh
- Thực Trạng Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Ở Các Cơ Sở Gd Đh
- Các Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cho Giảng Viên Của Đại Học Đhkhxhnv-Đhqg Hà Nội; Đại Học Lđxh (Hà Nội) Và Đại Học Huế
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh
- Nguyên Tắc Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh .
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
(Nguồn: K t quả phi u khảo sát điều tra) Kết quả thống kê cho thấy, trong các yếu tố về năng lực, phẩm chất, kỹ năng phương pháp giảng dạy đối với giảng viên trong nhà trường. Ý kiến của SV qua các khóa học và năm học cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã được đánh giá ưu điểm về kiến thức cung cấp cho sinh viên, kỹ năng phương pháp giảng dạy tuy nhiên một yếu tố hạn chế đối với đội ngũ là “Kinh nghiệm thực tế” của đội ngũ còn
non yếu.
Tìm hiểu về định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên ngành CTXH đề tài tìm hiểu hồ sơ lưu trữ trường Đại học KHXHNV – ĐHQG Hà Nội theo từng chức danh và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội theo từng chức danh
Đơn vị tính: Ti t giảng/1 năm
Giảng dạy | NCKH | HĐCM và các nhiệm vụ khác | Tổng giờ chuẩn | |
Giảng viên chính | ||||
Hệ số lương 4,4 - 5,08 | 300 | 213 | 23 | 536 |
Hệ số lương 5,42 - 6,1 | 310 | 213 | 23 | 546 |
Hệ số lương 6,44 - 6,78 + VK | 320 | 213 | 23 | 556 |
Giảng viên | ||||
Hệ số lương 2,34 - 3,0 | 260 | 155 | 50 | 465 |
Hệ số lương 3,33 - 3,99 | 270 | 155 | 50 | 475 |
Hệ số lương 4,32 - 4,98 + VK | 280 | 155 | 50 | 485 |
Giảng viên hợp đồng lần đầu, giảng viên trong thời gian thử việc | 140 | 140 | ||
Giảng viên hợp đồng sau khi thử việc và tiếp tục hợp đồng làn sau | 245 | 245 |
(Nguồn: Phòng Hành chính trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội)
Bảng 3.9. Định mức chi trả cho các công trình NCKH của GV ngành CTXH hiện nay
Các loại công trình NCKH | Quy đổi về số tiết học | |
1 | Công trình khoa học đăng trên tập san nhà trường | 15 |
2 | Công trình khoa học đăng trên báo, tạp chí không tính điểm | 20 |
3 | Công trình khoa học đăng trên báo tạp chí có tính điểm | 30 |
4 | Đề tài NCKH cấp trường (có 3 loại: A,B, đạt) | 110 – 85 - 70 |
5 | Đề tài NCKH cấp thành phố, cấp bộ | 150 |
(Nguồn: Phòng Hành chính trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội)
Kết quả thống kê cho thấy, định mức giờ giảng của GV ngành CTXH theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì việc tham gia NCKH đối với GV có vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả thống kê bảng trên cho thấy định mức giờ NCKH và các hoạt động chuyên môn còn thấp so với giờ giảng đặc biệt đối với GV thử việc, hợp đồng còn đang bỏ trống.
Để tìm hiểu sự đánh giá của CBQL, GV về nội dung, quy trình sử dụng đội ngũ GV ngành CTXH qua việc yêu cầu họ đánh giá mức độ thường xuyên nhà trường tiến hành các nội dung, quy trình trong công tác sử dụng đội ngũ GV theo 4 mức độ (Kém; Trung bình;Khá; Tốt). Kết quả xử lí được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.10. Thực trạng công tác bố trí sử dụng ĐNGV ngành CTXH
Bố trí, sử dụng | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Phân công, bố trí đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng hiện có | 72 | 26.5 | 49 | 24.5 | 53 | 26.5 | 26 | 13.0 | 2.17 | 3 |
2 | Liên kết đội ngũ giảng viên với thực tiễn CTXH địa phương | 68 | 7.5 | 113 | 56.5 | 15 | 7.5 | 4 | 2.0 | 1.78 | 4 |
3 | Phát hiện giảng viên giỏi, giao việc để phát triển năng lực của giảng viên | 72 | 60.0 | 8 | 4.0 | 120 | 60.0 | 8 | 4.0 | 2.40 | 2 |
4 | Quy hoạch, bổ nhiệm giảng viên giỏi vào các vị trí chủ chốt | 8 | 26.5 | 109 | 54.5 | 53 | 26.5 | 30 | 15.0 | 2.53 | 1 |
Kết quả khảo sát công tác sử dụng, bố trí ĐNGV ngành CTXH được đánh giá đạt mức trung bình khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 1.78 đến 2.53 (Min=1, Max=4). Cụ thể từng nội dung được đánh giá như sau:
Đánh giá đội ngũ GV, CBQL về nội dung thực hiện tốt là “Quy hoạch, bổ nhiệm giảng viên giỏi vào các vị trí chủ chốt” có X =2.53 có 26.5% tỷ lệ đánh giá
khá và 15.0% đánh giá mức độ tốt đứng cao nhất trong bảng xếp loại. Trong đó một số nội dung được thực hiện ở mức độ trung bình có: Liên k t đội ngũ giảng viên với thực tiễn CTXH địa phương
Kết quả khảo sát cho thấy công tác sử dụng ĐNGV ngành CTXH thể hiện rõ một số ưu điểm như quản lý giờ dạy của GV, có kế hoạch bố trí nhằm phát huy nội lực của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên mặt hạn chế còn nhiều thể hiện sử dụng GV chưa đúng với chuyên môn đào tạo và vị trí việc làm. Bởi vậy, việc bố trí, sử dụng ĐNGV hiệu quả không chỉ tuyển dụng, mà trong tất cả các khâu: bố trí, sử dụng, đề bạt, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, quản lý và thực hiện chính sách đối với ĐNGV đều phải đảm bảo công khai, công bằng và chính xác.
Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng ĐNGV ngành CTXH gặp phải trong nhiều năm qua là chưa thực hiện các khâu then chốt: quy hoạch, đào tạo, sử dụng một cách khoa học, công tâm. Thực tế cho thấy, 3 khâu này không gắn bó chặt chẽ với nhau, thậm chí còn tách rời nhau, vấn đề nhận thức một cách đầy đủ, nghiêm túc trong bố trí, sử dụng ĐNGV vẫn còn nhiều hạn chế. Qua kết quả phỏng vấn thấy tình trạng GV có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý điều hành, phẩm chất tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công tác tương xứng. Trong khi đó, có GV còn hạn chế về chuyên môn về nghiệp vụ và phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc lãnh đạo khoa. Hiện tượng phân công giảng dạy trái với ngành nghề đào tạo, không đúng cơ cấu, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại ở một số trường.
Việc sử dụng giảng viên thỉnh giảng và liên kết đội ngũ giảng viên xếp ở thứ bậc thấp cho thấy cần có giải pháp thiết thực để điều phối sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường có mã ngành này.
3.4.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngành CTXH
Bảng 3.11. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngành CTXH
Công tác đào tạo, bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng | |||||||||||
