Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Nhân Viên Công Tác Xã Hội

chuyên ngành CTXH, còn 1 người chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Dù đang làm việc trong các cơ sở xã hội nhưng số CBNV được đào tạo về CTXH còn thấp so với mặt bằng chung về chuyên môn của CBNV đã qua đào tạo.

Biểu đồ 2.19. Ảnh hưởng của yếu tố nhân viên công tác xã hội


100%

80%

13%

16%

15%

19%

60%

40%

87%

84%

85%

81%

20%

0%

Trình độ chuyên môn

Kỹ năng

Phương pháp Đạo đức nghề nghiệp

Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Khảo sát chỉ ra 1/3 số CBNV không học ngành CTXH chưa được tham gia tập huấn để bổ sung kiến thức về CTXH. Cụ thể: 56,7% có tập huấn dưới 1 tháng, 36,7% chưa tham gia tập huấn, 3,3% được tập huấn từ 1 tháng đến 3 tháng và 3,3% từ 3 tháng đến 6 tháng. Mặc dù chưa được tập huấn về nghiệp vụ CTXH nhưng với kinh nghiệm làm việc, tất cả CBNV đều cho rằng CTXH cần được ứng dụng nhiều khi làm việc với NKT. Điều này cho thấy tầm quan trọng của CTXH trong cung cấp dịch vụ trợ giúp NKT.

Không những kiến thức về CTXH mà cả những kỹ năng, phương pháp, đạo đức của CBNV cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT. Kết quả khảo sát phản ánh hầu hết NKT mong muốn CBNV khi cung cấp DVVL phải có những kỹ năng cần thiết của nghề. Chỉ khi có những kỹ năng của nghề thì CBNV với có thể chấp nhận NKT một cách tích cực khi tham vấn, tư vấn học nghề, chọn việc làm hay chế độ chính sách được hưởng. Nhận định này cũng phù hợp với ý kiến của CBNV, với (83,3%) đồng ý ở mức ảnh hưởng nhiều. Chính bản thân CBNV cũng thừa nhận điều này. Anh N.

V. Đ (nhân viên cơ sở) chia sẻ: “Theo tôi khi làm việc với NKT cần được đào tạo bài bản về CTXH. Như vậy với đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc với NKT. Nhiều khi thấy thầy cô học những chuyên ngành gần, thiếu chuyên môn về CTXH làm

việc với NKT mà cứ nói đại cho xong thì sao có hiệu quả, sao có chất lượng khi cung cấp dịch vụ cho họ đây. Mà hầu hết các cơ sở hiện nay số CBNV biên chế hầu như là chuyên ngành gần nhiều hơn tốt nghiệp từ ngành CTXH”.

Như vậy, trình độ CTXH của CBNV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chưa tương xứng với đề án phát triển nghề CTXH cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT khi họ tiếp cận DVVL. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát và đánh giá độc lập của tác giả Bùi Thị Xuân Mai về Đề án phát triển nghề CTXH được triển khai trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 - 2015: Đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản nhất là cán bộ làm việc trực tiếp, chưa hiểu và chưa được đào tạo về CTXH [20].

2.4.3. Cơ chế, chính sách

Chính sách đào tạo nghề và việc làm cho NKT được thể hiện trong một số luật như Bộ Luật lao động, Luật NKT, Luật việc làm, Luật giáo dục nghề nghiệp. Đây là môi trường pháp lý để NKT có thể tham gia vào hoạt động đào tạo và việc làm như người bình thường. Những đặc tính như phổ biến, triển khai, khả thi cũng như đáp ứng nhu cầu được xem xét như những yếu tố để đánh giá chất lượng cũng như sự ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đối với dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT.

Biểu đồ 2.20 cho thấy mức độ ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến dịch vụ hỗ trợ việc làm đối với NKT. Tất cả những NKT trong cuộc khảo sát đều đồng ý khi cho rằng những yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho họ với trên 80% NKT đồng ý với mức ảnh hưởng nhiều cho cả 3 nội dung là tính phổ biến, triển khai và đáp ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cơ chế chính sách đối với dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT.

Bên cạnh sự phổ biến của các chính sách, sự triển khai và đáp ứng cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Bởi những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của NKT. Vì NKT muốn được thụ hưởng chính sách đầy đủ theo quy định của luật thì chính sách đó phải được truyền thông rộng rãi, phải được CBNV tại các cơ sở cung cấp dịch vụ triển khai đến đối tượng hưởng lợi. Có như thế chính sách đó mới mang tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của

NKT. Như anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Chúng tôi rất cần thông tin về các chế độ, chính sách được hưởng khi làm việc, vì bị khuyết tật nên chúng tôi cần sự giúp đỡ của cán bộ để có thể hưởng được các chính sách này, hơn hết nhà nước cần có những bắt buộc trong luật để doanh nghiệp đồng ý nhận chúng tôi vào làm như mọi người, như thế chúng tôi với giải quyết được những khó khăn khi đi tìm việc làm”.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

83%

Tính phổ biến của Tính triển khai của Tính đáp ứng nhu chính sách việc làm chính sách việc làm cầu việc làm của

NKT


Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Biểu đồ 2.20. Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế, chính sách




20%


17%


15%














85%



80%













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 10


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Hơn nữa, mong muốn của NKT là được biết đến các nội dung về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm mà họ được hưởng thông qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi khảo sát dịch vụ truyền thông về việc làm, hầu hết NKT chưa hài lòng hoặc không hài lòng khi được truyền thông về chế độ, chính sách việc làm trên địa bàn quận Thủ Đức. Họ cũng cho rằng kênh truyền thông cung cấp thông tin về chế độ, chính sách việc làm chủ yếu là người thân, bạn bè, cán bộ địa phương và mạng xã hội. Đây là điều mà các nhà quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn quận cần chú ý để có những điều chỉnh hợp lý nhằm phổ biến chính sách việc làm đến NKT và gia đình họ.

2.4.4. Đặc điểm cơ sở cung cấp dịch vụ

Vị trí và cách thức cung cấp dịch vụ của cơ sở là những yếu tố cần quan tâm khi hỗ trợ việc làm cho NKT. NKT chỉ có thể tham gia học văn hóa, học nghề, nhờ cán bộ tư vấn, hỗ trợ tìm việc khi cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ở vị trí thuận lợi mà họ có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, cơ chế làm việc cũng như các thủ tục cần được tạo điều kiện thuận lợi hết mức có thể để NKT dễ dàng tiếp nhận.

Các yếu tố thuộc cơ sở cung cấp dịch vụ được xem xét và đánh giá bởi NKT bao gồm vị trí cơ sở cung cấp dịch vụ, tính cung cấp thông tin và thủ tục cung cấp DVVL. Cả ba yếu tố này đều ảnh hưởng nhiều (trên 82%) đến dịch vụ hỗ trợ việc làm theo nhận xét của hầu hết những NKT (Biểu đồ 2.21).

100%

80%

60%

40%

20%

0%

83%

82%

Vị trí cơ sở cung cấp DVVL

Tính cung cấp thông tin DVVL của cơ sở

Thủ tục cung cấp DVVL của cơ sở

Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Biểu đồ 2.21. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cơ sở cung cấp dịch vụ




17%


12%


18%













88%



















(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Vị trí của cơ sở cung cấp dịch vụ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại của NKT khi tiếp cận DVVL. Điều này hợp lý vì hiện nay các phương tiện công cộng trên địa bàn quận Thủ Đức chỉ đi qua những tuyến đường chính chứ không vào những tuyến đường nhỏ, và điều này ảnh hưởng nhiều đối với việc tiếp cận của NKT như anh H. V. D. (NKT) chia sẻ: “Chúng tôi bị khuyết tật nên di chuyển rất khó khăn, vì thế nếu cơ sở cung cấp dịch vụ không nằm trên đường chính để đi xe buýt, cơ sở không có hệ thống trang thiết bị hỗ trợ, thủ tục hỗ trợ không đơn giản, cơ sở không cung cấp thông tin cho NKT qua báo đài thì đó là những khó khăn để chúng tôi tiếp cận cơ sở rồi”.