1.1 | Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng | 51 | 25.5 | 42 | 21.0 | 87 | 43.5 | 20 | 10.0 | 2.38 | 4 |
1.2 | Xác định nhu cầu đào tạo về nội dung, phương pháp, hình thức, địa điểm.... | 64 | 32.0 | 4 | 2.0 | 87 | 43.5 | 45 | 22.5 | 2.57 | 1 |
1.3 | Xác định khung đào tạo | 60 | 30.0 | 42 | 21.0 | 87 | 43.5 | 11 | 5.5 | 2.25 | 6 |
1.4 | Dự trù nguồn lực cho đào tạo | 33 | 16.5 | 68 | 34.0 | 87 | 43.5 | 12 | 6.0 | 2.39 | 3 |
1.5 | Áp dụng khen thưởng, kỷ luật | 56 | 28.0 | 40 | 20.0 | 96 | 48.0 | 8 | 4.0 | 2.28 | 5 |
1.6 | Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo | 31 | 15.5 | 52 | 26.0 | 98 | 49.0 | 19 | 9.5 | 2.53 | 2 |
2 | Nội dung đào tạo, bồi dưỡng | ||||||||||
2.1 | Đào tạo nâng cao trình độ (thạc sĩ, tiến sỹ) của giảng viên ở trong nước, nước ngoài | 60 | 16.0 | 27 | 13.5 | 32 | 16.0 | 81 | 40.4 | 2.67 | 1 |
2.2 | Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế | 7 | 44.0 | 105 | 52.5 | 88 | 44.0 | 0 | 0.0 | 2.41 | 4 |
2.3 | Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị | 12 | 39.0 | 77 | 38.5 | 78 | 39.0 | 33 | 16.5 | 2.66 | 2 |
2.4 | Bồi dưỡng nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin | 64 | 15.0 | 98 | 49.0 | 30 | 15.0 | 8 | 4.0 | 1.91 | 6 |
2.5 | Bỗi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ (trong và ngoài nước) | 50 | 47.0 | 53 | 26.5 | 94 | 47.0 | 3 | 1.5 | 2.25 | 5 |
Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, đăng tải bài báo trên các tạp chí quốc tế | 70 | 21.0 | 87 | 43.5 | 42 | 21.0 | 1 | 0.5 | 1.87 | 8 | |
2.7 | Bổ sung kiến thức chuyên môn, cập nhật công nghệ, Kỹ năng về hoạt động xã hội | 45 | 2.0 | 87 | 43.5 | 4 | 2.0 | 64 | 32.0 | 2.44 | 3 |
2.8 | Bổ sung tri thức về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học | 68 | 21.0 | 87 | 43.5 | 42 | 21.0 | 3 | 1.5 | 1.90 | 7 |
3 | Hình thức bồi dưỡng | ||||||||||
3.1 | Bồi dưỡng dài hạn | 20 | 53.0 | 90 | 45.0 | 106 | 53.0 | 4 | 2.0 | 2.67 | 1 |
3.2 | Bồi dưỡng theo chuyên đề, ngắn hạn | 56 | 20.0 | 96 | 48.0 | 40 | 20.0 | 8 | 4.0 | 2.00 | 3 |
3.3 | Bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng | 106 | 32.0 | 26 | 13.0 | 64 | 32.0 | 4 | 2.0 | 1.90 | 4 |
3.4 | Bồi dưỡng đón đầu, ngắn hạn | 68 | 21.0 | 87 | 43.5 | 42 | 21.0 | 3 | 1.5 | 1.83 | 5 |
3.5 | Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng | 72 | 26.5 | 49 | 24.5 | 53 | 26.5 | 26 | 13.0 | 2.17 | 2 |
a) Về tổ chức quy trình bồi dưỡng, đào tạo
Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển ĐNGV ngành CTXH trong bối cảnh hiện nay được xác định là một chỉnh thể bao gồm 7 nội dung, công đoạn cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thông qua kết quả khảo sát của CBQL và GV thì nội dung “Xác định nhu cầu đào tạo về nội dung, phương pháp, hình thức, địa điểm....” của nhà trường có trị số
trung bình cao nhất, đạt X =2.57 đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng với 43.5% ý kiến đánh giá mức độ khá, và 22.5% ý kiến đánh giá mức độ trung bình. Nội dung
“Thực hiện đánh giá k t quả đào tạo” có X =2.53 và nội dung “Dự trù nguồn lực cho đào tạo”.
Như kết quả trên, sự chênh lệch giữa nội dung xếp hạng 1 và hạng 7 là 0,25 đơn vị. Chỉ số này ở mức độ chênh lệch thấp thể hiện sự thực hiện các nội dung công tác trong
việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngành CTXH là tương đối đồng bộ, phối hợp các đơn vị, bộ phận chặt chẽ và nghiêm túc.
b) Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Với kết quả đánh giá nội dung GV được đào tạo, bồi dưỡng có ĐTB từ 1.87 đến 2.67 điều đó cho thấy: Các nội dung bồi dưỡng được phân bổ không đồng đều các nội dung, tức là có nội dung được bồi dưỡng “thường xuyên”, có nội dung ít được thực thậm trí là “không được thực hiện”. Trong đó những nội dung được bồi dưỡng thường xuyên như: “Đào tạo nâng cao trình độ (thạc sĩ, ti n sỹ) của giảng viên ở trong nước, nước ngoài” (ĐTB: 2.67), sau đó là nội dung “Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị” (ĐTB:2.66) và “Bổ sung ki n thức chuyên môn, cập nhật công nghệ, Kỹ năng về hoạt động xã hội” (ĐTB=2.44) là những nội dung có ĐTB cao nhất. Còn “Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học quốc t , đăng tải bài báo trên các tạp chí quốc t ; Bổ sung tri thức về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học” là những nội dung có ĐTB thấp nhất;
Lý giải đánh giá thực tế như trên, có thể do một số nguyên nhân:
- Trong nhóm có ĐTB cao nhất (Xếp hàng 1,2,3) có nội dung bồi dưỡng cụ thể là hệ thống kiến thức, kỹ năng liên quan đến kỹ năng ngành nghề, hoạt động xã hội; liên quan đến năng lực sư phạm của người GV để thực hiện chức năng, nhiệm vụ Đây là nội dung bồi dưỡng rất thiết thực, có kế hoạch và triển khai thường xuyên đối với tất cả ĐNGV ngành CTXH hiện nay.
+ Đối với nội dung thuộc nhóm có trị trung bình thấp hơn (XH 4,5,6,7), lựa chọn 2 nội dung (xếp hạng 5 và 6) để phân tích, vì đây là các nội dung có vị trí “nằm giữa‟ (trung bình) trong đánh giá, xếp hạng của CBQL và GV:
+ NCKH là hoạt động cơ bản trong trường ĐH; gắn liền với hoạt động dạy-học, hoạt động này có vị trí đặc biệt, không thể thiếu và coi nhẹ trong bất kỳ một trường đại học nào. Với ý nghĩa đó, công tác bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV ngành CTXH là rất cần thiết. Khảo sát thực tế công tác bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV cho thấy: Thứ nhất, về nhận thức ý nghĩa nội dung công tác này từ phía lãnh đạo cũng như CBGV là tương đối tốt và ở mức độ trung bình trong bảng nội dung
bồi dưỡng. Thứ hai, nội dung bồi dưỡng còn thiếu tính định hướng, phiến diện, đơn giản và mang tính hình thức. Thứ ba, việc xác định nội dung bồi dưỡng chưa sát yêu cầu thực tiễn, chưa dựa trên nhu cầu thực tế đòi hỏi phải giải quyết của nhà trường và của địa phương. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng này (chủ yếu tự bồi dưỡng) còn rất nhiều thiếu sót, bất cập.
Để tìm hiểu thêm về hoạt động NCKH của GV ngành CTXH, thông qua hồ sơ trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12. Thống kê số lượng đề tài nghiệm thu của giảng viên ngành CTXH trường Đại học KHXHNV - ĐHQG Hà Nội
NCKH cấp trường | NCKH cấp thành phố | NCKH cấp Bộ | Tổng | |
2014 | 13 | 2 | 2 | 17 |
2015 | 15 | 2 | 3 | 20 |
2016 | 19 | 1 | 4 | 24 |
2017 | 17 | 2 | 3 | 22 |
2018 | 20 | 2 | 4 | 26 |
(Nguồn: Phòng QLKH và HTQT trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội) Kết quả khảo sát trên cho thấy, hoạt động NCKH của GV trường Đại học KHXHNV – ĐHQG Hà Nội đã được phát triển ở các hạng từ cấp trường, cấp thành phố và nghiệm thu đề tài cấp Bộ. Đây là tín hiệu khả quan cho thấy chất lượng GV
ngành CTXH đã được quan tâm nhất định.
Tổng hợp kết quả thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy một vấn đề nảy sinh là sự đánh giá xếp hạng của nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn có sự chênh lệch thấp hơn so với nhóm nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề và năng lực NCKH. Do vậy, việc tổ chức nội dung bồi dưỡng có cập nhật các nội dung về kỹ năng ngành nghề cho ĐNGV ngành CTXH, đây là tiền đề để mỗi GV tiếp cận phương pháp, công nghệ cũng như đổi mới trong hoạt động dạy học và NCKH.
c) Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Để có minh chứng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV ngành CTXH chúng tôi đã thông qua hồ sơ hành chính của 3 trường đào tạo mạnh về ngành