Bên cạnh vị trí thuận lợi, NKT rất cần các cơ sở cung cấp DVVL đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin cho họ, vì điều này ảnh hưởng nhiều đến việc họ được cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách việc làm, các chế độ đãi ngộ đối với NKT trong học nghề và làm việc cũng như cho họ cơ hội được tiếp cận với việc làm nhiều hơn thông qua sự trợ giúp của cơ sở cung cấp dịch vụ. Điều này đã được phân tích trong dịch vụ truyền thông về việc làm. Đây cũng là nội dung được NKT chọn cao nhất trong 3 nội dung được hỏi. Nhận định này cũng phù hợp với ý kiến của CBNV với 76,7% đồng ý rằng nó chịu ảnh hưởng nhiều.

Thủ tục là một trong những vấn đề gây cản trở nhiều cho NKT trong việc tiếp cận DVVL. Kết quả khảo sát cho biết hầu hết NKT cho rằng thủ tục cung cấp DVVL của cơ sở ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Điều này hợp lý vì trình độ học vấn không cao, khả năng tiếp thu thông tin hạn chế và thêm đi lại khó khăn vì khuyết tật, vì thế họ mong muốn thủ tục cung cấp DVVL của cơ sở thật đơn giản là hợp lý, cũng như giảm bớt những khó khăn cho họ trong quá trình đi lại khi tìm việc.

2.4.5. Nhận thức của gia đình và cộng đồng

NKT là những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Khi bị khuyết tật, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, để giúp NKT có thể phục hồi các chức năng xã hội, có thể phát huy khả năng của bản thân, có thể sống độc lập và tham gia vào các hoạt động học tập, lao động thì cần đến sự quan tâm trợ giúp của gia đình, cộng đồng. Không những thế, gia đình và cộng đồng là điểm tựa vững chắc và là nguồn động viên cho họ khi tham gia vào việc làm. Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng, nhận thức của gia đình và cộng đồng về NKT, thái độ của gia đình và cộng đồng đối với NKT là ba yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT. Điều này được phản ảnh qua biểu đồ 2.22 bên dưới với số đông những người trả lời đồng ý mức độ ảnh hưởng nhiều của những yếu tố kể trên (80% cho cả 3 yếu tố).

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Sự quan tâm của gia Nhận thức gia đình, Thái độ gia đình, đình, cộng đồng cộng đồng về NKT cộng đồng với NKT

Ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Biểu đồ 2.22. Ảnh hưởng của yếu tố nhận thức gia đình, cộng đồng




20%


16%


19%













84%





80%




81%










(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Sự quan tâm của gia đình, cộng đồng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của NKT. Đây là động lực để NKT có thể phát huy khả năng bản thân, có thể sống

mạnh mẽ hơn và có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống chung. Chỉ khi gia đình, cộng đồng biết quan tâm đến NKT, không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ thì khi đó họ với có cơ hội thể hiện khả năng của mình, được tiếp cận các hoạt động học văn hóa, học nghề và tìm kiếm việc làm dựa trên quyền dành riêng cho họ. Ngược lại, nếu gia đình và cộng đồng cứ mãi suy nghĩ NKT là vô dụng và không thể tham gia vào hoạt động việc làm như người bình thường thì họ không bao giờ có cơ hội phục hồi các chức năng đã bị suy giảm trong cuộc sống của họ. Nhận định này cũng phù hợp với ý kiến của CBNV với 86,7% đồng ý ở mức độ ảnh hưởng nhiều. Chị N. T. N. (NKT) chia sẻ: “Cách suy nghĩ của gia đình, cộng đồng về chúng tôi cũng là trở ngại khi chúng tôi muốn tiếp cận việc làm. Như tôi, gia đình không muốn cho đi làm vì bị khuyết tật, vì sợ tôi phải khổ khi làm việc. Chính điều này cản trở chúng tôi sống độc lập và cảm thấy mình vô giá trị. Còn hàng xóm thì bảo khuyết tật ở nhà nhận trợ cấp chứ đi làm chi cho khổ thân. Rõ ràng cộng đồng còn đánh giá thấp về chúng tôi và cho chúng tôi là vô dụng. Đây cũng là khó khăn mà chúng tôi phải vượt qua”. Như vậy, khi gia đình, cộng đồng thay đổi nhận thức, thay đổi quan niệm về NKT thì mới tạo nên một môi trường tốt thúc đẩy NKT nâng cao chức năng xã hội của mình và có đóng góp cho xã hội thông qua hoạt động việc làm.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu của quận Thủ Đức, trình bày thực trạng việc làm và nhu cầu của NKT, cũng như phân tích thực trạng DVCTXH hỗ trợ việc làm với NKT và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức. Những phát hiện thông qua việc khảo sát ở chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện việc cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT được tốt hơn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT


3.1. Định hướng đổi mới trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và phát triển nghề công tác xã hội

Trong bối cảnh cùng các nước tập trung vào việc bảo vệ NKT tham gia cách bình đẳng hơn vào các hoạt động của xã hội, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành Luật NKT như là kim chỉ nam định hướng các hoạt động trợ giúp đối với NKT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách, các giải pháp phát triển nghề CTXH, đặc biệt với việc triển khai Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg) thì CTXH mới trở thành một nghề ở Việt Nam, mới tạo nên hành lang pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ CBNV CTXH đủ về số luợng, đạt yêu cầu về chất luợng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, nhằm định hướng đổi mới trợ giúp xã hội đối với NKT, Nhà nước cũng ban hành Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020, mục tiêu nhằm hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, tạo điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, cũng như giúp NKT được tiếp cận với quyền nhiều hơn.

Từ những định hướng chung của Nhà nước, TPHCM và quận Thủ Đức cũng có định hướng riêng nhằm đổi mới phương thức trợ giúp xã hội đối với NKT và phát triển nghề CTXH như sau:

Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân TPHCM về triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường năng lực cho các CBNV CTXH, thúc đẩy mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH theo hướng xã hội hóa, hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội, hệ thống pháp lý hỗ trợ

NKT theo hướng luật hóa và yêu cầu tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ CTXH trợ giúp NKT trên địa bàn TPHCM.

Quyết định số 3733/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân TPHCM về Banh hành danh mục nghề đào tạo cho NKT trên địa bàn TPHCM đến năm 2020. Mục đích của quyết định này nhằm hỗ trợ học phí cho NKT khi tham gia học nghề, hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của NKT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu bổ sung các nghề mới theo yêu cầu của thị trường lao động nhằm hoàn thiện danh mục đào tạo nghề cho NKT hiện có của thành phố.

Như vậy, trên cơ sở những định hướng chung của Nhà nước, TPHCM và quận Thủ Đức nói riêng đã tăng cường dịch vụ CTXH trong trợ giúp NKT, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ liên quan tới việc làm của NKT, đồng thời qua kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên, sau đây xin đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển dịch vụ CTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT.

3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

3.2.1. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ việc làm với người khuyết tật

Ban hành cơ chế phối hợp giữa các sở ngành, các đơn vị cung cấp DVVL nhằm tạo điều kiện cho NKT được tiếp cận dịch vụ việc làm một cách thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan liên quan trong văn bản pháp luật nhằm đảm bảo tiến trình cung cấp dịch vụ không bị dán đoạn, không đáp ứng được nhu cầu của NKT khi tìm kiếm việc làm.

Điều chỉnh cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc sang cơ chế bắt buộc tiếp nhận NKT vào làm việc theo tỷ lệ phù hợp với quy mô hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp trong chính sách hiện hành. Đồng thời, cần tăng mức vốn vay, tăng thời gian vay và giảm lãi xuất trong chính sách vay vốn tín dụng hỗ trợ sinh kế cho NKT, cũng như bỏ bớt những thủ tục không cần thiết và đơn giản hóa thủ tục để NKT có thể tiếp cận nguồn vốn cách dễ dàng.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí